Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới

Hoạt động Công đoàn - Gia Hưng

Trải qua 35 năm thực hiện, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới và hội nhập quốc tế, cần có những giải pháp cải thiện hiệu quả phong trào trong giai đoạn tiếp theo.
Biểu dương gia đình tiêu biểu, nữ CNLĐ "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ đã trở thành nét đẹp, phong trào truyền thống của các thế hệ nữ CNVCLĐ. Ảnh: LĐCĐ

Khó khăn trong triển khai phong trào tại các doanh nghiệp ngoài nhà nước

Đồng chí Lê Thị Lệ Huyền, Phó Chủ tịch Công đoàn Khu công nghiệp - Khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh, cho biết phong trào thi đua "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được thực hiện tốt ở khối hành chính nhưng gặp nhiều khó khăn tại khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Nhiều doanh nghiệp và công đoàn cơ sở (CĐCS) chưa hiểu đúng khái niệm “Giỏi việc nước”, cho rằng phong trào chỉ phù hợp với khối hành chính, còn người lao động sản xuất thì không biết cách tham gia và đánh giá.

Một số CĐCS chưa chú trọng đến phong trào, trong khi nữ công nhân lao động chủ yếu quan tâm đến việc làm và thu nhập, chưa nhận thức rõ lợi ích của phong trào, dẫn đến sự tham gia hạn chế.

Tại các CĐCS có đông lao động nữ, việc thực hiện phong trào thường tập trung từ cấp tổ trưởng trở lên do cán bộ nữ công kiêm nhiệm gặp khó khăn trong quản lý, tổng hợp kết quả.

Ngoài ra, nguồn kinh phí khen thưởng cho phong trào còn hạn chế, khi đa số CĐCS ưu tiên dành kinh phí cho các hoạt động chăm lo chung cho người lao động, chưa có nguồn riêng cho phong trào. Điều này tạo áp lực trong việc khen thưởng, nhất là tại các đơn vị có đông nữ lao động.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Nhiều ý kiến góp ý, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ. Ảnh: Hải Nguyễn

Đồng chí Thân Thị Mai Liên, Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang nhận định phong trào này hoạt động vẫn chưa đồng đều.

Với tính đặc thù 100% các CĐCS đều là doanh nghiệp nước ngoài thì hiệu quả của phong trào chưa rõ. Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp của một bộ phận nữ công nhân lao động chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó còn một số chị em chưa dám vươn lên khẳng định mình nên việc phát hiện bồi dưỡng, phát triển nhân tố mới là lao động trực tiếp chưa nhiều, dẫn đến tỷ lệ nữ công nhân lao động sản xuất trực tiếp được khen thưởng chưa tương xứng.

Đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội cho rằng hiện nay phong trào mới chủ yếu được triển khai ở những nơi có tổ chức Công đoàn, vậy có nên xem xét mở rộng đến người lao động ở những doanh nghiệp, đơn vị chưa có tổ chức Công đoàn?

Về tiêu chí thi đua, theo đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy, cần cụ thể hơn cho từng đối tượng, ví như tiêu chí với nữ là cán bộ cần khác với tiêu chí nữ là công nhân, lao động. Bên cạnh đó, cần tính tới việc đề ra và xét tiêu chí tiên phong, gương mẫu đối với nữ cán bộ Công đoàn…

Đề xuất hoàn thiện tiêu chí thi đua

Trước những khó khăn trong triển khai phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, đại diện Công đoàn Khu công nghiệp - Khu chế xuất TP. Hồ Chí Minh đề xuất kiện toàn Ban Nữ công quần chúng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nữ công qua các khóa đào tạo chuyên sâu, cải thiện điều kiện làm việc và phúc lợi, đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin và đăng ký trực tuyến để quản lý hiệu quả.

Công tác tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh, giúp người lao động hiểu rõ hơn về tiêu chí và lợi ích của phong trào, với tên gọi gần gũi như “Sản xuất giỏi - việc nhà giỏi” để dễ tiếp cận.

