Người khởi nghiệp Từ Phong

Đời sống - PHẠM XUÂN DŨNG

Khi chưa biết anh, tôi đã nghe Giám đốc Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị) với tên Từ Linh Nhân còn có biệt danh nhiều người gọi nửa đùa nửa thật là “Vua dầu lạc”, thậm chí là “Vua dầu lạc miền Trung”.
Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2) Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động “Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Gặp anh Từ Linh Nhân, anh cười đáp: “Tôi khởi nghiệp bằng chế biến dầu lạc, sản phẩm cũng được nhiều nơi biết đến, nên một số anh em họ gọi vậy, chứ vua chúa gì đâu anh. Anh đi nhiều, gặp nhiều chắc anh cũng rõ, nông dân là vất vả mà doanh nghiệp nào gắn bó với nông dân, nông sản thì cũng vất vả theo…”

Người khởi nghiệp Từ Phong
Anh Từ Linh Nhân - Giám đốc Công ty MTV Từ Phong. Ảnh đồ họa: TRƯỜNG SƠN.

Nhiều người cứ hình dung doanh nhân là lên xe xuống ngựa, ăn sung mặc sướng, bạc tiền rủng rỉnh nhưng thực ra doanh nhân rất khổ. “Theo tôi, đó cũng là một người lao động như nhiều người lao động khác trong doanh nghiệp. Cần phải quan niệm thế mới thấy doanh nhân, chủ doanh nghiệp là một người lao động đặc biệt, chịu rất nhiều áp lực”, anh Nhân nhận định.

Công nhận anh nói có lý.

Người khởi nghiệp Từ Phong
Khuôn viên tại Công ty MTV Từ Phong (huyện Cam lộ, tỉnh Quảng Trị). Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG.

Chân dung người khởi nghiệp

Vóc người nhỏ nhắn nhưng rắn rỏi, nhanh nhẹn, năm nay đã qua tuổi 45, Từ Linh Nhân là một doanh nhân miệng nói tay làm. Khi trò chuyện, hỏi chuyện khởi nghiệp, hỏi anh trong lúc nhiều doanh nghiệp “né” lĩnh vực nông nghiệp thì anh lại lao vào?

Anh đang uống chén trà chợt dừng tay, tâm sự: “Mẹ tôi vốn làm thương nghiệp Nhà nước, bao năm thu mua lạc. Tôi lớn lên sau khi học hành, rồi tuổi trẻ phấn đấu cũng được kết nạp Đảng. Nhiều người khuyên tôi nên tham gia công tác chính quyền địa phương vì theo họ, tôi là người trẻ khỏe, có trình độ lại hoạt bát, nhiệt tình. Nhưng tôi lại nghĩ hơi khác, mỗi người có con đường riêng mà mình lựa chọn. Tôi thích kinh doanh, với lại nghĩ rằng, quê mình bà con trồng lạc (hay còn gọi là đậu phụng) nhiều và đây là cây trồng truyền thống, chủ lực của nhiều làng quê nhưng đầu ra không ổn định. Nông sản thì mọi người cũng biết hay lâm vào điệp khúc: được mùa mất giá, được giá mất mùa. Tại sao mình không làm? Dù tôi biết đó là con đường dài và lắm gian nan”.

Người khởi nghiệp Từ Phong
Cảnh quan sản xuất bên trong Công ty MTV Từ Phong. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG.

Với quyết tâm như vậy, cách đây 10 năm, vào năm 2014, khi lãnh đạo huyện Cam Lộ kêu gọi, anh Nhân làm thủ tục xin vào Cụm Công nghiệp xã Cam Thành, mở đầu cho một cơ sở chế biến nông sản. Vốn liếng còn ít ỏi, nhân công là người trong nhà, chế biến cũng thô sơ, chủ yếu là thủ công.

Ngồi trước sân có hồ cá, cây xanh, cây ăn quả, hoa lá khoe trong sắc nắng, tôi thấy thư thái. Anh Nhân nhìn tôi lại cười, kể tiếp: “Bây giờ để được cơ ngơi cũng dễ nhìn nhưng ngày trước lúc khởi nghiệp ở đây chưa có điện, có nước, xung quanh trơ trụi, nắng gió đến mức cây tràm trồng lên cũng không chịu nổi, mười cây chết bảy, tám. Tôi đào giếng, đi xách từng thùng nước tưới cây. Hai bàn tay chai sạn. Đó cũng chỉ là một trong rất nhiều khó khăn, thử thách”.

Trụ vững và đi tới

Sau những vấp ngã, có khi thất bại, Công ty Từ Phong đã dần khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường, một việc làm không hề đơn giản trong thời buổi hàng hóa quá nhiều và cạnh tranh khốc liệt.

Sinh trưởng trên vùng đất nắng gió khắc nghiệt, cây lạc ở đây cũng có cái hay riêng của nó. Cây lạc khi được mùa, hạt căng, màu hồng phấn, hàm lượng tinh dầu cao, giàu dinh dưỡng, vị ngọt là đặc điểm ít nơi nào có được. Cộng thêm cách chế biến bài bản, khoa học, mẫu mã phù hợp đã được người tiêu dùng ưa chuộng.

“Dầu lạc nguyên chất Super Green” của Công ty Từ Phong đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng và giấy chứng nhận OCOP 4 sao. Tương tự “Dầu mè đen nguyên chất Super Green” được cấp giấy chứng nhận OPOC 3 sao của tỉnh Quảng Trị. Dầu lạc cùng với nhiều sản phẩm khác chế biến từ nông sản khác như: dầu mè, dầu gấc, dầu óc chó, bơ đậu phụng… đã có mặt trong nhiều hội chợ thương mại của khu vực và quốc gia, có trên kệ hàng của nhiều siêu thị lớn, có tên tuổi trong kinh doanh.

Người khởi nghiệp Từ Phong
Người lao động đang chế biến sản phẩm. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG.

Công ty Từ Phong cũng đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm ISO 2020 - 2018 và FDA.

Qua đại dịch chưa lâu nhưng doanh thu của một doanh nghiệp nhỏ và non trẻ như Từ Phong cũng đạt 5 tỷ vào năm 2023. Đó là một nỗ lực không nhỏ của doanh nghiệp.

Anh Từ Linh Vũ, Phó Giám đốc Công ty Từ Phong dẫn tôi đi tham quan dây chuyền sản xuất tự động vừa lắp đặt và đưa vào sử dụng trị giá bạc tỷ. Lại thêm một nỗ lực rất đáng ghi nhận trong điều kiện còn nhiều cam go của đa phần các doanh nghiệp không chỉ ở địa phương. Đây là một dấu hiệu rất tích cực của doanh nghiệp khi quyết tâm thay đổi công nghệ, ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm và cố gắng có giá thành phù hợp nhất.

Làm gì cũng nhớ đến người lao động và cộng đồng

Bên dàn máy tự động chế biến nông sản, anh Từ Linh Vũ cho hay, thu nhập của công nhân ở đây trung bình mỗi tháng từ 5 - 7 triệu đồng, dù chưa phải là cao nhưng so với mặt bằng và khó khăn chung của các doanh nghiệp thì cũng cần được ghi nhận khi mang lại sự ổn định tương đối về thu nhập, chưa kể làm tăng ca. Người lao động cũng đã đóng bảo hiểm phù hợp với tình hình thực tế.

Chị Lê Thị Hải Yến, một trong những công nhân gắn bó lâu dài với Công ty MTV Từ Phong cho biết: “Thu nhập của chị em ở đây như vậy cũng tương đối, nếu tăng ca làm thêm thì thu nhập sẽ cao hơn. Công việc ở đây cũng không phải dầm mưa dãi nắng, không nặng nhọc, phù hợp với chị em”.

Người khởi nghiệp Từ Phong
Dây chuyền sản xuất tự động ở Công ty MTV Từ Phong. Ảnh: PHẠM XUÂN DŨNG.

