Thứ hai 29/04/2024 07:23

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe

Đời sống - MAI NGỌC - LĐLĐ TP Hà Nội

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân là mô hình do LĐLĐ TP Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội triển khai từ năm 2012 và đã phát huy được hiệu quả tích cực. Tại đây, công nhân được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh; thường xuyên được phổ biến kiến thức pháp luật và được quan tâm chăm lo tốt hơn về đời sống vật chất, tinh thần…

Ở trọ như ở nhà

Những ngày Hà Nội đang vào thu, tạm xa những ồn ào của phố thị, chúng tôi tìm đến các khu nhà trọ có Tổ tự quản trên địa bàn huyện Đông Anh - nơi tập trung đông công nhân lao động ngoại tỉnh đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong Khu công nghiệp Thăng Long, để lắng nghe và hiểu hơn về cuộc sống của những công nhân đang thuê trọ tại đây.

Theo chỉ dẫn của ông Hà Quang Kỉnh - chủ nhà trọ, Tổ trưởng một Tổ tự quản trên địa bàn xã Kim Chung, Đông Anh, chúng tôi tìm đến khu nhà trọ của gia đình ông vào cuối giờ chiều. Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến đây là một khu nhà trọ khang trang, sạch đẹp, tất cả các phòng đều có khoảng không gian để đón ánh sáng tự nhiên, ở giữa khoảng sân rộng có bàn bóng bàn đang được công nhân thuê trọ sử dụng để giao lưu, rèn luyện sức khỏe.

Đón chào chúng tôi là lời chào, nụ cười niềm nở của ông Kỉnh và những ánh mắt thân thiện của người thuê trọ cùng với đó là tiếng cười nói, trò chuyện rôm rả từ các phòng trọ đã sáng ánh đèn. Điều này khiến chúng tôi có một chút ngỡ ngàng, bởi nó khác so với nhiều khu nhà trọ công nhân chúng tôi đã từng đến, thường là người thuê trọ ít giao lưu với nhau, các phòng trọ đa phần “cửa đóng then cài” để đề phòng trộm cắp.

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe
Cán bộ công đoàn xã Hải Bối phối hợp với lực lượng Công an kiểm tra nhắc nhở chấp hành việc đăng ký tạm trú, tạm vắng tại các Tổ tự quản. Ảnh: CĐHN

Thấy chúng tôi ngạc nhiên, ông Kỉnh nói: “Công nhân lao động đi làm rất vất vả, vì vậy tôi luôn muốn tạo một môi trường sống an toàn, lành mạnh cho những người thuê trọ. Tại khu nhà trọ, tôi đã bố trí 2 bàn bóng bàn để công nhân có điều kiện giao lưu, giải trí, rèn luyện sức khỏe; vào ngày sinh nhật của người thuê trọ hoặc dịp cuối năm, tại khu trọ thường tổ chức ăn liên hoan để tạo không khí vui tươi, gắn kết. Ngoài ra, cán bộ công đoàn và Công an địa phương cũng thường xuyên đến đây để tuyên truyền về kiến thức pháp luật, cách nhận biết và phòng tránh những thủ đoạn lừa đảo của các loại tội phạm cho người lao động thuê trọ…”.

Qua trò chuyện, chúng tôi được biết, hiện khu trọ của gia đình ông Kỉnh có 28 phòng trọ với khoảng 40 công nhân lao động đang thuê trọ. Quan sát thấy, ngoài sự gọn gàng, sạch sẽ thì khu trọ còn được trang bị nhiều bình chữa cháy để sử dụng khi cần thiết. Đặc biệt, ở khu trọ có nội quy riêng, được treo ở nơi dễ quan sát và được phổ biến đến tất cả người thuê trọ.

Nội quy nêu rõ, người đến thuê trọ phải xuất trình giấy tờ tùy thân để làm thủ tục đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú với cơ quan công an; không được có hành vi vi phạm pháp luật, gây mất trật tự công cộng tại khu trọ; có ý thức phòng cháy chữa cháy; khu nhà trọ khóa cửa lúc 23h và mở cửa lúc 5h... Trong bảng nội quy cũng có số điện thoại của Công an xã Kim Chung và Đồn Công an Bắc Thăng Long để người thuê trọ có thể chủ động liên hệ khi cần thiết và thông báo khi phát hiện đối tượng nghi vấn.