Bên cạnh đó, cần xây dựng tiêu chí thi đua phù hợp với đặc thù của nữ lao động tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, gắn với lợi ích thiết thực của họ.

Đề xuất còn bao gồm việc nâng cao chính sách đãi ngộ, hỗ trợ y tế, giáo dục cho cán bộ nữ công, đồng thời phát triển các CLB nữ công nhân để tăng cường gắn kết và sinh hoạt cộng đồng.

Phó Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang cũng đề xuất tăng cường chính sách hỗ trợ nhà ở, chăm sóc sức khỏe, và khen thưởng cho nữ lao động xuất sắc, bồi dưỡng tài năng nữ, đặc biệt là nữ lao động trực tiếp nhằm phát triển phong trào bền vững hơn.

Đồng thời, đổi mới phương pháp hoạt động, nắm bắt tâm tư của nữ công nhân và tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện cũng là các giải pháp thiết yếu để phong trào này phát triển bền vững.

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới
Nữ công nhân KCN Bắc Thăng Long tham gia cuộc thi trang trí mâm ngũ quả ngày Tết tại Chương trình "Tết Sum vầy" 2021. Ảnh: LĐCĐ

Đề xuất cần có tiêu chí chung để xét danh hiệu thi đua cho các tập thể và cá nhân cụ thể, đồng chí Phạm Thu Thưởng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo - Nữ công LĐLĐ TP Hải Phòng cho rằng, danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" được Ban Chấp hành CĐCS tổ chức bình xét và công nhận. Hằng năm, các tập thể và cá nhân nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được bình xét, công nhận danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" phải đăng ký danh hiệu thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” từ đầu năm (hoặc đầu năm học đối với khối giáo dục) và đạt các tiêu chí thi đua.

Theo đó, đối với tiêu chí “Giỏi việc nước” nên gồm các tiêu chí như chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nội qui của doanh nghiệp; qui định của địa phương nơi cư trú; tích cực tham gia các hoạt động, các phong trào thi đua do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, công đoàn tổ chức, phát động.

Chủ động, tích cực học tập nâng cao kiến thức và kỹ năng cho bản thân và lan tỏa tinh thần học tập đến những người xung quanh. Phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với năng suất, chất lượng, hiệu quả; gương mẫu, trách nhiệm, tham gia xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất phát triển toàn diện góp phần vào sự phát triển của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống văn hóa, thanh lịch, trung thực, cần kiệm tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, phù hợp với các quy tắc đạo đức, quy ước, quy định của cộng đồng, địa phương, đơn vị.

Đối với tiêu chí “Đảm việc nhà” thì nên gồm các tiêu chí như biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống gia đình khoa học; tạo môi trường gia đình bình đẳng, hòa thuận, các thành viên trong gia đình tôn trọng, trách nhiệm, yêu thương, gắn bó, quan tâm giúp đỡ nhau trong cuộc sống; xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh; có ý thức giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam; tích cực rèn luyện để có sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần; suy nghĩ tích cực, có lối sống lành mạnh; tham gia và vận động những người xung quanh tham gia hoạt động thể dục thể thao, văn hóa - văn nghệ; có kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình

Mời xem thêm video:

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong giai đoạn mới

Chiều 18/10, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ giai đoạn mới. Hội thảo diễn ra trực tiếp và trực tuyến, do Phó Chủ tịch Thường trực Thái Thu Xương và Trưởng ban Nữ công Đỗ Hồng Vân chủ trì, với sự tham gia của hơn 220 đại biểu từ các LĐLĐ tỉnh, thành phố và công đoàn ngành.

Phó Chủ tịch Thường trực Thái Thu Xương cho biết, phong trào này đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989 và trở thành nét đẹp truyền thống trong 35 năm qua, giúp chị em phát huy năng lực, trí tuệ, khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.

Tuy nhiên, việc triển khai phong trào tại một số công đoàn còn hình thức, chưa sâu rộng, chủ yếu tập trung ở khối hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước và chưa lan tỏa mạnh mẽ ở khu vực ngoài Nhà nước.