Anh Từ Linh Nhân nói thêm: “Tết vừa rồi, công ty dù phải đổi mới công nghệ, bươn chải trên thị trường nhưng vẫn thưởng cho người lao động mỗi người 5 triệu đồng, ai có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thì hỗ trợ thêm 3 triệu đồng. Tôi cũng gốc là nông dân mà ra, nay mở doanh nghiệp thì phải nghĩ đến người lao động, mình có làm gì đi nữa thì cũng phải quan tâm đến đời sống người lao động”.

Khi hỏi đến việc tổ chức Công đoàn ở doanh nghiệp, anh Nhân nói: “Chúng tôi cũng đã nghĩ đến điều này nhưng vì nhiều lý do khách quan, nhất qua đợt đại dịch Covid - 19 vừa rồi, nhân lực có những biến động, thay đổi nên chưa có tổ chức Công đoàn. Hiện tại công ty có khoảng 15 lao động. Hy vọng khi công ty phát triển, nhân sự ổn định hơn thì việc đó cũng sẽ đến, nghĩa là rồi cũng sẽ có tổ chức Công đoàn”.

Được biết anh Từ Linh Nhân còn là người đam mê với thể thao, rất quan tâm và hỗ trợ phong trào thể thao của quê nhà, được các vận động viên, cổ động viên yêu mến.

Tôi nhớ lại ông Trần Anh Tuấn - Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ khi nhận xét doanh nghiệp này: “Công ty Từ Phong là một doanh nghiệp đã mạnh dạn, hoặc có thể nói là dũng cảm khi xông pha trên lĩnh vực chế biến nông sản đầy gai góc. Công ty dù còn non trẻ nhưng bước đầu cũng đã khẳng định thương hiệu của mình, đồng hành với nông dân và địa phương trên hành trình xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu”.

Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về “Công nhân và Công đoàn Quảng Trị” năm 2024.

Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2) Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 2)

Nếu có một số doanh nghiệp chưa coi trọng tổ chức Công đoàn thì với Tổng công ty Thương mại Quảng Trị thì hoàn toàn ...

Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động Công đoàn huyện Hải Lăng: Điểm tựa của đoàn viên, người lao động

Phát huy vai trò là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, ...

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị “Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Đời sống -

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính phủ đã đề ra nhằm cải thiện đời sống của NLĐ.

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

Người lao động -

PGS.TS Trần Mạnh Huy: Người chở ước mơ cho những mảnh đời khuyết tật

PGS.TS Trần Mạnh Huy là tấm gương sáng trong việc dùng tri thức và nhiệt huyết để cống hiến cho cộng đồng và xã hội. Dù bị liệt nửa người bẩm sinh nhưng thầy đã vượt qua bao khó khăn, hiện thực hoá giấc mơ của mình, là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ sinh viên cũng như chính các đồng nghiệp suốt hàng chục năm qua.

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Đời sống -

Cán bộ y tế say mê sáng tạo vì sức khỏe nhân dân

Chứng kiến người bệnh phải chờ đợi dài ngày, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng do thiết bị y tế bị hư hỏng, kỹ sư Nguyễn Hoài Nam - đoàn viên Công đoàn Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị đã ngày đêm nghiên cứu, đưa ra các giải pháp, sáng kiến tốt nhất giúp người bệnh được cứu chữa kịp thời và làm lợi hàng tỷ đồng cho bệnh viện.

