
Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết |
Trong trường hợp người lao động bị Cảnh sát cơ động bắt giữ do liên quan đến chất ma túy; quá trình điều tra, xét xử, Tòa án đã ra Quyết định bị cáo vi phạm tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” và xử phạt 18 tháng tù giam. Vậy doanh nghiệp muốn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải có được không?
Đây là tình huống của độc giả gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.
![]() |
Ảnh minh họa |
Trả lời thắc mắc này, Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global cho biết:
Trong trường hợp người lao động bị kết án tù giam mà không được cho hưởng án treo về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thì doanh nghiệp không được và cũng không cần áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hay bất kỳ hình thức kỷ luật nào khác.
Khi đó người sử dụng lao động có thể áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 để chấm dứt hợp hợp đồng lao động.
Theo đó, khoản này quy định hợp đồng lao động chấm dứt khi “người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động hiện hành, việc chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nêu trên người sử dụng lao động cũng không bị buộc phải gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động.
Video: Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global
![]() Kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng trong nội quy lao động ở mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc duy trì ... |
![]() Thời gian thử việc là vấn đề quan tâm của nhiều người lao động khi bắt đầu đi làm. |
![]() Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ... |