Thứ hai 29/04/2024 13:08

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19

Nghiên cứu - ThS. TRẦN TỐ HẢO - Viện Công nhân và Công đoàn

Những khó khăn mà các doanh nghiệp ngành Xây dựng và Công nghiệp phải gánh chịu trước làn sóng dịch Covid-19 đã khiến cho NLĐ rơi vào tình trạng bị mất việc, giãn việc, dẫn tới mất, giảm thu nhập, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ.
Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực công nghiệp và xây dựng quý III năm 2021 chiếm tỷ trọng 35,0% (gần 646 nghìn người). Trong ảnh: Lao động xây dựng tự do mất việc làm trở về quê ở tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Viện CN và CĐ

1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến việc làm, thu nhập của NLĐ ngành Xây dựng và Công nghiệp

Tính đến thời điểm quý III/2021, số lượng lao động có việc làm ngành Xây dựng và Công nghiệp là 15,7 triệu người, giảm 952,5 nghìn người so với quý II/2021 và giảm 960,1 nghìn người so với năm 2020. Lao động làm việc trong khu vực công nghiệp và xây dựng có mức độ chịu tác động tiêu cực cao là 53,9%, tăng gấp 2 lần so với quý II năm 2021. Trong ba khu vực kinh tế, lao động thiếu việc làm trong độ tuổi ở khu vực công nghiệp và xây dựng quý III năm 2021 chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 35,0% (gần 646 nghìn người). So với cùng kỳ năm 2020, số lao động thiếu việc làm quý III năm 2021 ở khu vực công nghiệp và xây dựng tăng hơn 303 nghìn người.

Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn năm 2021 về tình trạng việc làm của NLĐ trong ngành Xây dựng cho thấy: 40,7% lao động cho biết công việc của họ vẫn diễn ra bình thường trong bối cảnh dịch bệnh. 19,3% lao động thực hiện ba tại chỗ, 55,2% lao động bị giãn, ngừng việc, nghỉ việc luân phiên hoặc điều chuyển công việc khác.

Về thời giờ làm việc: 41,4% lao động ngành Xây dựng cho biết họ bị giảm thời giờ làm việc; 53,8% cho biết thời giờ làm việc vẫn được giữ nguyên. Công việc tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Về tiền lương, thu nhập của hầu hết NLĐ có xu hướng giảm so với trước. Trong đó lao động khu vực công nghiệp và xây dựng có mức thu nhập bình quân là 5,8 triệu đồng/tháng, giảm 906 nghìn đồng (13,5%); ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 8,11%, khiến cho đời sống của công nhân gặp nhiều khó khăn.

Biểu đồ: Thu nhập bình quân tháng của NLĐ khu vực công nghiệp, xây dựng các quý năm 2020

và 2021 (triệu đồng).

Trên 600 nghìn lao động ngành Xây dựng và Công nghiệp thiếu việc làm

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2021.

Các doanh nghiệp Nhà nước hoặc khối nhân viên văn phòng, lãnh đạo quản lý ít chịu tác động của dịch bệnh. Còn khối lao động trực tiếp đa số bị giảm thu nhập bởi mất việc làm, giãn việc, nghỉ việc luân phiên. Đặt trong mối tương quan so sánh với các ngành khác thì lao động trong ngành Xây dựng có mức giảm thu nhập ở nhóm thấp (dưới 50%) cùng với các ngành Nông, Lâm, Thủy sản; Dệt may - da giày; Điện - điện tử; Y tế.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19

Phỏng vấn lao động xây dựng mất việc làm do ảnh hưởng bởi Covid-19 tại TP. Hà Nội. Ảnh: Viện CN và CĐ.

2. Về đời sống của NLĐ ngành Xây dựng và Công nghiệp

Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đã thể hiện rõ tính dễ bị tổn thương của NLĐ, bởi đây là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Bức tranh đời sống của NLĐ nói chung khá ảm đạm khi dịch bệnh đã làm đảo lộn cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của họ.

Mất việc làm và giảm thu nhập là “cú sốc” khiến đời sống của NLĐ và gia đình họ rơi vào trạng thái “nghèo tạm thời”, chất lượng cuộc sống vì thế cũng khó đảm bảo. Kết quả khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn đối với lao động ngành Xây dựng cho thấy: 54,5% cho rằng phải tiết kiệm triệt để hoặc cắt giảm các chi phí không cần thiết; 35,5% cho rằng phải sử dụng đến tiền tiết kiệm và 20,7% cho rằng phải vay tiền của người thân để sử dụng vào việc chi tiêu tối thiểu của gia đình. Thậm chí, có nhiều trường hợp NLĐ túng quẫn đã phải cầu cứu đến “tín dụng đen”, một hình thức cho vay với lãi suất cao.