Để khắc phục các hạn chế, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã xây dựng dự thảo Hướng dẫn, nhằm cụ thể hóa phong trào theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII và thu hút sự tham gia của nữ CNVCLĐ, đặc biệt trong khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp FDI.

Tiếp thu những ý kiến góp ý của các đại biểu nêu tại Hội thảo, lãnh đạo Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết sẽ tập hợp, hoàn thiện để tham mưu cho Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sớm ban hành Hướng dẫn triển khai phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ sát với những đòi hỏi trong tình hình mới.

Ghi nhận từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở một  huyện vùng cao Hà Tĩnh Ghi nhận từ phong trào “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” ở một huyện vùng cao Hà Tĩnh

Trong những năm qua, phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào làm kinh tế giỏi do tổ chức ...

Sự lan tỏa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” Sự lan tỏa của phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

Phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ được Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động từ năm 1989. Với quyết ...

Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo Nữ công nhân “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” có nhiều sáng kiến sáng tạo

Là người có nhiều đề án cải tiến xuất sắc để giảm thao tác khó và nâng cao môi trường làm việc cho người lao ...

Chia sẻ
In bài viết
Đón xem Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Thi đua là mạch nguồn đổi mới sáng tạo của lao động dệt may

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 19/10/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch Công đoàn Dệt May Việt Nam.

Cà phê tối: Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền Cà phê tối

Cà phê tối: Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền

Đại diện EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân! Tập đoàn này cũng tính ra những con số mà thoạt nhìn thì việc giá điện tăng không tác động nhiều. Nhưng thực tế có “dễ chịu” như người ta tưởng?

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động

Đồng chí Ngô Đức Thắng, Chủ tịch Công đoàn các KCN tỉnh Bắc Giang chia sẻ trong Talk Công đoàn với chủ đề: Đối thoại - chìa khóa giải quyết những bức xúc trong công nhân lao động.

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc Infographic

Đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc

Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ trên 141 tỷ đồng cho đoàn viên, người lao động bị giảm việc, chấm dứt HĐLĐ cho doanh nghiệp bị cắt giảm đơn hàng.
Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 7: Vượt lên số phận nghiệt ngã để tỏa sáng

Những mất mát, bệnh tật, khó khăn, vất vả không làm chị Lê Thị Thu – Công nhân Công ty Yakjin Việt Nam – TP Việt Trì – Tỉnh Phú Thọ chùn bước. Chị Thu đã hóa giải những khó khăn thành động lực làm tốt vai trò làm cha, làm mẹ. Với sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ phía ban lãnh đạo công ty và đặc biệt là công đoàn các cấp, chị Thu tìm thấy niềm vui trong công việc, hăng say lao động, sáng tạo phát triển bản thân.

Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Nhật Bản Video

Hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Nhật Bản

Chiều ngày 7/10, tại trụ sở Tổng LĐLĐ Việt Nam đã diễn ra hội đàm cấp cao giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổng Công đoàn Nhật Bản (RENGO)

Đọc thêm

Công đoàn Điện lực Nghệ An 16 năm đồng hành với người lao động bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Điện lực Nghệ An 16 năm đồng hành với người lao động bị bệnh hiểm nghèo

Có lẽ ai đã từng ở trong hoàn cảnh cùng cực của cuộc đời cũng cần một vòng tay giúp đỡ, sẻ chia. Và Công đoàn Công ty Điện lực Nghệ An cũng đã mở rộng vòng tay yêu thương của mình để san sẻ những khó khăn, vất vả mà anh Phan Lê Huy và gia đình anh phải đối mặt.

Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn luôn đồng hành với đoàn viên bị bệnh hiểm nghèo

Chị Đinh Thu Hà là nhân viên phòng Tổ chức Hành chính, Tổng Công ty May 10. Chị không may mắc bệnh K vú. Những ngày tháng chiến đấu sinh tử với bệnh tật, chị may mắn luôn có Công đoàn bên cạnh, đồng hành, thấu hiểu và chia sẻ.