Sau khi được ông Kỉnh giới thiệu, chúng tôi ghé thăm phòng trọ của anh Hà Văn Tám (quê Thanh Hóa), công nhân đang làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long. Anh chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi bắt đầu chuyển từ miền Nam ra Hà Nội làm công nhân từ năm 2016 và thuê trọ ở đây. Ở đây thực sự rất yên tâm, mọi người thường xuyên được nhắc nhở về việc thực hiện nội quy khu trọ, được tuyên truyền về kiến thức pháp luật và cách nhận biết, phòng tránh các loại tội phạm… vì vậy, an ninh trật tự được đảm bảo. Khu trọ có không gian rộng rãi và có bàn bóng bàn để anh em công nhân giao lưu, rèn luyện sức khỏe, giải tỏa những căng thẳng, áp lực sau một thời gian làm việc vất vả. Đó chính là điểm khác biệt so với những khu trọ trước tôi từng thuê. Có chỗ thuê trọ ổn định, chúng tôi cũng yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp”, anh Tám chia sẻ.

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe
Một số hình ảnh khảo sát hoạt động Tổ tự quản khu nhà trọ trên địa bàn. Ảnh: CĐHN

Tìm đến khu nhà trọ có Tổ tự quản trên địa bàn xã Hải Bối, Đông Anh, chúng tôi được bà Nguyễn Thị Thanh - chủ nhà trọ, Tổ trưởng Tổ tự quản giới thiệu chị Phùng Thị Hằng (quê Ba Vì, Hà Nội), đang làm việc tại Khu công nghiệp Thăng Long. Trò chuyện với chúng tôi, chị Hằng cho biết, gia đình chị đã thuê trọ ổn định tại khu nhà trọ này gần chục năm. Ở đây, chị những người thuê trọ khác thường xuyên được tuyên truyền, tư vấn pháp luật và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần. Bản thân chị cũng đang tham gia câu lạc bộ nhảy Zumba dành cho lao động nữ nhập cư khu vực xã Hải Bối.

Theo lời chị Hằng, môi trường sống ở đây không chỉ an toàn, lành mạnh mà mọi người đều sống rất hòa đồng, thân thiết, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau, cảm giác như ở chính nhà mình vậy. Dẫn chứng về điều này, chị Hằng nhìn về phía những đứa trẻ đang nô đùa ngoài sân và nói: “Ở khu trọ này có rất đông trẻ con, trung bình mỗi gia đình có hai con, những lúc bố mẹ có việc gì bận hoặc đi làm về muộn có thể nhờ hàng xóm đón con và trông con. Chủ nhà trọ cũng rất quý trẻ con, thường vui đùa, trông nom các cháu, mỗi dịp Trung thu, đều ủng hộ tiền để cả xóm cùng nhau tổ chức cho các con ăn uống và nhận quà, rồi ngày lễ tết cũng có lì xì cho từng con em của công nhân lao động thuê trọ...”.

“Đặc biệt, thời điểm dịch Covid-19 vừa qua, khi cả gia đình tôi phải cách ly tại phòng trọ do công ty có người dương tính với Covid-19, những người trong khu trọ, chủ nhà trọ và cả Công đoàn xã Hải Bối đã rất quan tâm, nhiệt tình hỗ trợ. Hàng xóm mua đồ dùng thiết yếu giúp, chủ nhà trọ giảm tiền phòng, cho nợ tiền phòng trong thời điểm giãn cách xã hội, Công đoàn xã đến trao hỗ trợ, động viên. Tôi vẫn còn nhớ hình ảnh của Chủ tịch Công đoàn xã Hải Bối là ông Nguyễn Văn Thiệu luôn năng nổ, nhiệt tình, thân thiện, gần gũi với người lao động. Tất cả những điều đó đã giúp gia đình tôi có thêm động lực để vượt qua khó khăn, áp lực của cuộc sống”, chị Hằng nhớ lại.