Bên cạnh các chi phí sinh hoạt tối thiểu thông thường, tình hình dịch bệnh kéo dài đã khiến phát sinh các khoản ngoài dự tính trong mùa dịch như: mua sắm các thiết bị học trực tuyến cho con cái, chi phí nuôi dưỡng, trợ giúp người thân ở trong vùng cách ly, phong tỏa, chi phí xét nghiệm... Chính điều đó khiến việc chi tiêu cho cuộc sống càng được NLĐ tính toán thắt chặt hơn.

Gộp bữa ăn hoặc giảm chi phí lương thực thực phẩm xuống dưới mức tối thiểu là giải pháp đầu tiên mà NLĐ nghĩ đến để ứng phó được với cuộc sống ngày càng khó khăn. Dịch Covid-19 ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với CNLĐ trong các doanh nghiệp mà lao động tự do, lao động phi chính thức còn chịu tác động nặng nề gấp nhiều lần. Trong số đó phải kể đến lao động tự do làm việc cho các công trình xây dựng nhỏ, lẻ. Họ phải sống chung trong cùng một phòng trọ chật hẹp hay một lán tạm dựng gần công trường. Khi dịch bệnh bùng phát, nhiều công trình xây dựng phải tạm dừng thi công dẫn đến tình trạng nhiều CNLĐ phải nghỉ việc; khi thực hiện giãn cách xã hội, đa số CNLĐ ngoại tỉnh đã bị “mắc kẹt” tại các lán trại, xóm lao động, khu nhà trọ bởi họ không thể về quê.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Khôi phục việc làm, ổn định thu nhập sau dịch là mong muốn của tất cả người lao động nói chung, người lao động ngành Xây dựng nói riêng. Trong ảnh: Kiểm tra thân nhiệt cho công nhân tại công trường xây dựng Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (TP. Hà Nội). Ảnh: Trung Nguyên.

Theo kết quả khảo sát lao động trong ngành Xây dựng: 13,8% cho biết họ và gia đình đang trong tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, phải cần đến sự hỗ trợ của người thân, chính quyền địa phương; 38,6% cho biết họ phải giảm thịt, cá, trứng thậm chí là rau xanh trong mỗi bữa ăn, do không còn đủ tiền và hầu như chỉ ăn cơm và mỳ tôm. Việc không duy trì chế độ dinh dưỡng ở mức cơ bản trong thời gian dài sẽ dẫn đến những hệ lụy về sức khỏe, thể trạng, tinh thần của NLĐ, đặc biệt là lao động trong ngành Xây dựng. Bởi đây là ngành có cường độ lao động cao, điều kiện lao động vất vả, nặng nhọc hơn các ngành khác.

Đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những dự định của NLĐ như: Tích lũy tiết kiệm, trả nợ, gửi tiền về cho gia đình. 37,9% lao động ngành Xây dựng được khảo sát cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư cho con cái, nhất là việc học hành, 29,7% cho biết ảnh hưởng đến kế hoạch tích lũy; 24,1% cho biết họ không thể trả nợ người thân, bạn bè hoặc ngân hàng đúng hạn bởi những khó khăn do giảm thu nhập. Trước áp lực của công việc và thu nhập bị sụt giảm, gánh nặng kinh tế và chăm sóc con cái khiến cho mối quan hệ gia đình NLĐ có phần căng thẳng.

Khi đã chịu đựng và trải qua những “cú sốc” do hậu quả nặng nề của dịch Covid-19, NLĐ mong muốn về một tương lai tươi sáng hơn. Khôi phục việc làm, ổn định thu nhập sau dịch là mong muốn của tất cả NLĐ. Họ có nhiều lựa chọn để tạo thu nhập trong thời gian tới: trở về quê nhà làm nông nghiệp hoặc tìm đến các trung tâm dạy nghề, trung tâm giới thiệu việc làm để kiếm được công việc mới ở thành thị. Lúc này, nhu cầu về việc làm bền vững, ổn định thu nhập đang trở thành vấn đề cấp bách nhất đối với NLĐ.

