Phát hiện bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người" ở Hà Tĩnh
Đời sống - 12/09/2019 21:08 Duy Ngợi
Bệnh nhân H. được bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh phát hiện mắc bệnh whitmore - Ảnh: Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh |
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh vừa phát hiện một bệnh nhân bị mắc bệnh whitmore được tạo ra bởi vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei mà giới y học gọi bằng ác danh “vi khuẩn ăn thịt người”.
Theo bác sỹ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, bệnh nhân bị mắc bệnh whitmore là ông H. (61 tuổi, ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh).
Trước khi nhập viện, ông H. có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II. Một tuần trước, ông H. bị sốt cao liên tục, ngón 2 ở bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi.
Tới ngày 9/9, ông H. được người nhà đưa vào điều trị tại Khoa Nội tiết – Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh.
Tại đây, bệnh nhân H. có diễn biến nặng dần như sốt cao, rét run, huyết áp tụt. Sau khi hội chẩn liên khoa, bệnh nhân H. được chuyển sang Khoa Hồi sức tích cực để điều trị tiếp.
Bác sỹ đã chỉ định lấy máu của bệnh nhân H. nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (bệnh whitmore).
Tuy được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp, nhưng bệnh nhân này đáp ứng chậm với quá trình điều trị. Bệnh nhân vẫn sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nặng. Do vậy, Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh đã tiến hành làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.
Bác sỹ Võ Hoài Nam, Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh cho biết bệnh nhân H. có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải mà vẫn làm việc đồng áng. Tay chân ông H. luôn tiếp xúc với bùn đất nhưng không có phương tiện bảo hộ nên đã bị vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập qua vết loét.
Triệu chứng của bệnh whitmore trên chân của bệnh nhân H - Ảnh: Bệnh viện đa khoa Hà Tĩnh |
Bác sỹ Nam khuyến cáo, những người làm việc tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Trong quá trình làm việc, đi lại, nếu phải đi chân đất, lao động thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị lây nhiễm.
Do vậy người dân khi lao động, sinh hoạt tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, đặc biệt môi trường sau mưa lũ cần phải có các biện pháp phòng hộ như đi ủng, tất ni lon. Đặc biệt những ai có các vết thương, mụn nhọt… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.
Bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40 - 60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xước nhỏ nhưng khi được tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei thì nguy cơ bị nhiễm cao, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày.
Hiện nay whitmore là căn bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan.
Nội soi gắp mẩu xương bò 'đi lạc' vào trong phổi suốt 3 tháng Bị ho và đau tức ngực kéo dài suốt, người phụ nữ ở Hà Tĩnh đi khám và phát hiện phế quản phải có dị ... |
Công an hiến máu cứu bệnh nhân bị xuất huyết đường ruột Một bệnh nhân có nhóm máu cực hiếm bị xuất huyết đường ruột vừa được cứu sống nhờ hai chiến sỹ công an Hà Tĩnh ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những điểm trường bị bỏ hoang
- Vĩnh Phúc: Điểm sáng thu hút đầu tư với 15 dự án lớn, trọng điểm
- Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
- Nhà xưởng cháy lớn, công nhân phải nghỉ việc được hỗ trợ thế nào?
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động