Rút BHXH một lần có phải là "chạy luật"?
Đời sống - 25/08/2023 19:00 Hồng Minh
Cần có lộ trình thực hiện BHXH một lần, tránh gây “sốc” về chính sách đối với NLĐ |
Bài viết Khi luật bị "chạy của tác giả Quốc Thắng trong chuyên mục Cà phê tối được đăng tải ngày 24/8/2023 đã nhận được khá nhiều bình luận của độc giả, đa số là công nhân lao động.
Bài báo có viết: "Chọn nghỉ việc, nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp, toan tính nhận trợ cấp một lần vào năm sau, trước khi Luật BHXH (sửa đổi) có hiệu lực là cách mà nhiều công nhân nói với tôi trong các cuộc phỏng vấn. Họ suy tính “an toàn” cho cá nhân mình nếu Luật thực thi phương án 2: nghỉ việc lúc này vừa đủ thời gian chờ một năm không tham gia BHXH rồi rút toàn bộ tiền đã đóng, sau đó, vẫn kịp tham gia lại thị trường lao động trước năm 2025, tức thuộc nhóm tham gia trước khi luật hiệu lực nên sau này vẫn được rút một lần nếu phương án 1 được chọn".
Nhiều độc giả cho biết, họ quyết định rút BHXH một lần để giải quyết khó khăn trước mắt thay vì chờ đợi lương hưu sau này vì chưa thấy rõ lợi ích trong Luật BHXH. |
Độc giả có nickname NgocHana đồng tình với quan điểm này và phân tích nguyên do trong cách lựa chọn rút BHXH một lần của NLĐ như trên là: công nhân đa số đến 35, 40 tuổi đã đóng BHXH được 15, 20 năm. Tuy nhiên, theo quy định của Luật BHXH thì phải trên 60 tuổi mới được hưởng lương hưu, trong khi tuổi 40 đa số NLĐ không còn đủ sức khỏe để tiếp tục làm công nhân được nữa. Mặt khác, có muốn làm cũng không được, bởi doanh nghiệp thường có xu hướng sa thải hoặc không tuyển dụng công nhân ở lứa tuổi 40. Vậy, 20 năm (từ 40 đến 60 tuổi), công nhân sẽ làm gì để duy trì cuộc sống, trong khi chưa được hưởng lương hưu?
Độc giả tên Long thì bày tỏ lo ngại: "Sao không giảm tuổi nghỉ hưu cho NLĐ đi, hơn 60 tuổi mới được nghỉ hưu đợi tới lúc cầm được sổ hưu thì lâu lắm. Chưa tính, nhiều NLĐ làm việc ở những nơi độc hại sức khoẻ người ta còn có thể đợi được tới lúc cầm sổ hưu hay không?".
"Đa số những người làm công nhân, họ xem tiền bảo hiểm là một khoản tiền tích lũy sau bao năm làm thuê, số tiền đấy có thể họ dùng để xây nhà, hay kinh doanh để thoát cảnh làm thuê... Nhưng, chiếu theo Luật BHXH (sửa đổi) thì dân lấy đâu tiền để cải thiện cuộc sống cơm áo", độc giả có tài khoản YuRa95 nêu quan điểm.
Rất nhiều độc giả có chung ý kiến, NLĐ "đua nhau" rút BHXH một lần không chỉ vì "chạy luật", mà cơ bản là không có niềm tin vào luật vì chưa thấy rõ lợi ích của mình. Độc giả cho rằng, họ rút BHXH một lần chính là rút tiền của họ có được bằng cả mồ hôi và nước mắt. "Chạy luật" ở đây thực ra là việc điều chỉnh phương án thúc đẩy họ quyết định rút BXHX một lần.
"Phải giải quyết từ gốc: đảm bảo lương đủ mức sống cơ bản, xây dựng cơ chế hưởng lương hưu linh hoạt, ai đóng đủ thời gian tối đa có thể nghỉ hưu sớm, chứ không nên đặt điều kiện số năm tham gia BHXH lại còn ràng buộc thêm điều kiện tuổi được nghỉ hưu", độc giả Vũ Hoàng nói thay nỗi lòng của nhiều độc giả khác.
Chủ tịch Quốc hội: Nghiên cứu quy định tối ưu về hưởng bảo hiểm xã hội một lần Sáng ngày 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Tại buổi làm việc, ... |
Gia tăng quyền, lợi ích cho người lao động giảm tình trạng rút BHXH một lần Về vấn đề hưởng BHXH một lần, Nghị quyết số 28-NQ/TW đặt ra yêu cầu: "Có quy định phù hợp để giảm tình trạng hưởng ... |
Tất cả thông tin về hưởng BHXH 1 lần mới nhất: Người lao động cần biết Bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là một trong các chế độ mà người lao động (NLĐ) sẽ được hưởng khi đáp ứng đủ ... |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 10/12/2024 15:16
Bỏ phố lên non làm thợ điện
14 năm trước, chàng trai trẻ Nguyễn Văn Tiến quyết định rời TP.Huế để đến với vùng cao huyện A Lưới để làm công nhân ngành Điện, rồi bén duyên quyết “ở mãi không về”. Sau nhiều năm phấn đấu, vượt qua nhiều gian khó anh đã gặt hái nhiều thành công, hiện là một trong những gương mặt điển hình của ngành Điện Thừa Thiên Huế.
Đời sống - 09/12/2024 20:18
Công nhân xứ Huế kỳ vọng gì về cách mạng tinh gọn bộ máy?
Nhiều công nhân, người lao động, cán bộ công đoàn tại tỉnh Thừa Thiên Huế bày tỏ kỳ vọng cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy sẽ đưa đất nước phát triển, việc làm dồi dào, phúc lợi nâng cao...
Người lao động - 09/12/2024 18:58
Bấp bênh phận đời lao động phi chính thức
Tính đến năm 2023, số lao động phi chính thức ở Hà Nội là 1,89 triệu người và chiếm 50,17% tổng số lao động có việc làm. Dù đây là nguồn lực lớn giúp duy trì việc làm cho một phần lớn dân số, nhưng thường gặp phải những rủi ro về việc làm.
Đời sống - 06/12/2024 15:52
Không để người lao động bị ảnh hưởng tâm lý vì dôi dư!
Sau sáp nhập, sắp xếp sẽ có một bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, người lao động dôi dư bị ảnh hưởng tâm lý và phải mất thời gian để sắp xếp, bố trí hoặc giải quyết chế độ, chính sách.
Đời sống - 05/12/2024 16:42
Số người thấy hạnh phúc khi đi làm ở mức thấp nhất trong 5 năm qua
Chỉ 39% trong hơn 65.000 người đi làm từ hơn 700 doanh nghiệp thuộc 18 nhóm ngành trên toàn quốc được khảo sát, cho rằng tìm thấy niềm vui và sự hứng khởi trong công việc. Tỷ lệ này có sự sụt giảm đáng kể so với năm ngoái.
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.