Những tác động tới việc làm, đời sống của lao động ngành Xây dựng do đại dịch Covid-19
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, người lao động ngành Xây dựng bị mất việc, giãn việc, dẫn tới mất/ giảm thu nhập và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của họ. Trong ảnh: Công đoàn ngành Xây dựng tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên người lao động tại nơi làm việc. Ảnh: T. Anh.
Tăng giờ làm thêm: Vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm Tăng giờ làm thêm: Vấn đề được doanh nghiệp và người lao động quan tâm

Đồng chí Vương An Nguyên – Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An cho rằng, việc tăng giờ làm thêm ...

Nơi người lao động yên tâm làm việc Nơi người lao động yên tâm làm việc

Công ty TNHH Hanesbrands Việt Nam Huế (Công ty HBI Huế) có 100% vốn của Mỹ; là cơ sở sản xuất lớn nhất của Tập ...

Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm? Doanh nghiệp cần nhân công, còn lao động thì thiếu việc làm?

Theo thông tin vừa đăng tải hôm nay trên Báo Lao động thì nhiều công ty may mặc ở Hà Tĩnh cần tuyển dụng khoảng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Công đoàn -

Đồng chí Tôn Đức Thắng: Từ người thợ máy đến thủ lĩnh công nhân Sài Gòn - Chợ Lớn

Đồng chí Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 30/3/1980) sống 92 năm tuổi đời, có gần 70 năm hoạt động cách mạng, 17 năm bị thực dân, đế quốc giam cầm, tù đày và đã giữ nhiều trọng trách trong Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội.

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Nghiên cứu -

Thực trạng công tác ATVSLĐ và những vấn đề cần nghiên cứu giai đoạn 2025-2030

Tổ chức Công đoàn là một chủ thể quan trọng trong việc tham gia bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động.

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Nghiên cứu -

Vấn đề thành lập tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp

Công đoàn Việt Nam từ khi thành lập đến nay luôn là một bộ phận khăng khít của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng; là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động. Việc trong thời gian tới có thể xuất hiện tổ chức khác của người lao động tại doanh nghiệp đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết.

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Hoạt động Công đoàn -

TS. Bùi Sỹ Lợi đề xuất 6 nội dung cần sửa đổi trong Luật Công đoàn

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi, xuất phát từ yêu cầu khắc phục một số hạn chế, bất cập của Luật Công đoàn, đáp ứng hoạt động của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ mới, việc sửa đổi Luật Công đoàn là rất cần thiết.

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Công đoàn -

Cần hơn nữa vai trò phản biện chính sách và đồng quyết định của công đoàn

Với vai trò là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ), công đoàn (CĐ) thực hiện nhiệm vụ của mình thông qua ba hình thức sau: chăm lo – tiếng nói – đồng quyết định, gọi là ba nấc thang đại diện.

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Hoạt động Công đoàn -

An Giang: Khát vọng vươn lên từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”

Từ phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, LĐLĐ tỉnh An Giang đã phát hiện hàng loạt nhân tố tiêu biểu, xuất sắc nhất. Bằng niềm đam mê nghiên cứu khoa học, sáng tạo không ngừng, họ đã cống hiến, làm lợi hàng tỷ đồng cho cơ quan, đơn vị.

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác Tôi công nhân

06 thủ đoạn lừa đảo “nở rộ” dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động nên cảnh giác

Theo cơ quan Công an, dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 năm 2024 kéo dài 5 ngày liên tục cũng là thời điểm các chiêu trò lừa đảo liên quan đến hoạt động du lịch bắt đầu nở rộ, khiến nhiều người dân lao động bị sập bẫy. Dưới đây là một số thủ đoạn lừa đảo dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 mà các đối tượng thường sử dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân lao động cần biết và nên tránh.

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5 Tôi công nhân

Chủ động đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp lễ 30/4-1/5

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, kinh doanh, sản xuất của người dân, doanh nghiệp cùng với tình trạng nắng nóng gia tăng, dẫn đến nguy cơ tiềm ẩn về cháy, nổ và tai nạn sự cố. Dưới đây là những khuyến cáo tới người dân lao động để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy trong dịp nghỉ này.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ Infographic

Top 10 đơn vị dẫn đầu cuộc thi tìm hiểu công tác ATVSLĐ

Cuộc thi trực tuyến CNVCLĐ tìm hiểu về công tác ATVSLĐ do Ban Quan hệ lao động Tổng liên đoàn phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức, diễn ra từ ngày 15/04/2024.
Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5: Tránh sốc nhiệt do nắng nóng; Đội nắng nóng, đua tiến độ trên đại công trường Vành đai 4 ; Tiếc tiền, công nhân đội nắng rát mặt, đi hàng trăm cây số về quê nghỉ lễ; Không nghỉ lễ, nhiều lao động nữ đăng ký đi làm để có thu nhập...là những tin chính trong bản tin công nhân ngày 28/04/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Nghiên cứu -