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Đời sống -

Công ty Thủy điện Quảng Trị và câu chuyện “đất lạ hóa quê hương”…

Họ đến từ nhiều nơi trên mọi miền tổ quốc, sống và làm việc dưới “mái nhà chung” là Công ty Thủy điện Quảng Trị. Nơi đầu nguồn sông Rào Quán, những người làm điện cho công trình có những chuyện đời, chuyện nghề đan xen. Họ gắn bó và coi công ty là nhà, Hướng Hóa là quê hương thứ hai. Có lẽ, nói như nhà thơ Chế Lan Viên: “Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”…

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Đời sống -

Người mang lớp học "đặc biệt" đến với trẻ tự kỷ

Với đồng nghiệp và các em học sinh ở Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Bình Minh, cô giáo Nguyễn Thị Tình luôn là tấm gương nhà giáo trẻ đầy nhiệt huyết, tận tâm với nghề và cô cũng chính là người mang lớp học “đặc biệt” đến với trẻ tự kỷ ở tỉnh Quảng Trị

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Đời sống -

Chị Nguyễn Thị Hiền: Cán bộ công đoàn có tâm với doanh nghiệp và hoạt động công đoàn

Là chủ tịch công đoàn cơ sở của một đơn vị kinh tế tư nhân có đầy đủ các tổ chức chính trị, đoàn thể như Công ty TNHH Thương mại Số 1 ở thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) đồng chí Nguyễn Thị Hiền đã có nhiều đóng góp vào sự hình thành, ổn định và phát triển của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp, ở đó các mối quan hệ lao động hài hòa được xây dựng trên nền tảng của tình thương yêu.

Trường hợp duy nhất được phép khấu trừ tiền lương của người lao động Tôi công nhân

Trường hợp duy nhất được phép khấu trừ tiền lương của người lao động

Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.

Hàng loạt chế độ tăng theo khi lương cơ sở chạm mốc 2,34 triệu đồng từ 1/7? Tôi công nhân

Hàng loạt chế độ tăng theo khi lương cơ sở chạm mốc 2,34 triệu đồng từ 1/7?

Từ 1/7 tới đây, mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng hiện nay sẽ tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng, tăng 30%. Khi lương cơ sở tăng, kéo theo đó là sự điều chỉnh của hàng loạt các chế độ được tính theo mức lương này như mức lương hưu thấp nhất, trợ cấp thất nghiệp, mức đóng đoàn phí, trợ cấp mai táng…

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Phúc lợi tốt là "chìa khóa" phát triển đoàn viên

Đồng chí Phan Xuân Trí, Chủ tịch LĐLĐ TP Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp phát triển đoàn viên và thành lập công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp.

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 Infographic

Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024

Lương cơ sở sau ngày 1/7/2024 sẽ tăng khoảng 30%, từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng. Dự kiến Bảng lương giáo viên từ ngày 1/7/2024 như sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện Video

Công đoàn tuyên truyền phòng, chống ma túy tại cơ sở cai nghiện

Ngày 26/6, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với LĐLĐ TP Hải Phòng tổ chức chương trình trải nghiệm thực tế tuyên truyền phòng, chống ma túy cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động tại cơ sở cai nghiện ma túy Gia Minh.

Đọc thêm

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đời sống -

Trại hè cho con đoàn viên, NLĐ mồ côi ở Nghệ An: Để các em không hề đơn độc

Đó là ý tưởng cốt lõi của Chương trình trại hè “Kết nối yêu thương” dành cho gần 200 con đoàn viên, người lao động (NLĐ) mồ côi được LĐLĐ tỉnh Nghệ An chỉ đạo Nhà Văn hóa lao động tỉnh phối hợp với Hệ thống giáo dục Khai Minh Đức tổ chức thực hiện trong hai ngày 22 và 23/6/2024 tại TP Vinh (tỉnh Nghệ An).

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đời sống -

“Cây sáng kiến” không mệt mỏi ở Điện lực Quảng Trị

Đến Công ty Điện lực Quảng Trị, hỏi về anh Lê Công Hiếu (42 tuổi, Phó Trưởng phòng Công nghệ thông tin) ai ai cũng biết. Gần 20 năm công tác, hàng chục sáng kiến, sáng tạo của anh được công nhận, áp dụng trong rộng rãi tại Điện lực Quảng Trị, đến Tổng Công ty Điện lực Miền Trung và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, làm lợi hàng tỷ đồng/năm, giúp đồng nghiệp làm việc an toàn và hơn thế nữa…

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Đời sống -

Cải cách tiền lương thì phải tăng lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh khi nói cải cách tiền lương thì phải đạt được mục tiêu tăng lương. Đây là mục tiêu của Đảng và mong muốn của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức...

