Người lính 2020
Cà phê tối - 22/12/2020 17:02 Mỹ Mỹ
Những đốm lửa nhỏ trong lòng thành phố Tất Thành Cang - từ Thủ Thiêm đến Tân Thuận Cô tiếp viên hàng không xinh đẹp và gã tài Mercedes phá tan 3 gia đình |
| ||
Ngay đầu năm, dịch Covid-19 ập đến đảo lộn hoàn toàn nhịp sống. Lập tức, lực lượng quân đội xả thân vào mọi nơi khó khăn, nguy hiểm. Họ thiết lập các vùng bảo vệ ngăn người nhập cảnh trái phép ở biên cương. Họ nhường doanh trại của mình làm nơi cách ly. Họ tham gia các lực lượng hỗ trợ đồng bào cách ly. Họ có mặt ở các điểm nghi có ca nghi nhiễm để phong tỏa… |
|
Tất cả những nơi dễ lây nhiễm nhất, công việc cực nhọc nhất trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đều có dấu chân người lính.
Hình ảnh gây chú ý trên mạng xã hội năm qua là hình ảnh những người lính mặc đồ bảo hộ nằm vật ở sân một bệnh viện. Những người lính tranh thủ ngủ vội để tiếp tục làm nhiệm vụ. Hay hình ảnh bữa ăn nhanh giữa lúc làm nhiệm vụ của các anh Bộ đội Cụ Hồ cũng khiến nhiều người rớt nước mắt. Đó chỉ là những hình ảnh mà ai đó vô tình chụp được. Còn người lính trong chống dịch cho tới lúc này vẫn chưa có những thước phim ghi lại đầy đủ những khốn khó, vất vả và hiểm nguy họ phải đương đầu và góp phần giúp chúng ta vượt qua dịch.
Giữa năm, miền Trung bị nhấn chìm bởi trận bão lụt lịch sử. Những người lao lên tuyến đầu lại là những người lính. Cuộc giải cứu ngoạn mục đầu tiên ở bờ biển Quảng Trị, nơi các thuyền viên trên tàu Vietship 01 gặp nạn. Giữa mưa gió bão bùng, nhiệm vụ tưởng như bất khả thi đã được hoàn thành. Nhiều thuyền viên được cứu sống trên biển cả quê hương mình.
Tiếp đó liên tiếp các vụ ngập lụt, sạt lở đất mà tiêu biểu là ở thủy điện Rào Trăng 3. Thiếu tướng Nguyễn Văn Man đã cùng đồng đội lập tức lao vào địa điểm bị sạt lở. Họ cắt rừng giữa con lũ lịch sử. Trong một đoạn phim được tìm thấy sau này, vào cái đêm cuối cùng trước khi hi sinh, tướng Man nói chuyện với anh em rằng phải vào sớm vì nhân dân đang chờ!
Và họ đã hi sinh vì quyết định lập tức vào cứu đồng bào. Tướng Man và đồng đội đã ngã xuống khi khối đất đá đổ sập xuống. Liền sau đó là những ngày- đêm dài dặc của những người lính tìm đồng bào, đồng đội ở Rào Trăng 3. Họ tiếp tục lao vào dòng nước, băng cắt rừng để kiếm tìm đâu đó những hi vọng nhỏ nhoi. Những đôi bàn tay bốc bùn đất tứa máu vì lúc xác định được vị trí, họ không muốn dùng thiết bị, “không muốn làm đồng đội đau”.
Không có phép màu nào ở Rào Trăng 3 nhưng cuộc giải cứu của tướng Man, cuộc tìm kiếm của đồng đội ông xứng đáng được ghi trong sử sách. Năm 2020, có những người lính quả cảm như vậy. Họ đã đánh cược cả mạng sống vì an nguy của dân. Họ hành động vì màu áo lính!
Và ngay trong năm 2020 này, những cống hiến của người lính cũng được ghi nhận sâu đậm trong trái tim nhân dân. Đó là cụ già ở Thanh Hóa đi bộ mang 20 ngàn và những bó rau nhặt ở vườn tới doanh trại quân đội để hỗ trợ đồng bào và các chiến sĩ chống dịch. Đó còn là em bé người Ca Dong vác khúc măng đi bộ 30 phút xuống nơi cách ly cũng để hỗ trợ các chú bộ đội chống dịch trong đợt bùng dịch lần 2 ở Quảng Nam, Đà Nẵng. Đó cũng là hình ảnh bà con Phú Điền (Huế) góp gạo, góp gà vịt, nấu những suất cơm nóng cho các chiến sỹ tìm đồng đội đồng bào ở Rào Trăng 3.
“Dân thương bộ đội lắm”! Tôi vẫn nhớ lời của một nhân vật vừa nấu cơm cho bộ đội vừa trả lời. Tất cả những hành động trên đều là tự phát, từ sự thương yêu, lòng khâm phục với những người lính.
Nó hồn nhiên, đơn giản như lẽ cho- nhận, nhân- quả ở đời. Và chân lý muôn thủa lại được tái khẳng định: những gì từ trái tim sẽ đến được với trái tim.
Năm 2020 là năm mà những người lính vất vả, mất mát, hi sinh lớn bậc nhất từ khi kết thúc chiến tranh. Nhưng 2020 cũng là năm người dân thấy rõ sự an tâm, thương yêu của mình tới những người lính ở bất cứ điểm nóng nhọc nhằn nào.
"Có ai ở đó không?" là tiếng gọi trong clip ám ảnh khi đồng đội tiếp cận được hiện trường những người lính bị vùi lấp. Tiếng gọi vô vọng không được đáp lại. Nhưng những chở che, mất mát trong năm qua của người lính luôn được ghi nhớ.
Nhân ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12), điều mà mọi người dân muốn nói với những người lính, những Bộ đội Cụ Hồ 2020 là lời biết ơn chân thành nhất!
Mỹ Mỹ
Từ 1/1/2021, lương của chồng có thể chuyển thẳng vào tài khoản vợ: Cần hiểu đúng Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội, nhiều người chia sẻ các thông tin hoặc các bài viết như: “Từ ngày 01/01/2021, tiền ... |
Không thể dùng cái ác để tiêu diệt cái ác Liên tiếp trong những tuần vừa qua, đã xảy ra 2 vụ tụ tập đông người gây mất trật tự công cộng ở 2 địa ... |
Thưởng Tết Nguyên đán Tân Sửu là niềm khích lệ tinh thần vô cùng lớn Chỉ còn chừa đầy 2 tháng nữa là đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Trong thời điểm này, với nhiều người lao động thì ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất