Thứ hai 29/04/2024 06:28

Nóng ngoài trời, nóng trong phòng thi và nóng trong lòng người

Kinh tế - Chính sách - AN VINH

An Vinh

An Vinh

Nhà báo
Sáng nay, hơn 100.000 cháu học sinh đã tới 201 điểm thi trong toàn thành phố để thi môn Ngữ văn, mở đầu cho cuộc dự thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội với 3 môn thi Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.

Năm học tới 2023-2024, Hà Nội chỉ tuyển 55,7% học sinh vào lớp 10 THPT công lập. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 30.000 cháu học sinh đành phải học trường tư. Nếu lại rơi vào hoàn cảnh gia đình kinh tế khó khăn, thì đây thực sự lại thêm một gánh nặng, một nỗi thống khổ trong các gia đình đó.

Với 55,7%, năm nay, số thí sinh có cơ hội đỗ vào lớp 10 công lập chiếm tỷ lệ thấp nhất trong mấy năm gần đây. Trước đó, năm học 2021-2022 khoảng 64,7% trúng tuyển vào các trường THPT công lập, năm học 2020-2021 có khoảng 60%, năm học 2019-2020 là 60%. Vì thế, cuộc đọ sức, thi tài cốt chỉ để được đi học ở trường công trở nên đầy gian lao, vất vả so với các cháu tuổi mới độ trăng tròn 15, với những đứa trẻ sinh năm 2008.

Cũng trong 2 ngày con trẻ thi vào THPT công lập này, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia thông tin, ngày hôm nay 10/6, khu vực Hà Nội ngày nắng, có nơi nắng nóng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất từ 33-35 độ C; ngày mai 11/6, ngày nắng nóng, đêm không mưa, nhiệt độ cao nhất từ 34-36 độ C.

Thời tiết nắng nóng, oi bức như thế, người lớn chúng ta ngồi chơi không còn thấy ngạt thở, huống hồ các con còn phải căng óc, dốc sức để hoàn thành bài thi với kết quả tốt, mong để được lọt vào trường công lập. Thương quá!

Nhớ lại thế hệ chúng tôi và các thế hệ học phổ thông hệ 10 năm, cả đời học sinh chỉ phải thi tốt nghiệp phổ thông khi hết cấp 3 duy nhất có 1 lần. Tất cả đều được học trường công lập, chả có trường tư trường riêng gì sất. Tất cả vẫn học tốt, thi tốt, vẫn trưởng thành dù sau đó có vào học đại học hay không, đại đa số đều trở thành những công dân hữu ích cho xã hội.

Tôi chả hiểu cải cách giáo dục, quy hoạch trường lớp ra sao, mà để cháu con mệt bã người, học đến đờ đẫn mụ mẫm cả đầu óc, 24/7 lo thi với cử, còn cha mẹ, phụ huynh thì oặn người, gồng mình, dốc ví và lo lắng âu sầu, chỉ để đạt được một nguyện vọng là con em mình được học trường công.

Cái điều bây giờ vất vả, khổ sở, chen chúc để đạt được là con em được vào học trường công, thì ngày xưa thế hệ chúng tôi và trước đó là điều đương nhiên. Ngày nay, không có nhẽ chỉ vì thiếu trường công mà phải tổ chức ra hẳn một cái kỳ thi vào lớp 10 đầy tốn công, tốn của, tốn nhân lực, mất sức mất thời gian của hàng chục vạn cán bộ, giáo viên, phụ huynh và các cháu học sinh.

Hà Nội đất chật, người đông, chung cư xây ồ ạt nhưng không xây thêm trường học, trẻ em thiếu trường học dường như là điều đương nhiên, ai cũng biết hiện trạng đó và ai cũng thông cảm với ngành Giáo dục.

Nhưng, nhớ lại thời bao cấp, tuy đói nghèo thiếu thốn, vậy mà trẻ em luôn được học trường công. Không phải chỉ vì lúc ấy người thưa đất rộng, mà còn nhờ có những chính sách rất thiết thực và tốt đẹp trong ngành Giáo dục và chính quyền Thủ đô thời ấy dành cho việc chăm lo xây dựng trường học. Ví dụ như mọi khu chung cư khi xây dựng nên, như Kim Liên, Giảng Võ, Nguyễn Công Trứ, Thanh Nhàn, … thì trong quy hoạch và thực tế thi công, luôn luôn phải xây dựng các trường học ở ngay tại khu vực các chung cư đó. Tôi cứ thấy đáng lo, cứ băn khoăn với công tác quy hoạch trường học của ngành Giáo dục Thủ đô. Và một câu hỏi cứ vấn vương trong tôi, tại sao luôn có đất dành cho xây trường tư, mà lại luôn thiếu đất để xây trường công?

Bộ Giáo dục và Đào tạo, rồi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội luôn đưa ra một lý do để biện minh rằng, dân cư Hà Nội ngày nay đông lên gấp cả chục lần ngày xưa. Rồi đất xây trường công không còn đủ chỗ cho số lượng học sinh ngày một đông hơn mỗi năm học mới. Nhưng hãy quan sát kỹ đi, bạn sẽ thấy hoàn toàn không phải vậy, hoặc chí ít là không hoàn toàn như vậy. Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Lao động Công đoàn, tôi đã viết về những quan sát đó, về việc thiếu trường công không phải chỉ vì thiếu đất xây trường.

Gần đây, trên chương trình Thời sự 19 giờ, VTV1 cũng đã phát một phóng sự nói về vấn nạn thiếu trường công lập ở Hà Nội. Phóng sự này với những hình ảnh được ghi lại ở nhiều địa điểm tại Hà Nội đã cho khán giả thấy một sự thật bất ngờ. Đó là việc có nhiều khu đất đã được quy hoạch xây trường học nhưng bị bỏ hoang hàng chục năm. Đất để không lãng phí, còn các phụ huynh sống ngay tại các khu vực đó vẫn cứ phải đôn đáo, chật vật chạy tìm trường công cho con cháu vào học

Trường công lập thiếu, dẫn đến quá tải tại nhiều khu vực, nhất là những khu đô thị. Nhưng cũng tại đây lại đang tồn tại một nghịch lý. Đó là tại chính những khu vực này, có nhiều khu đất đã được quy hoạch để xây trường học, nhưng đã bị bỏ hoang hàng chục năm nay.

Phóng sự của VTV1 đưa hình ảnh, đã 10 năm qua, người đàn ông tên Loan trồng rau tại khu đất ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai. Trong khi chờ đợi 1 trường mầm non được quy hoạch trên diện tích 0,6 héc-ta. 10 năm trôi qua vẫn chưa có tín hiệu gì, giờ dân quanh đó, người thì trồng rau, người dựng nhà gỗ để đồ đạc ngay trên khu đất đáng lẽ đã là một trường học từ chục năm trước. Có 7 khu đất bỏ hoang như vậy với tổng diện tích gần 8 héc-ta tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, nơi có tới 85 tòa chung cư và trường mầm non công lập chỉ đáp ứng chưa đến 20% nhu cầu.

Nhiều chung cư nhưng không có trường học công lập nào được xây. Việc xây chung cư thì nhanh, xây trường học thì chậm đã gây sức ép đến các phụ huynh và con em ngay trong những năm đầu đời. Năm nay, chuyện bốc thăm vào trường mầm non công lập vẫn chưa thể kết thúc, khi mà chưa có một trường học nào được xây thêm.

Còn tại một khu đô thị thuộc huyện Thanh Oai, vị trí quy hoạch trường học giờ là nơi thả trâu bò, cỏ mọc hơn 10 năm nay. Toàn dự án khu đô thị có 17 điểm với 15 héc-ta cho trường học nhưng chỉ có 2 trường tư thục được xây. Chính quyền những địa phương này nhiều lần kêu gọi chủ đầu tư bàn giao đất để đầu tư xây trường công lập nhưng chưa có kết quả.

Cạnh khu đất bỏ hoang là quán trà đá của ông bà Phương. Hai cháu 3 tuổi và 4 tuổi đều không thể đăng ký vào trường mầm non công lập và cũng không biết đến bao giờ mới có thể có cơ hội. Bởi ở quận Hoàng Mai, ước tính còn thiếu khoảng 10 trường mầm non và hơn 10 trường tiểu học. Hiện tại, chỉ tính riêng các khu đô thị mới của Hà Nội, số trường mầm non công lập mới chỉ bằng 1/4 số trường tư thục

Tất cả những gì đã nói ở trên cho chúng ta thấy một sự thật: thiếu đất không phải là nguyên nhân chính, nguyên nhân duy nhất dẫn tới việc thiếu trường công.

