Quốc khánh và quốc tịch
Cà phê tối - 02/09/2020 13:00 Phan Bình
Quốc tịch Síp và trách nhiệm quan chức Ngồi giữa Ba Đình mơ đảo Síp |
Cờ Tổ quốc đỏ rực khắp phố phường nhân ngày Quốc khánh 2/9. Ảnh: P.H |
75 năm qua cũng qua biết bao biến động với cả tổn thất lẫn thành công, tự hào cùng nước mắt để chúng ta đàng hoàng cầm hộ chiếu có quốc tịch Việt Nam trên tay.
Thấm và hiểu được điều đó mới rõ vì sao dân chúng bức xúc với người đại biểu của mình lại mang quốc tịch Síp.
Ai cũng có thể chọn nơi sống chứ không thể chọn nơi sinh và đất nước mình cất tiếng khóc đầu đời. Đất nước ấy, phát triển hay đang từng bước đi lên, đã giàu có hoặc phải thắt lưng buộc bụng hướng về tương lai thì đó vẫn là nơi không thể chối bỏ. Đấy là lý do để vụ “người Síp gốc Việt” ồn ào và ầm ĩ hơn tuần nay.
Dù biện minh thế nào và “bào chữa” ra sao thì câu chuyện Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) kiêm quan chức Phạm Phú Quốc giấu giiếm quốc tịch Síp gần hai năm nay vẫn không thể chấp nhận với tư cách ông đang mang.
Những ngày qua, dư luận xôn xao trước thông tin một ĐHQH có quốc tịch Síp. Ảnh minh họa |
Lấy cái gì để đảm bảo ông ấy “Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” khi lén lút tìm thêm một quốc tịch khác? Căn cứ vào đâu để ông ta thực hiện đúng chức trách khi ngồi ở đây mà “quê hương” dời sang bên ấy?
Cấp trên ông Quốc bảo rằng "không nên đặt vấn đề đại biểu có 2,5 triệu USD từ đâu ra bởi cần phải tôn trọng lời của đại biểu là được gia đình bảo lãnh".
Nhưng cử tri cũng đòi hỏi đại biểu phải tôn trọng người bầu ra họ cùng sự minh bạch, công khai và đàng hoàng tử tế chứ không phải là chỉ báo cáo hay làm rõ khi bị báo chí phanh phui, dư luận chỉ rõ.
Người ta cũng đồng ý: “Cán bộ phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách không làm biến chất cán bộ, hoặc giảm hiểu quả công việc thì cũng cần quan tâm để cán bộ sửa sai, tiếp tục hoàn thiện mình và đáp ứng yêu cầu công việc. Cán bộ thấy sai và nỗ lực sửa sai, cố gắng đáp ứng được công việc thì cũng cần nhìn nhận, chứ không loại trừ cán bộ vì từng bị kỷ luật”.
Tuy nhiên trong lúc sửa sai ấy lại đi làm một việc mà người dân giao phó trọng trách cho ông ấy cảm thấy bị tổn thương sâu sắc ư? Trước ông Quốc đã từng có cựu ĐBQH Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị bãi miễn vì quốc tịch Malta dù lúc đó cũng như bây giờ, Luật Tổ chức Quốc hội chưa cấm đại biểu mang 2 quốc tịch. Bà ấy không đủ tư cách ĐBQH vì đã “quên” điều cơ bản nhất của một công dân.
Thời gian nữa, nếu những gì họp báo hôm qua thông báo được thực hiện thì ông Quốc cũng chẳng còn là ĐBQH. Nên sớm như thế và nhanh cần như vậy và khi là thường dân thì chọn Tổ quốc nào sẽ ít “gạch đá” hơn.
Quốc khánh 75 năm trước và chuyện quốc tịch Síp những ngày này luôn là điều mà mỗi công dân đừng vì một lý do nào đó bảo rằng mình “quên” hay chẳng biết có liên quan gì đến nhau. Khi mang danh đại biểu của dân và đã thề phụng sự đất nước thì đó là điều thiêng liêng phải tôn trọng chứ không phải đem những toan tính che đậy làm bình phong…
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 2/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 2/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã vượt con số 25,8 triệu, hơn 860 ... |
Danh tính 4 nạn nhân tử vong trong vụ sập công trình ở Phú Thọ Chiều 1/9, ông Bùi Văn Quang - Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thông tin về vụ tai nạn lao động ở Trung tâm ... |
Bó củi và con rắn Bỗng dưng sáng nay lại nhớ về một câu chuyện ngụ ngôn. Chuyện trẻ con, đọc lâu lắm rồi, cũng chả nhớ câu chuyện xuất ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh