Ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể: Mối nguy lớn nhất từ các suất ăn chế biến sẵn
Đời sống - 12/06/2020 09:07 Ý YÊN (T.H)
Hơn 300 công nhân của Công ty TNHH Apparel Far Eastern Vietnam (trụ sở tại KCN VSIP 1, TX Thuận An, Bình Dương) bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau bữa ăn tăng ca năm 2016 - Ảnh: Vietnammoi |
Hội thảo có gần 200 đại biểu đến từ các ban quản lý, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh thành phía Nam tham dự.
Theo báo cáo của Cục An toàn thực phẩm, từ năm 2015-2019, số vụ ngộ độc thực phẩm trung bình/năm, số người mắc, số người nhập viện và tử vong trung bình/năm đều giảm so với giai đoạn 2010-2014. Tính chung từ năm 2010 – 2019, trên cả nước ghi nhận 1.556 vụ ngộ độc thực phẩm, với hơn 47.400 người mắc; trong đó có 271 người chết, gần 40.190 người phải nhập viện điều trị.
Công nhân Công ty TNHH Ấn Độ Dương bị ngộ độc thực phẩm, phải nhập viện tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang cuối năm 2019 - Ảnh: Linh Giang |
Riêng năm 2020, tính đến ngày 31/5, toàn quốc đã ghi nhận 48 vụ ngộ độc thực phẩm làm hơn 870 người mắc, 824 người nhập viện điều trị và 22 người tử vong. So sánh với cùng kỳ năm 2019, tăng 11 vụ (29,7%) ngộ độc thực phẩm, số người mắc tăng 18 người và tử vong tăng 17 người.
Phân tích từ 1.604 vụ ngộ độc được ghi nhận từ năm 2010 đến năm 2020, nguyên nhân gây ngộ độc chủ yếu do vi sinh vật (chiếm 38,7%), độc tố tự nhiên (28,4%), hóa chất (4,2%)…
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang thăm khám cho một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm là công nhân Công ty Xuất nhập khẩu gỗ Việt Ý, tháng 5/2020 - Ảnh: BVCC |
Đối với các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại các bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp, từ năm 2010 đến năm 2019, cả nước ghi nhận 149 vụ với 10.847 người mắc, 9.889 người nhập viện. Trung bình mỗi năm xảy ra 15 vụ với 1.135 người mắc và 1.084 người nhập viện.
Đáng chú ý trong 2 năm gần đây (2018, 2019), tình hình ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong Khu chế xuất, Khu công nghiệp đã có xu hướng giảm cả về số vụ, số mắc và nhập viện. Các vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp xảy ra nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Bộ và Bắc Bộ, tiếp đến là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (đặc biệt là giai đoạn 2015-2019).
Tính riêng tại tỉnh Đồng Nai, giai đoạn từ năm 2016-2019 xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể và tại các cơ sở nấu suất ăn công nghiệp làm 701 người mắc. Một trong những nguyên nhân chính gây nên ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể tại Đồng Nai là do việc kiểm soát nguồn nguyên liệu đầu vào chưa được chặt chẽ, giá trị mỗi suất ăn thấp (chỉ từ 11.000-14.000 đồng); cơ sở vật chất của các bếp ăn tập thể, các cơ sở cung cấp suất ăn vẫn còn nhiều hạn chế…
Hơn 100 công nhân của Công ty TNHH Kỳ Lợi, KCN Bàu Xéo, Trảng Bom, Đồng Nai nhập viện sau khi bị ngộ độc thực phẩm, tháng 3/2020 - Ảnh: A Lộc |
Phó trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP. HCM Lê Minh Hải cho biết, từ năm 2015 đến 2019 trên địa bàn TP đã xảy ra 22 vụ ngộ độc thực phẩm trong trường học với 196 người mắc. Nguyên nhân là do quá trình chế biến, vận chuyển suất ăn khiến cho vi sinh vật xâm nhập gây ngộ độc.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, nguy cơ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể trong khu chế xuất, khu công nghiệp, trường học... vẫn có thể xảy ra. Một trong những vấn đề đáng chú ý là việc các bếp ăn tập thể sử dụng các nguyên liệu, thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, khâu vận chuyển, bảo quản thực phẩm của các đơn vị sản xuất, kinh doanh và cung cấp suất ăn công nghiệp không đảm bảo an toàn.
Mối nguy lớn nhất chính là từ các suất ăn chế biến sẵn. Qua kiểm tra giám sát, khoảng 70% số vụ ngộ độc thực phẩm là do sử dụng suất ăn từ nơi khác vận chuyển đến.
Các cháu học sinh Trường Mầm non Vườn Mặt Trời bị ngộ độc thực phẩm, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa vào ngày 23/12/2019 - Ảnh: Hà Đồng |
Để ngăn chặn các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các địa phương bố trí cán bộ đặc trách nắm chắc các đối tượng, xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp đối với từng khu chế xuất, khu công nghiệp, từng bếp ăn tập thể. Cùng với đó là nghiên cứu đề xuất chính sách can thiệp về giá thành tối thiểu, khuyến cáo về định mức dinh dưỡng của một suất ăn sẵn cho công nhân.
Đối với các doanh nghiệp chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm cho đơn vị, ký cam kết giữa doanh nghiệp với y tế địa phương, Ban Quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp.
Một trong những biện pháp quan trọng là tăng cường thanh tra, kiểm tra bếp ăn tập thể tại khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm. Đình chỉ hoạt động, xử lý nghiêm các vi phạm đối với các cơ sở cung cấp suất ăn sẵn, cơ sở chế biến thực phẩm, công khai các vi phạm.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/6 |
Tiền “uống nước” từ gói 62 nghìn tỷ |
Từ chính sách đến thực tế đời sống: Còn một khoảng cách lớn |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động