Thạc sỹ Cao Hồng Kỳ - người cống hiến hết mình nơi biên cương phía Bắc

Hoạt động Công đoàn -

Thạc sỹ Cao Hồng Kỳ - người cống hiến hết mình nơi biên cương phía Bắc

Thạc sỹ Cao Hồng Kỳ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật (KH&KT) tỉnh Hà Giang, là một cán bộ nhiệt huyết, tiêu biểu trên hành trình chinh phục tri thức. Đồng chí đã vượt qua bao khó khăn, đem sự hiểu biết của mình để phục vụ người dân ở biên giới phía Bắc.

Công đoàn Trung tâm Thông báo tin tức hàng không làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa

Hoạt động Công đoàn -

Công đoàn Trung tâm Thông báo tin tức hàng không làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa

Thời gian qua, Trung tâm Thông báo tin tức hàng không- Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (Long Biên, Hà Nội) đã làm tốt công tác đền ơn đáp nghĩa. Ngoài ra, đây chính là ngôi nhà thứ hai của chúng tôi. Ở đây, chúng tôi vừa là đồng nghiệp, vừa là những người bạn cùng chung ý tưởng, chí hướng, giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống.

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường có nhiều sáng kiến, đem lại lợi ích cho đoàn viên

Hoạt động Công đoàn -

Nữ Chủ tịch Công đoàn trường có nhiều sáng kiến, đem lại lợi ích cho đoàn viên

Cô Bùi Thị Vân - Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Từ Đức (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) là cán bộ có nhiều đổi mới, làm việc bằng trái tim ấm áp. Dù làm công tác Công đoàn chưa lâu nhưng cô đã có nhiều sáng kiến đem lại quyền lợi cho đoàn viên.

Quảng Trị: Việc phát triển đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn

Hoạt động Công đoàn -

Quảng Trị: Việc phát triển đoàn viên còn gặp nhiều khó khăn

Nội dung được lãnh đạo LĐLĐ tỉnh Quảng Trị thẳng thắn chỉ ra tại buổi giám sát chuyên đề của Đoàn giám sát Tổng LĐLĐ Việt Nam.

An Giang nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp

Hoạt động Công đoàn -

An Giang nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp

Hiện nay số lượng công nhân lao động trên địa bàn tỉnh An Giang tăng nhanh, hoạt động công đoàn tiếp tục mở rộng và dịch chuyển mạnh sang khu vực ngoài nhà nước.

Vượt qua bất hạnh, cô giáo tìm thấy niềm tin yêu cuộc sống nhờ công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

Vượt qua bất hạnh, cô giáo tìm thấy niềm tin yêu cuộc sống nhờ công đoàn

Cô Vũ Thị Bích Hạnh, giáo viên Trường Tiểu học Trần Văn Ơn (quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) là đoàn viên Công đoàn có tinh thần vượt khó. Nhờ sự hỗ trợ của Công đoàn và bằng nghị lực của mình, cô đã lấy lại niềm tin yêu vào cuộc sống, vào công việc.

Người nối tiếp truyền thống xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới

Hoạt động Công đoàn -

Người nối tiếp truyền thống xây dựng Tổ quốc trong thời kỳ đổi mới

Chị Ngô Mỹ Dung là một cán bộ Công đoàn nhiệt huyết của Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Chị chính là biểu tượng của sự cống hiến, sự nối tiếp truyền thống dựng xây đất nước.

Tấm gương cán bộ công đoàn tiêu biểu của ngành xăng dầu

Hoạt động Công đoàn -

Tấm gương cán bộ công đoàn tiêu biểu của ngành xăng dầu

Anh Nguyễn Văn Sửu - Tổ trưởng Tổ Công đoàn bộ phận thuộc Công ty Xăng dầu Quân đội khu vực 3 (Khánh Hòa) luôn được mọi người yêu quý tin tưởng. Những cống hiến của anh cho công tác công đoàn trong những năm qua đã góp phần đưa phong trào ngày càng đi lên.