Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

Truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật với doanh nghiệp và người lao động là giải pháp thiết thực mà Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện nhằm bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa.
Lâm Đồng: 4 ngành phối hợp xây dựng quan hệ lao động ổn định

Truyền thông, đối thoại để hiểu rõ chính sách pháp luật

Ngày 26/6, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị truyền thông, đối thoại chính sách, pháp luật với hơn 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo, công đoàn doanh nghiệp; người làm công tác thuế, nhân sự, phụ trách lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội và người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Văn Sơn – Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lâm Đồng khẳng định: “Cơ quan Bảo hiểm xã hội, ngành Thuế và tổ chức Công đoàn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong thực thi chính sách, pháp luật. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động nắm bắt kịp thời những quy định pháp luật, nhất là đối với những quy định mới".

Ông Sơn cho rằng hội nghị truyền thông, đối thoại là dịp để người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, đảm bảo được quyền, lợi ích của mỗi bên trong quan hệ lao động theo quy định pháp luật.

Tại hội nghị truyền thông, đối thoại, đại diện Liên đoàn Lao động, Bảo hiểm xã hội và Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, những quy định mới liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp; quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong thực thi chính sách pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội và chính sách thuế.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Hàng ngàn người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động trong các doanh nghiệp tham gia truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật. Ảnh: ĐL

Cụ thể, về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hồ sơ đăng ký tham gia theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; quy định mức đóng, các loại phụ cấp phải tham gia bảo hiểm xã hội; các chính sách mà người tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng như: hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau, nghỉ dưỡng sức… và quy định về hồ sơ, thủ tục mà người lao động, người sử dụng lao động cần lưu ý khi thực hiện.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Sài Gòn – Đà Lạt chia sẻ rằng, tham gia hội nghị truyền thông, đối thoại lần này được thông tin một số vấn đề mà người lao động, người sử dụng lao động thường thiếu sót trong quá trình thực thi chính sách bảo hiểm xã hội và biện pháp khắc phục như: chậm đóng, đóng thiếu tiền bảo hiểm xã hội; cung cấp thông tin, báo tăng, báo giảm không kịp thời khi có sự biến động về đối tượng, mức tiền lương, phụ cấp tham gia bảo hiểm xã hội…

Ngoài ra, mọi người được phổ biến các quy định về hợp đồng lao động, thử việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và xử lý kỷ luật… theo Bộ luật Lao động năm 2019; tổ chức, hoạt động công đoàn trong doanh nghiệp, đóng kinh phí công đoàn và đảm bảo thời gian làm công tác công đoàn cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp; thuế điện tử trên thiết bị di động, chuẩn hóa mã số thuế cá nhân và quy định mới về gia hạn thời hạn nộp thuế doanh nghiệp và tiền thuê đất năm 2024…

“Tại đây, chúng tôi được giải đáp những vướng mắc, những quy định xử lý vi phạm hành chính, xử phạt hành chính, xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm chính sách pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và chính sách thuế. Đây là dịp để chúng tôi được tìm hiểu kỹ hơn; hiểu rõ hơn về chính sách pháp luật”, chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền phấn khởi nói.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các sở, ngành, đơn vị liên quan, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Để bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng - Phạm Văn Được cho biết, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo cho người lao động được các cấp công đoàn tỉnh Lâm Đồng xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và phải thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là trong tình hình mới.

Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng này, Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã ký kết chương trình phối hợp công tác với các sở, ngành, đơn vị liên quan như: Sở Lao động – Thương binh và xã hội; Bảo hiểm xã hội tỉnh và Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh… nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ thông tin và kết nối giữa tổ chức Công đoàn, cơ quan quản lý Nhà nước với doanh nghiệp, người lao động trong thực thi chính sách pháp luật.

Đối thoại chính sách pháp luật: Giải pháp bảo vệ người lao động từ sớm, từ xa
Nhiều ý kiến, vướng mắc của người lao động được giải đáp qua đối thoại chính sách pháp luật. Ảnh: ĐL

Theo đồng chí Phạm Văn Được, hằng năm, công đoàn và các sở, ngành, đơn vị đều phối hợp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến chính sách mới và đối thoại chính sách pháp luật với sự tham gia của hàng ngàn người sử dụng lao động, cán bộ công đoàn và người lao động trong các doanh nghiệp.

Đây là giải pháp căn cơ để bảo vệ người lao động, trang bị kịp thời cho người lao động những chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến lao động, việc làm, tiền lương, quyền, nghĩa vụ và các quy định về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công tác an toàn, vệ sinh lao động…

“Tổ chức các hội nghị truyền thông, đối thoại chính sách pháp luật giữa các cơ quan chuyên ngành và tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động và người lao động là hoạt động hiệu quả mà chúng tôi đang triển khai thực hiện để trang bị kịp thời kiến thức pháp luật cho người lao động có thể tự bảo vệ cho mình ngay từ sớm, từ xa”, đồng chí Phạm Văn Được chia sẻ.

Video: phỏng vấn chị Nguyễn Thị Ngọc Tuyền, Chủ tịch Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Sài Gòn – Đà Lạt

Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động Cảnh báo lừa đảo tuyển dụng trực tuyến để bóc lột lao động

Tin lời hứa "việc nhẹ lương cao", nhiều nạn nhân được đưa vào làm việc tại các ổ nhóm lừa đảo trực tuyến, bị thu ...

Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi của công nhân lao động Bài 1: Căng mình nghĩ cho quyền lợi của công nhân lao động

Chị Lê Thị Ngọc Oanh - Trưởng ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP. Đà Nẵng là người rất gần ...

Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động Để việc tăng lương mang lại lợi ích lâu dài cho người lao động

Việc tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 là biện pháp quan trọng mà Chính ...

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.