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe
Một góc nhỏ trong khu trọ của công nhân. Ảnh: CĐHN

Hàng trăm triệu đồng hỗ trợ lao động thuê trọ

Từ ấn tượng của công nhân Phùng Thị Hằng về ông Nguyễn Văn Thiệu - Chủ tịch Công đoàn xã Hải Bối, chúng tôi liên hệ và trò chuyện với ông tại trụ sở xã. Theo ông Thiệu, nhằm tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho lao động nhập cư, những năm qua, Công đoàn đã phối hợp hiệu quả với lực lượng Công an xây dựng và duy trì hoạt động của các Tổ tự quản. Tính đến nay, trên địa bàn xã Hải Bối có 25 Tổ tự quản và có khoảng 1.200 công nhân lao động đang sinh hoạt tại các Tổ tự quản.

Từ khi thành lập Tổ, hoạt động của công nhân lao động tạm trú tại các nhà trọ trên địa bàn xã đã đi vào nề nếp và có tổ chức. Để có được kết quả đó, Công đoàn xã đã thường xuyên phối hợp cùng với các thôn, khu dân cư để chỉ đạo và duy trì các hoạt động của Tổ theo quy chế. Ngoài ra, Công đoàn xã cũng đã xây dựng tủ sách pháp luật tại Điểm sinh hoạt văn hoá công nhân với trên 300 đầu sách, báo, duy trì hoạt động của 2 sân bóng chuyền hơi, 1 nhà thi đấu bóng bàn, 1 sân bóng đá thu hút hàng chục lượt công nhân tham gia giao lưu mỗi ngày; phối hợp tổ chức các đêm văn nghệ “Hát cho công nhân nghe và nghe công nhân hát” để nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động…

Công đoàn xã Hải Bối cũng đã phát huy hiệu quả vai trò chăm lo cho người lao động trên địa bàn, nhất là trong thời điểm công nhân thuê trọ trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. “Chúng tôi đã trực tiếp liên hệ với 433 hộ có nhà thuê trọ trên địa bàn xã để vận động các chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê trọ trong thời gian giãn cách xã hội; kêu gọi, vận động các nguồn lực để hỗ trợ công nhân thuê trọ bị ảnh hưởng bởi dịch. Kết quả, 100% chủ nhà trọ đã miễn, giảm tiền thuê trọ; trên 450 triệu đồng hỗ trợ công nhân (bao gồm cả tiền chủ nhà trọ miễn, giảm và huy động từ các nguồn lực khác)”, ông Thiệu cho biết.

Tổ tự quản – Vòng tay công đoàn mở rộng

Theo LĐLĐ TP Hà Nội, qua 10 năm triển khai, nhân rộng mô hình, đến nay, toàn Thành phố đã có 92 Tổ tự quản đi vào hoạt động như vòng tay công đoàn đang mở rộng, bảo vệ hàng chục nghìn công nhân lao động ngoại tỉnh. Ghi nhận thực tế cho thấy, Công đoàn đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, lực lượng Công an và các tổ chức đoàn thể tại địa phương duy trì tổ chức các lớp tuyên truyền tại các Tổ tự quản nhằm nâng cao nhận thức pháp luật, phòng chống tội phạm cho hàng nghìn lượt công nhân lao động; tổ chức nhiều chương biểu diễn văn nghệ “hát cho công nhân nghe, nghe công nhân hát”, nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động.

Để tiếp tục phát huy vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc tham gia, phối hợp cùng với các cấp chính quyền địa phương xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ tự quản, LĐLĐ Thành phố đã đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, thị xã và Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tiếp tục chỉ đạo tổ chức xây dựng, củng cố và nhân rộng mô hình Tổ tự quản.

Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân ở Hà Nội: Những điều mắt thấy, tai nghe
Công nhân thuê trọ giao lưu bóng bàn tại khu nhà trọ. Ảnh: CĐHN

Trong đó, cần đặc biệt quan tâm chỉ đạo thiết lập cơ chế thông tin, xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa các chủ nhà trọ (Tổ trưởng) và công nhân lao động tại các Tổ tự quản; giữa công nhân lao động với chính quyền, các đoàn thể tại địa phương... với mục tiêu làm tốt công tác chăm lo, đại diện, bảo vệ quyền lợi người lao động, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền vận động đông đảo công nhân lao động tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

LĐLĐ Thành phố cũng đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, thị xã và Công đoàn các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội tập trung chỉ đạo công đoàn cơ sở tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong công nhân lao động để từ đó tham mưu cấp ủy và phối hợp với chính quyền, chuyên môn đồng cấp và người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn làm tốt công tác chăm lo đời sống vật chất, việc làm, thu nhập, chế độ tiền lương, thưởng, nhà trẻ, trường học... cho công nhân lao động; phối hợp nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động thông qua các hoạt động lễ, hội, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao... coi đó là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng đời sống văn hóa tại địa phương.

LĐLĐ huyện Hải Hà: Ra mắt khu nhà trọ công nhân tự quản LĐLĐ huyện Hải Hà: Ra mắt khu nhà trọ công nhân tự quản

Sáng ngày 10/11, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Lãnh đạo huyện Hải Hà tổ chức ra mắt Khu Nhà trọ ...

Cần nhân rộng mô hình Khu nhà trọ công nhân lao động kiểu mẫu Cần nhân rộng mô hình Khu nhà trọ công nhân lao động kiểu mẫu

Là địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp (KCN) lớn, huyện Phú Bình (Thái Nguyên) hiện có hàng nghìn công nhân lao động đang ...

Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ

Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu các LĐLĐ tỉnh, thành phố, các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn Tổng công ty ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Người lao động -

Kinh nghiệm khi đi du lịch mùa nắng nóng

Cả nước đang bước vào đợt nắng nóng đỉnh điểm, kéo dài trong suốt thời gian nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý những kinh nghiệm khi đi du lịch dưới đây để được an toàn và khỏe mạnh.

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Tránh sốc nhiệt do nắng nóng; Đội nắng nóng, đua tiến độ trên đại công trường Vành đai 4 ; Tiếc tiền, công nhân đội nắng rát mặt, đi hàng trăm cây số về quê nghỉ lễ; Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập...là những tin chính trong bản tin công nhân ngày 28/04/2024.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5 Tôi công nhân

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Dưới đây là những khuyến cáo tới người dân lao động để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Bản tin công nhân ngày 27/04 gồm những nội dung chính sau: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu; Những địa điểm vui chơi hấp dẫn tại Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024; Cảnh giác với "bẫy" vé máy bay, tour du lịch giá rẻ dịp 30/4-1/5...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Đời sống -

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Cuộc thi "Chuyện đời tôi" đang đến hồi kết. Tuần từ 5/4 - 12/4/202 có 31 video dự thi với nội dung khá phong phú, đối tượng dự thi trải rộng ở nhiều ngành nghề.

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Đời sống -

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế có những gam màu tối, không ít doanh nghiệp ngành May đóng cửa thì câu chuyện nữ công nhân may sau bao năm bôn ba xứ người trở về quê lập ra công xưởng, vượt lên bao khốn khó để tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nghèo nhiều năm qua là điểm sáng ở một vùng quê Quảng Trị. Chị là Trần Thị Mỹ Ngọc, hiện là Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Song Tiến, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Đời sống -

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ ngày 27/4 đến hết 1/5/2024.

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Đời sống -

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Video của một y sĩ quân y xuất sắc đoạt giải Nhất tuần trong cuộc thi "Chuyện đời tôi", với 33.500 lượt xem và 784 lượt chia sẻ.

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 – 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.

Nỗi niềm “thợ đọc”

Đời sống -

Nỗi niềm “thợ đọc”

Những ký ức xa xưa qua họ trở nên sống động; họ chính là những chiếc cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Và trong sâu thẳm… họ đã khóc trước khi làm người khác khóc trong hành trình âm thầm gìn giữ, phát huy để những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc được trường tồn…

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 - 1/5 sắp tới.