Sự thật ấy giúp chúng ta có quyền đặt ra một câu hỏi lớn với ngành Giáo dục Thủ đô: Một khi đất công dành cho quy hoạch xây dựng trường học vẫn còn, một khi vẫn chưa sử dụng hết công suất các khu đất dành cho xây dựng trường công, thì hà cớ gì lại phải tổ chức những kỳ thi chỉ cốt để cho gần nửa số thí sinh phải rẽ sang học trường tư? Và liệu có hay không toan tính nhằm san bớt với tỷ lệ mỗi năm một cao hơn số lượng học trò từ trường công chuyển sang cho các trường tư?

Một khi ngành Giáo dục Hà Nội chưa trả lời được một cách rõ ràng, minh bạch những câu hỏi trên của hàng chục vạn phụ huynh học sinh về cái kỳ thi vào lớp 10 đầy oái ăm và vô lý, vô tình này, thì không chỉ có nóng ngoài trời, nóng trong phòng thi, mà còn nóng rát trong tâm tư và suy nghĩ, nóng bỏng trong lòng hàng chục vạn phụ huynh học sinh và đông đảo người dân trong thành phố Thủ đô này.

Và xây cho đúng quy hoạch dành cho giáo dục phổ thông, xây cho hết các khu đất dành cho trường học, tập trung trách nhiệm và tình thương dành cho các cháu học sinh vào công cuộc xây nhanh, xây đủ trường công cho các cháu vào học tại đó, đấy cũng là một cách trả lời tốt nhất của ngành Giáo dục trước những đòi hỏi của xã hội, tôi mong và tin như vậy!

AN VINH

Nếu đồng tình với góc nhận định trong bài viết, bạn có thể mời tác giả An Vinh một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR.

"Buy me a coffee”

Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả An Vinh bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội.

Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả An Vinh".

Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD).

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Khi những “lang băm” chữa lành

Cà phê tối -

Khi những “lang băm” chữa lành

Chữa lành là hoạt động cần thiết với xã hội gấp gáp và đầy rẫy tổn thương hiện tại. Tuy nhiên, việc khóa học chữa lành nở rộ mà không cần bất cứ chứng chỉ hành nghề hay giấy phép kinh doanh nào đã khiến hoạt động này xuất hiện nhiều mặt trái.

Đi tìm kho báu của U23 Việt Nam

Cà phê tối -

Đi tìm kho báu của U23 Việt Nam

Sau hai chiến thắng, người hâm mộ có quyền mơ ước về tấm vé cho U23 dự Thế vận hội 2024 tại Paris. Đó là kho báu, là phần thưởng lớn vô vàn với đội quân của ông Hoàng Anh Tuấn cũng như bóng đá Việt Nam.

Vàng, chứng khoán và tiền trong dân

Cà phê tối -

Vàng, chứng khoán và tiền trong dân

Trước cơn sốt giá vàng vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra đấu thầu hơn 11 tấn vàng nhưng phải hủy vì không đủ doanh nghiệp dự thầu!

“Thay tướng, đổi vận”

Cà phê tối -

“Thay tướng, đổi vận”

Không phải câu chuyện phong thủy, nhân tướng, đó là những gì đang diễn ra với U23 Việt Nam khi “thay tướng” tại vòng Chung kết U23 Châu Á. Vào hôm qua, thầy trò ông Hoàng Anh Tuấn đã chính thức góp mặt tại vòng bán kết giải đấu sau 2 trận toàn thắng.

Tim Cook, cà phê trứng và Rap

Cà phê tối -

Tim Cook, cà phê trứng và Rap

Sự xuất hiện của CEO Apple tại Hà Nội gây sốt tại các cộng đồng công nghệ trong hai ngày hôm nay. Thú vị, lịch trình công việc của Tim Cook nhẹ nhàng, thanh cảnh như một chuyến đi chơi.

Lên TV mua cũng không có nhà giá rẻ!

Cà phê tối -

Lên TV mua cũng không có nhà giá rẻ!

Hàng loạt chủ trương đã được công bố; rất nhiều quyết tâm đã được đưa ra và không ít chính sách hỗ trợ công nhân, viên chức và người lao động thu nhập chưa cao mua nhà xã hội - giá rẻ nhưng thực tế thì nhiều nơi có lên TV mua cũng chưa có nhà!

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.
Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Tránh sốc nhiệt do nắng nóng; Đội nắng nóng, đua tiến độ trên đại công trường Vành đai 4 ; Tiếc tiền, công nhân đội nắng rát mặt, đi hàng trăm cây số về quê nghỉ lễ; Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập...là những tin chính trong bản tin công nhân ngày 28/04/2024.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5 Tôi công nhân

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Dưới đây là những khuyến cáo tới người dân lao động để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu

Bản tin công nhân ngày 27/04 gồm những nội dung chính sau: Người lao động đi làm dịp lễ 30/4 - 1/5 có thể nhận lương tiền triệu; Những địa điểm vui chơi hấp dẫn tại Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4-1/5/2024; Cảnh giác với "bẫy" vé máy bay, tour du lịch giá rẻ dịp 30/4-1/5...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Tên gọi nào không có tính lịch sử?

Cà phê tối -

Tên gọi nào không có tính lịch sử?

Việc sáp nhập phường xã diễn ra trên cả nước đang gây tranh cãi rất lớn về tên gọi các phường xã mới. Và có lẽ, công cuộc sáp nhập phường xã đang lấy ý kiến từ đông đảo cử tri gặp nhiều khó khăn hơn việc chỉ đong đếm dân cư, địa giới như dự định.

Sống chung với hạn mặn

Cà phê tối -

Sống chung với hạn mặn

Hạn mặn đang diễn ra ở các tỉnh miền Tây. Hàng ngàn hecta lúa bị ảnh hưởng, nhiều con đường sụt lún, nhiều vuông tôm bị ảnh hưởng… Và nghiêm trọng hơn, ở một số nơi, người dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt.

Tiền bắt đầu chảy…

Cà phê tối -

Tiền bắt đầu chảy…

Trong vòng một tuần qua, ít nhất 6 ngân hàng thương mại đã tăng lãi suất trở lại sau gần 1 năm các nhà băng đồng loạt giảm lãi xuống đến mức hiếm thấy!

Thanh âm AI

Cà phê tối -

Thanh âm AI

Chat GPT cùng hàng loạt ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo AI đã thay đổi rất nhiều cách con người tiếp nhận thông tin. Dù muốn hay không, chúng ta đã và đang chứng kiến sự thay đổi, soán chỗ âm thầm của AI trong mọi lĩnh vực của đời sống hàng ngày - ngay từ quán phở đầu ngõ.

Qua rồi thời “Hà Nội cái gì cũng rẻ”!

Cà phê tối -

Qua rồi thời “Hà Nội cái gì cũng rẻ”!

Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) năm 2023 về giá hàng hóa, dịch vụ ở Hà Nội đắt đỏ nhất cả nước. Không chỉ giá cả, chất lượng sống của Thủ đô cũng có nhiều điều đáng suy ngẫm.

Tìm thầy hay tìm tướng?

Cà phê tối -

Tìm thầy hay tìm tướng?

Sau khi VFF cùng ông Troussier đạt được đồng thuận về chấm dứt hợp đồng ngay sau trận thua của tuyển Việt Nam trên sân Mỹ Đình. Câu hỏi lớn nhất đặt ra lúc này: Ai sẽ thay thế ông thầy người Pháp?

Đến sân vì màu cờ

Cà phê tối -

Đến sân vì màu cờ

Câu chuyện bản hợp đồng của ông Troussier đã khiến niềm tin của người hâm mộ xuống thấp kỷ lục trước trận đấu trên sân Mỹ Đình tối nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên rạch ròi giữa đội tuyển Quốc gia với niềm yêu - ghét vị HLV trưởng.

Đừng để người hâm mộ chán không buồn giận!

Cà phê tối -

Đừng để người hâm mộ chán không buồn giận!

Trận thua bạc nhược trước Indonesia của tuyển Việt Nam tại vòng loại 2 World Cup khiến cổ động viên hướng mọi sự giận dữ vào ông Troussier. Nhưng, quan sát kỹ hơn, có nhiều dấu hiệu cho thấy, cơn giận ấy không đáng quan ngại bằng sự thờ ơ với tuyển nhà.

Khi trường quốc tế nợ lương giáo viên

Cà phê tối -

Khi trường quốc tế nợ lương giáo viên

Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) tại TP. HCM đã thông báo cho 1.400 học sinh nghỉ học ngày 18/3 vì không có giáo viên giảng dạy. Lý do giáo viên đồng loạt không đứng lớp là họ bị… nợ lương.

Tiêu trước, trả sau

Cà phê tối -

Tiêu trước, trả sau

Khoản nợ tiêu dùng của một người từ hơn 8 triệu lên tới hơn 8 tỷ đồng sau 11 năm đã khiến dư luận đổ dồn ánh nhìn về thẻ tín dụng.