Những ông tướng trong vụ Việt Á
Cà phê tối - 05/03/2022 10:37 QUỐC VINH
Quang cảnh kỳ họp thứ 12 tại Ủy ban Kiểm tra Trung ương - Ảnh: Ủy ban Kiểm tra Trung ương |
Tại kỳ họp thứ 12, diễn ra từ ngày 2/3 đến ngày 4/3/2022 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 – 2025 và nhận thấy:
Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc của cấp ủy; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để một số cán bộ, lãnh đạo Học viện vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong quá trình đề xuất, tổ chức thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ cấp quốc gia nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 phục vụ công tác phòng, chống dịch và việc mua sắm vật tư, kit xét nghiệm từ Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á).
Các ông: Trung tướng Nguyễn Viết Lượng - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy; Trung tướng Đỗ Quyết - Phó Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện; Thiếu tướng Hoàng Văn Lương - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện kiêm Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự; Thượng tá Hồ Anh Sơn - Bí thư Chi bộ, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Y Dược học Quân sự, Chủ nhiệm đề tài; Đại tá Nguyễn Văn Hiệu - Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Trang bị, Vật tư và lãnh đạo, cán bộ một số đơn vị thuộc Học viện cùng chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy Học viện Quân y; chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, gây bức xúc trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức Đảng và Học viện Quân y, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Hẳn chúng ta còn nhớ, ngay từ tháng 12 năm ngoái, khi vụ Việt Á vừa bị phanh phui thì VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam) đã công bố một phóng sự điều tra, cho thấy diện tích xưởng sản xuất các bộ xét nghiệm Covid-19 của Công ty Việt Á chỉ khoảng… mười mét vuông và mười nhân viên nhưng mỗi ngày sản xuất được khoảng… 30.000 bộ xét nghiệm Covid-19!
Tại sao nhà xưởng như thế, nhân lực chỉ có vậy, thiết bị sản xuất các bộ xét nghiệm Covid-19 chỉ vỏn vẹn… “dăm tủ trữ lạnh và vài thiết bị tách chiết cũ kỹ” mà tháng 3 năm 2020 Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) lại giao cho Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á thực hiện một trong “Bốn đề tài khoa học và công nghệ cấp quốc gia” là… “Nghiên cứu chế tạo bộ sinh phẩm real-time RT-PCR và RT-PCR phát hiện virus corona chủng mới (nCoV)”?
Trong phóng sự nói trên, VTV khẳng định, phần lớn nhân viên của công ty này là kế toán, tiếp thị, bán hàng, còn mười công nhân sản xuất chỉ… “phối trộn nguyên liệu theo hướng dẫn” rồi đóng gói. Dường như Công ty Việt Á không có “nhà khoa học” nào cả!
Và ngay tại thời điểm đấy, dư luận đã đặt ra một câu hỏi đầy bức xúc, nếu tầm cỡ của Việt Á như vậy thì tại sao Học viện Quân y lại chọn Công ty Việt Á để “hợp tác” và giao kết quả nghiên cứu của các “nhà khoa học” tại Học viện Quân y cho Việt Á khai thác để kinh doanh?
Chúng ta hẳn cũng chưa quên, trước thời điểm vụ Việt Á bị phát hiện, giá kit test nhanh bán trong siêu thị ở Đức chỉ có 0,95€ (1 bộ tầm 23.000 đồng tiền Việt Nam), nếu mua với số lượng hàng triệu bộ thì còn rẻ hơn. Bộ Y tế có văn bản xác định thanh toán tại bệnh viện là 238.000 đồng. Có bệnh viện tính 300.000 đồng, thậm chí có nơi 400.000 đồng.
Sức khoẻ và an toàn tính mạng của nhân dân trong cơn đại dịch đã bị họ coi thường hết mức. Dư luận tin rằng những viên tướng, tá vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương nêu tên sẽ không phải là những cái tên cuối cùng trong bản danh sách những người liên quan đến Việt Á. Vì sao? Vì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kết luận, những vi phạm nêu trên có trách nhiệm của Ban cán sự Đảng, một số cán bộ lãnh đạo và tổ chức, cá nhân ở Bộ KHCN, Bộ Y tế, đang được cơ quan này tiếp tục kiểm tra, làm rõ.
Có vẻ như chuyện xử lý hậu quả của vụ Việt Á sẽ chưa dừng lại. "Con bạch tuộc" đã lộ diện, nhưng còn "cái đầu bạch tuộc" sớm muộn gì cũng bị phơi bày trước pháp luật.
800 tỷ đồng và bản chất của vụ Việt Á |
Phần trăm của Việt Á và công lý cho bé V. A |
Công ty Việt Á và những câu hỏi |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y