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Người lao động -

Xe ôm truyền thống và công nghệ: Những vụ ẩu đả đang trôi dần vào quá khứ

Với họ, nghiệp đoàn đã trở thành ngôi nhà thứ hai, từ nghề truyền thống đến hiện đại, đã tạo được sự gắn kết, sẻ chia, động viên cùng nhau vượt khó…

Chất men say của nghề làm báo

Đời sống -

Chất men say của nghề làm báo

Nghề làm báo cũng giống như bất cứ nghề nghiệp chân chính nào, đều tạo ra giá trị đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Không có công thức chung nào cho một công việc của nhà báo, vì mỗi người mỗi tính cách khác nhau nên thực hiện việc làm cũng khác nhau. Nói gì thì nói nhưng nhà báo trước hết phải tuân thủ tôn chỉ, mục đích và các quy định của cơ quan báo chí.

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 1)

Đời sống -

Chuyện ghi ở Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Bài 1)

Khi hay tin vui Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đang được Ban Thi đua khen thưởng Trung ương tiếp nhận hồ sơ cũng như vào làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để xem xét việc trao tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới”, tôi không hề ngạc nhiên vì nghĩ đơn vị xứng đáng được như thế. Và thấy mình cần quay lại công ty để viết sâu hơn về người lao động và công đoàn của doanh nghiệp.

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi

Đời sống -

Cô giáo Lê Thị Hoa - chủ tịch công đoàn cơ sở gương mẫu, gần gũi

Trong muôn vàn nghề, cô giáo Lê Thị Hoa lại chọn nghề giáo viên mầm non. Hơn 20 năm trực tiếp đứng lớp, với cái nghề “sớm con muộn chồng” đã khiến cô không ít lần phải rơi nước mắt, nhưng cũng có bao niềm vui hạnh phúc khi thấy các con trưởng thành qua sự chăm sóc dạy dỗ của các cô. Phải chăng tình yêu nghề, yêu trẻ đã giúp cô cùng với các cô giáo Trường Mầm non Sao Mai (TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) vượt qua khó khăn của nghề cao quý mà mình đã lựa chọn.

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Đời sống -

Làn gió lành đối với những người “săn thần chết”

Gắn bó với công việc nguy hiểm, nặng nhọc, dù nhận được nhiều sự quan tâm nhưng thời gian qua, người lao động làm việc tại các dự án rà phá, xử lý bom mìn, vật nổ tại Quảng Trị không tránh khỏi trăn trở, lo lắng. Trong bối cảnh ấy, sự ra đời của tổ chức Công đoàn trong các dự án như một làn gió mới an lành, tưới mát tâm hồn những người làm nghề được ví là “săn thần chết”.

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Đời sống -

Lao động sáng tạo 'để bà con mình bớt khổ'

Nền y tế ngày càng hiện đại đã giúp ích con người rất nhiều. Song với những địa phương còn khó khăn thì việc người dân đi xa, tìm đến các trung tâm y tế lớn để điều trị là điều không tránh khỏi. Với mong muốn giúp bà con mình bớt khổ, nhiều bác sĩ giỏi đã từ chối những lời mời hấp dẫn để trở về quê hương làm việc. Và để hiện thực hóa ước nguyện "cứu dân", các bác sĩ cũng phải… sáng tạo ngay chính trên mảnh đất quê nhà còn gian khó.

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Đời sống -

Cô nuôi “thầm lặng” của những đứa trẻ vùng cao

Không thành tích nổi trội, không vị trí thi đua, không cầu tiến quá nhiều… chỉ có trách nhiệm và sự cống hiến thầm lặng, tất cả những điều đó đều hội tụ ở cô nuôi nhỏ nhắn, đó là chị Hồ Thị Đoàn - đoàn viên Công đoàn Trường Mầm non Húc ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.