Chủ nhật 12/05/2024 09:28

Lựa chọn nào cho con công nhân: Được đi học gần cha mẹ hay về quê chỉ vì KT3

Người lao động - Nguyễn Nga

Xóm trọ công nhân những ngày cuối tháng 8, cận kề ngày khai giảng của học sinh, nụ cười rạng rỡ của con trẻ, nỗi lo lắng của cha mẹ, vui buồn đan xen lẫn lộn. Nhìn bọn trẻ vui đùa mà nhiều anh chị công nhân lòng nặng trĩu, phân vân để cho con học tại TP HCM hay gửi về quê chỉ vì sổ tạm trú không thời hạn (KT3).
4501 z2040796616440 bf7307cc50344f250d237d069f4b08b6
Xóm trọ công nhân hầu hết là hộ gia đình có con nhỏ. Ảnh N.Nga

Sẽ không là vấn đề đáng quan tâm đối với công nhân mỗi dịp đầu năm học mới nếu mọi chuyện cứ vận hành theo trục xoay đủ tuổi thì đi học, hết một năm lại lên lớp mới... Thực tế, nhiều ngày nay, tại các khu trọ của công nhân đang xôn xao, rục rịch chuyện học hành của con cái. Nơi ở của công nhân tại các khu công nghiệp lớn trên địa bàn TP HCM không chỉ đơn thuần là phòng trọ cho người độc thân mà hầu hết là anh chị đã có gia đình, phòng trọ hộ gia đình. Những người sống tại đây cũng ít nhất là 4 năm, họ quyết định gắn bó tuổi trẻ, thanh xuân trên “miền đất hứa”.

Họ đều là gia đình trẻ, con cái mới vài tuổi. Có một đặc điểm chung tại các xóm trọ mà tôi đến, đó là trẻ em ở đây chỉ dưới 6 tuổi, độ tuổi học mầm non, gửi trẻ; còn những bé đi học cấp 1, cấp 2 thậm chí là cấp 3 rất ít. Hỏi ra mới biết, nhiều gia đình anh chị công nhân cho con họ về quê ở với ông bà nội hoặc ngoại để đi học. Nếu học ở TP HCM thì không đủ điều kiện hoặc không đủ tiền vì chi phí sẽ cao hơn gấp nhiều lần khi về quê.

Bởi vậy, đến phòng trọ công nhân, hầu hết mọi người chỉ có thể nhìn thấy bọn trẻ lớp mầm. Những đứa trẻ tại xóm trọ công nhân trên đường số 1 (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM) vây quanh khi tôi đến. Đứa lớn nhất trong đám trẻ ấy là 5 tuổi, đang học tại trường mầm non gần đó.

Phòng trọ của gia đình anh Minh (đang làm việc tại công ty du lịch) và vợ (làm việc tại Khu chế xuất Linh Trung 1) rộng khoảng 10 mét vuông gồm có hai vợ chồng và hai đứa con. Ngày cuối tuần, hai đứa trẻ chơi ngoài sân (khu sinh hoạt chung của cả xóm trọ), vợ chồng anh nấu bữa tối trong nhà. Khi hỏi về dự định cho con đi học ở TP HCM hay về quê, thì hai vợ chồng cười bảo chắc đưa về quê thôi.

Anh Minh cho biết, cháu lớn tên Trà My hiện 5 tuổi, đang học mẫu giáo gần khu trọ, anh chị cũng đã nghĩ đến việc khi con vào lớp 1 thì sẽ cho học ở đâu. Nếu thủ tục để cho bé My học tại TP HCM không quá khó làm, không mất tiền thì sẽ để cho cháu học ở đây, gần gũi với bố mẹ, tiện chăm sóc con cái. Nếu không được thì chắc phải cho cháu về quê đi học và ở với ông bà tại Quảng Bình.

“Tôi có nghe nói nếu để con học ở TP HCM phải có KT3, nhưng chủ trọ chỉ đăng ký tạm trú tạm vắng thôi; còn KT3 chúng tôi phải tự đi làm. Mà dính đến giấy tờ, thủ tục hành chính thì vợ chồng tôi không có thời gian làm, cũng e ngại mất thời gian nên khả năng cao sẽ cho con về quê để học”, anh Minh bộc bạch.

Vợ anh Minh, khuôn mặt bỗng buồn rầu nói với tôi: “Nếu không mất tiền cho con đi học trường công thì học ở đây, chứ mất tiền thì thôi. Cho con về quê, xa con, cha mẹ nào cũng thương cả, nhưng cuộc sống gánh nặng cơm áo gạo tiền đành phải chịu với sự lựa chọn xa con thôi. Ở quê, môi trường cũng tốt, trong lành, không ô nhiễm, giáo dục không tệ nên vợ chồng tôi cũng đã nghĩ đến việc này”.

Vợ chồng anh Vinh, chị Điều quê miền Trung có cậu con trai thứ 2 năm nay 6 tuổi lên lớp 1. Hai vợ chồng chị hiện đã làm đầy đủ thủ tục cho con mình đi học lớp 1 tại Trường Tiểu học Xuân Hiệp (quận Thủ Đức).

“Ở trường học, vợ chồng tôi đã làm đầy đủ hồ sơ, bây giờ con tôi chỉ chờ đến ngày rồi đi học thôi. Vợ chồng tôi đã ở đây 5 năm rồi, thủ tục tôi làm là xin giấy tạm trú rồi ra phường công chứng, gửi lên trường. Chúng tôi đã nhận được danh sách có tên con mình, đến 3/9 này sẽ lên trường nhận lớp”, chị Điều cho biết.

Chị Điều (làm việc tại Công ty Freetrend) cho biết thêm, con trai đi học tại thành phố nhưng cháu gái là con lớn của chị năm nay đã lên lớp 6 thì học ở quê miền Trung. Cho nên dù đây là lần đầu tiên chị cho con học ở TP HCM nhưng cũng không thấy khó khăn gì, nhà trường yêu cầu làm gì thì làm thế, rất may mắn là thuận tiện cho con đi học.

4509 z2040796773977 adfab85857055405660bc411de0a64ce
Con trai vợ chồng chị Điều năm nay lên lớp 1. Ảnh N.Nga

Nói về vấn đề con cái công nhân đi học phải có đăng ký KT3, anh Vinh (chồng chị Điều đang làm tại Khu công nghiệp Vsip, Bình Dương) chia sẻ rằng, ở xóm trọ của anh cũng có một vài bọn trẻ là con công nhân học tại TP HCM. Nhưng phần lớn là gửi con về quê cho tiện, thủ tục không loằng ngoằng, quan trọng là chi phí ít.

Tôi tìm đến một hộ gia đình công nhân khác cũng sinh sống trên địa bàn quận Thủ Đức. Chị Xuân (quê Bình Định) với nụ cười rạng rỡ chia sẻ, hai vợ chồng cùng nhau lập nghiệp tại TP HCM đến nay cũng được 7 năm, cô con gái lớn vừa đủ tuổi lên lớp 1.

Hỏi về nơi học cho con, tôi được chị Xuân cho biết là gia đình đã làm xong KT3 để đủ điều kiện cho con vào lớp 1.

“Hai vợ chồng xác định cho con học trên này nên đã chuẩn bị giấy tờ, đăng ký KT3 để cho con đủ điều kiện đi học. Mới đầu chồng tôi cũng có ý định để con về quê học, nhưng tôi không nỡ, con xa cha mẹ sẽ như thế nào. Cho nên tôi hỏi mọi người thủ tục để cho con được học trường công tại Thủ Đức rồi làm theo. Tiền thì không có nên không thể cho con học trường tư, về quê thì không đành, cho nên phải làm sớm các thủ tục để con cái được học hành và mình cũng không bị động".

Năm học 2020 - 2021, tại TPHCM dự kiến tăng thêm khoảng 54.600 học sinh. Số học sinh tăng nhiều nhất ở khối công lập với hơn 48.000 em, còn lại là ngoài công lập. Học sinh tăng chủ yếu ở các quận 9, quận 12, quận Gò Vấp, quận Bình Tân và các huyện ngoại thành như Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi.

Thiết nghĩ, đối với các bậc cha mẹ là công nhân từ các tỉnh lẻ xa xôi đến TP HCM làm việc, nên xác định trước bước đi cho con cái của mình. Nếu muốn con cái học tập ở thành phố thì theo dõi thông tin, chuẩn bị các thủ tục cần thiết để các cháu được đi học và hơn hết là không bị động trước những điều mà bản thân công nhân có thể làm được cho con em của mình.

Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/8 Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 24/8

Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 24/8, tổng số người nhiễm trên toàn cầu đã lên tới hơn 23,5 triệu, hơn 812 ...

"Chính thức nghỉ công ty về quê"

Có nhận định, do dịch bệnh, đang có một dòng chảy lao động từ phố về nông thôn. Có người cố bám trụ mà không ...

Đất chôn người cũng cần sổ đỏ Đất chôn người cũng cần sổ đỏ

“Còn phải xem Đất ấy có sổ đỏ không nữa chứ bác”, câu đáp lời nhanh tắp lự. Nhưng lại chính xác: Ngay cả đất ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

An toàn, vệ sinh lao động -

Đề nghị bổ sung nghề nấu ăn tại trường mầm non là nghề nặng nhọc

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa có văn bản đề nghị bổ sung công việc "nấu ăn cho các trường mầm non công lập có từ 100 suất ăn trở lên" thuộc Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Đời sống -

Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long: tổ ấm thứ hai của mỗi đoàn viên

Thời gian qua, Công đoàn Trường Mầm non Triệu Long (huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) luôn đồng hành cùng với Ban Giám hiệu và tập thể nhà trường trong mọi hoạt động; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn.

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ sạt lở ở Hà Tĩnh: Có thể truy cứu trách nhiệm nếu không đảm bảo an toàn lao động

Khi đang thi công đường điện 500kV ở Hà Tĩnh, sạt lở bất ngờ xảy ra khiến 3 công nhân tử vong, nhiều người khác bị thương. Vụ việc đặt ra câu hỏi về an toàn trong các công trình thi công đường điện, đặc biệt khi mưa lũ.

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Đời sống -

Người chị em thân thiết trong ngôi nhà chung Công đoàn ngành Y tế

Với vai trò là người đứng đầu của tổ chức đại diện cho công chức, viên chức, lao động ngành Y tế của tỉnh Quảng Trị, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tuyết - Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế luôn hành động vì mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Đặc biệt, mỗi việc làm đều thể hiện sự quan tâm, chăm lo đoàn viên, người lao động vào những thời khắc cam go, khắc nghiệt nhất đã không ngừng khẳng định tinh thần đồng đội, tình thân thiết của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn.

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Đời sống -

Lễ cưới tập thể cho công nhân tại Hải Dương: Ấm áp và hạnh phúc ngập tràn

Lễ cưới tập thể cho 7 cặp đôi cô dâu chú rể là công nhân lần đầu tiên được Liên đoàn lao động (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương tổ chức ngày 5/5 trong bầu không khí ấm áp, xúc động và hạnh phúc ngập tràn.

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Đời sống -

Nỗi đau gia đình nạn nhân vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai

Sẽ không có gì bù đắp được những nỗi đau tận cùng khi nhiều gia đình mãi mãi mất đi người thân sau tai nạn lao động.

Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục

Bản tin công nhân ngày 11/5 gồm những nội dung sau: Công nhân nhà trọ không có thói quen tập thể dục; Công nhân bất ngờ với "Bữa cơm Công đoàn" thơm ngon, bổ dưỡng; Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên; Công nhân ở Bình Dương than khó mua nhà ở xã hội...

Lao công có phải huấn luyện ATVSLĐ? Tôi công nhân

Lao công có phải huấn luyện ATVSLĐ?

Đảm bảo an toàn lao động là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất công việc. Với những người ít tiếp xúc với máy móc như lao công, bảo vệ thì có cần phải huấn luyện an toàn lao động?

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

4 bước để thi trắc nghiệm tìm hiểu "Nghị quyết Đại hội Công đoàn" Infographic

4 bước để thi trắc nghiệm tìm hiểu "Nghị quyết Đại hội Công đoàn"

Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn ban hành kế hoạch tổ chức Cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động” như sau:
Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024 Bản tin công nhân

Bản tin Công nhân ngày 10/5/2024

Bản tin công nhân ngày 9/5 gồm những nội dung: Công ty mất hàng, hơn 100 công nhân bị trừ lương. Cảnh báo mạo danh BHXH để thu thập thông tin cá nhân. Rút bảo hiểm một lần vẫn là lựa chọn của người lao động khi mất việc, thôi việc. Cảnh báo giả mạo môi giới việc làm kiểu việc nhẹ lương cao để khống chế, đòi tiền chuộc.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Đời sống -

Niềm vui của cô giáo sau 12 năm về nhà chồng

Sau 12 năm về nhà chồng, nhờ chương trình "Mái ấm Công đoàn", cô giáo Phạm Thị Thu Trang - đoàn viên Công đoàn Trường Tiểu học Tây Bắc Sơn (xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã có thể thực hiện được ước mơ về ngôi nhà riêng cho gia đình nhỏ của mình.

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Đời sống -

Công đoàn nhà trường đồng hành với học sinh thiểu số ở đô thị vàng

Song hành với việc vận động học sinh đến trường, học sinh có nguy cơ bỏ học, bằng sự quan tâm cả vật chất và tinh thần, đoàn viên, nhân viên Trường THCS Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) cũng thường xuyên tổ chức các lớp phụ đạo để bổ trợ kiến thức cho các em học sinh người dân tộc thiểu số. “Chúng tôi sẽ không bỏ rơi học sinh nào lại phía sau”, thầy Trần Ngọc Định - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường quả quyết.

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Đời sống -

Công nhân vệ sinh gồng mình làm việc giữa cái nắng thiêu đốt

Dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, vất vả nhưng họ luôn cảm thấy tự hào bởi công việc mình làm đã góp phần làm cho môi trường thành phố thêm sạch đẹp...

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Người lao động -

Chia sẻ mất mát với gia đình các nạn nhân trong vụ nổ ở Đồng Nai

Trong ngày 1/5, UBND tỉnh Đồng Nai đã có báo báo gửi Thủ tướng Chính phủ và Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai về vụ tai nạn lao động. Đồng chí Võ Tấn Đức – Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã trực tiếp có mặt tại hiện trường từ rất sớm để chỉ đạo xử lý vụ việc…

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Người lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Lỗi kỹ thuật của lò hơi gây nổ

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai, vụ nổ lò hơi làm 6 công nhân tử vong tại chỗ và 7 công nhân bị thương có nguyên nhân ban đầu là do lỗi kỹ thuật.

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

An toàn, vệ sinh lao động -

Vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai: Sức khoẻ các công nhân được cấp cứu ra sao?

Có ít nhất 2/5 công nhân bị thương trong vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai đã được bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất chẩn đoán và chỉ định phẫu thuật sau khi hội chẩn do vết thương phức tạp.

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

An toàn, vệ sinh lao động -

6 người tử vong trong vụ tai nạn lao động nghiêm trọng ở Đồng Nai

Bước đầu cơ quan chức năng xác định có 6 người chết và 7 người bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy tại một công ty sản xuất gỗ ở Đồng Nai.

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Người lao động -

Công nhân bị nợ lương bươn chải mưu sinh dịp lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nhiều công nhân Công ty Dệt Hoà Khánh (Đà Nẵng) vẫn bươn chải để có thu nhập trang trải cuộc sống.

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Đời sống -

Người lao động làm việc xuyên lễ trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Gác lại kỳ nghỉ 30/4-1/5, hàng ngàn kỹ sư, công nhân đang miệt mài lao động trên công trường 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Người lao động -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Đừng để người lao động “tàn” đến “phế”

Theo TS. Nguyễn Anh Thơ - Viện trưởng Viện Khoa học ATVSLĐ, đối với các trường hợp thương vong trong vụ tai nạn ở Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, cần có chính sách ổn định tâm lý, sinh kế và hỗ trợ để người lao động (NLĐ) không trở thành tàn phế.