Bảo đảm hoạt động công đoàn về công tác cán bộ và góp ý sửa đổi Luật Công đoàn

Công tác cán bộ là công việc quan trọng của Đảng và các đoàn thể. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, mà còn chú trọng đến xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn thể nói chung và rèn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Nghiên cứu -

Bài 16: Thách thức và giải pháp đổi mới hoạt động nữ công công đoàn trong tình hình mới

Với tỷ lệ chiếm gần 50% lực lượng lao động, lao động nữ (LĐN) ngày càng khẳng định vị thế, vai trò của mình trên mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội đất nước. Việc thu hút lực lượng LĐN gia nhập Công đoàn Việt Nam (CĐVN) được coi là nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Công đoàn nói chung, của Ban Nữ công công đoàn (NCCĐ) các cấp nói riêng. Điều này đòi hỏi hoạt động NCCĐ các cấp thời gian tới cần có nhiều đổi mới để tiếp cận ngày một sát hơn với nhu cầu, nguyện vọng của LĐN.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Nghiên cứu -

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò và sứ mệnh của Công đoàn Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm lớn lao, sâu sắc đối với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghiên cứu -

Tổ chức Công đoàn ngày càng phải hoạt động chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn

Nghị quyết số 02 của Bộ Chính trị đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu nhằm xây dựng, củng cố tổ chức Công đoàn theo hướng ngày càng chuyên nghiệp, năng động, hiệu quả hơn.

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Kỹ năng cán bộ công đoàn -

Bàn giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn lớn mạnh

Cán bộ là gốc rễ của mọi sự thành bại của tổ chức và điều này đã chứng minh qua thực tiễn. Trước những yêu cầu của thời kì mới, nhiệm vụ đặt ra trong xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn (CBCĐ) là gì? Yêu cầu đặt ra đối với vấn đề năng lực, trình độ, chất lượng đội ngũ CBCĐ trong thời gian tới như thế nào? Cần đưa ra giải pháp, kiến nghị gì để xây dựng đội ngũ CBCĐ ngày càng lớn mạnh cả về số lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đoàn viên, người lao động và bối cảnh hội nhập quốc tế. Đây là vấn đề tổ chức Công đoàn Việt Nam cần quan tâm thực hiện trong nhiệm kỳ 2023-2028.

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Nghiên cứu -

Vai trò đại diện cho NLĐ của Công đoàn Việt Nam ở doanh nghiệp chưa có công đoàn

Việc đại diện của NLĐ tại doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nội dung như đại diện tham gia đảm bảo việc làm, tiền lương, hợp đồng lao động, đào tạo nghề, đối thoại, thương lương, ký kết thỏa ước lao động tập thể, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, an toàn, vệ sinh lao động, BHXH, BHYT, lãnh đạo đình công...

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Nghiên cứu -

Bài 2: Các giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh bằng tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, ý thức giai cấp, tinh thần dân tộc, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho giai cấp công nhân; đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác giáo dục giác ngộ giai cấp.

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Nghiên cứu -

Bài 1: Quan niệm thế nào về giai cấp công nhân trong cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay

Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước đến năm 2030 và 2045: “Đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao” được Đại hội XIII của Đảng đề ra.

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Nghiên cứu -

Những vấn đề đặt ra sau 10 năm thực hiện Luật Công đoàn 2012

Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng để Công đoàn Việt Nam tổ chức thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy vai trò và ảnh hưởng rộng lớn trong đời sống chính trị - xã hội. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Công đoàn 2012 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập từ thực tiễn, đặt ra yêu cầu đòi hỏi cần tiếp tục sửa đổi hoàn thiện nhằm đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế.

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Công đoàn -

Yêu cầu về xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn trong tình hình mới

Trong môi trường mới có tham gia của các tổ chức đại diện khác của người lao động, để công đoàn phát huy được vai trò của mình, từ đó duy trì và thu hút đoàn viên, đồng thời tiếp tục xây dựng hình ảnh, uy tín và vị thế của Công đoàn trong xã hội, cán bộ công đoàn đóng vai trò vô cùng quan trọng.