Nỗi niềm của mẹ công nhân khi con bước vào năm học mới
Đời sống - 03/09/2020 12:45 Hoàng Nhung - Nguyễn Thủy
Chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa lo lắng khi con bước vào năm học mới. |
Thời điểm năm học mới cận kề, nhiều công nhân lao động (CNLĐ) lại bộn bề những lo toan, hết chạy đôn chạy đáo tìm trường cho con lại phải đắn đo với chi phí đầu năm học mới. Họ đều là những người lao động “nhập cư”, xa quê để bươn chải kiếm sống. Chính vì vậy, với mức lương công nhân bèo bọt, vừa chi phí nhà trọ, sinh hoạt hằng ngày đến tiền đóng học cho con khiến cho CNLĐ phải đặt ra một bài toán chi tiêu hợp lý.
May mắn hơn nhiều phụ huynh khác, vào đầu năm ngoái chị Trương Thị Huyền - công nhân Công ty Da giày thuộc KCN Phú Nghĩa đã xin được cho cậu con trai cả vào được trường công lập. Chị vui mừng chia sẻ: “Xin được cho nó vào trường công mà tôi nhẹ cả người. Ban đầu nghe nhiều người nói công nhân thuê trọ xin cho con học trường công khó lắm. Nhưng nghĩ đến học phí đắt đỏ, lại xa chỗ trọ, con đi học không có người đưa đón mình lại càng quyết tâm đi xin. Đến đợt nộp hồ sơ, mình vẫn chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết như sổ tạm trú dài hạn, giấy khai sinh của con… May mắn đã xin được”.
Đằng sau niềm vui
Năm nay, không còn chật vật đi tìm trường cho con nữa thì gánh nặng trên vai vợ chồng chị Huyền lại là những khoản chi sắp phải đóng cho hai cậu con trai chuẩn bị vào năm học mới. “Như mọi năm lo tiền đóng học phí cho con đã nhọc, năm nay tình hình dịch bệnh khiến mình mất việc, ông xã chạy xe ôm cũng không ổn định lại càng khó khăn hơn. Vì thế đầu năm học mới này vợ chồng mình lại “toát mồ hôi” vì bao nhiêu khoản phải lo”, chị Huyền bộc bạch.
Trung bình, để chuẩn bị cho các cháu vào năm học mới, phải chi khoảng 8 - 10 triệu để đóng các khoản phí đầu năm học cũng như quần áo, sách vở mới. Gánh nặng trên vai là thế nhưng vợ chồng chị Huyền vẫn cố gắng cho con đi học. Đặc biệt, dù khó khăn nhưng vợ chồng chị nhất định không đưa con về quê vì muốn hai đứa trẻ được ở gần bố mẹ và trực tiếp quan tâm, chăm sóc chúng.
Bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, chị Huyền nhanh chóng tìm giải pháp để ổn định kinh tế gia đình. |
Là công nhân trực tiếp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, cách đây hơn 1 tháng chị Huyền đã bị công ty cho nghỉ việc. Chị kể: “Ảnh hưởng bởi dịch, phía công ty không xuất được hàng hóa, đơn hàng bị hủy, thiếu nguyên liệu sản xuất… Vì thế họ cho công nhân nghỉ luân phiên, một số khác thì cắt hợp đồng hẳn. Tổ của mình cho nghỉ khi nào có thông báo thì đi làm tiếp nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì…”.
Bị mất việc giữa thời điểm Covid-19, lại chuẩn bị tiền đóng học cho cả hai đứa con, chị Huyền nhanh chóng đi tìm việc mới, việc gì chị cũng làm, kể cả việc đi quét dọn theo giờ, miễn là kiếm được tiền. “Mình theo chân chị gái đi làm quét dọn công trình thuê, cứ ngày nào trả lương ngày ấy, tầm khoảng 200.000 một ngày. Ngày nào mệt quá hay bận ở nhà trông con thì nghỉ”, chị Huyền chia sẻ. Theo chị, mặc dù công việc làm thuê hiện tại không ổn định như làm công nhân nhưng vừa có thêm thu nhập vừa có thời gian chăm sóc cho con.
Quyết tâm không để con thất học
Mặc dù điều kiện kinh tế khó khăn, vợ chồng chị Huyền vẫn quyết tâm cho con theo học trường trên Hà Nội. Chỉ trừ trường hợp không thể tiếp tục trụ lại, chị mới nghĩ đến việc cho con về quê.
“Biết trước tình hình khó khăn nên mình và ông xã đều chủ động tiết kiệm chi tiêu, lo cho con khi con bước vào năm học mới. Nhưng mọi thứ chật vật hơn dự kiến, từ học phí, trang bị khẩu trang, nước rửa tay đến chuyện ăn uống, bổ sung dinh dưỡng cho hai đứa đều phải tính toán kỹ…”, chị Huyền cho biết.
Mỗi năm khi đến mùa tựu trường cũng là lúc nhiều CNLĐ, nhất là những gia đình nhập cư ở các khu nhà trọ lại bộn bề trước những khó khăn để cho con được đến trường. Bên cạnh việc phải tìm trường, làm hồ sơ nhập học, thì các khoản phí đóng đầu năm học mới, đưa đón, chăm sóc con,… cũng là nỗi lo của nhiều công nhân. Những áp lực công việc hàng ngày đè nặng, nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền chưa xong thì CNLĐ lại phải căng mình để lo cho con không bị thất học.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 3/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 3/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 26 triệu, hơn 866 ... |
Quốc khánh và quốc tịch Giông bão, đau thương, mất mát và rất nhiều hy sinh để có được ngày Quốc khánh 75 năm trước. |
Con gái nạn nhân vụ sập công trình ở Phú Thọ: Mẹ làm vất vả để lo tiền học cho chúng em Ngôi nhà bị cháy vừa xây lại của gia đình chị Nguyễn Thị Kim Loan (xã Phượng Lâu, TP Việt Trì) hôm nay bao trùm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng