Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm
Đời sống - 26/06/2022 19:12 HÀ PHAN
Đã khó, càng khó hơn
Từ Bà Chiểu lên Đầm Sen rồi vòng xuống quận 5 ra đại lộ Võ Văn Kiệt đi về nhà bên Thảo Điền, tôi cảm giác như đám đông ngoài kia ai cũng “có việc cần thiết”, trong đó có tôi, người phải đi vài nơi gởi ít tiền ủng hộ cho những chỗ cũng đang rất cần thiết.
Ghé qua Bệnh viện Ung bướu, nơi lúc nào cũng có vài chục bệnh nhân trông chờ các nhà hảo tâm đỡ đần họ ít nhiều đơn thuốc ca mổ. Không còn được như vài tháng trước, khi con virus Corona chưa phải là nỗi ám ảnh kinh hoàng và thu hút hết những quan tâm của mọi người, giờ thì những người đang gặp nan y đã khó càng khó hơn khi nhiều giúp đỡ cần kíp ngày càng thưa thớt hơn.
Tôi chỉ biết an ủi họ khi dịch qua đi, mọi thứ trở về như cũ có lẽ sẽ đỡ khó khăn, nhiều người sẻ chia nhưng quả thật chẳng biết đến ngày đó, căn bệnh từng ngày, từng giờ cần đủ mọi thứ chi tiêu, phí tổn của họ đã tàn phá cơ thể héo mòn còm cõi đến đâu? Giờ đây dường như tất cả tập trung vào COVID-19 hết vì nó quá kinh hoàng, lây quá nhanh, truyền nhiễm quá lớn... đủ để người ta tạm “quên” đi những căn bệnh và bệnh nhân khác.
“Cách ly xã hội” dù đã được giải thích chỉ là khuyến cáo, hạn chế chứ chưa phải là mệnh lệnh cấm mọi người ra đường, đi lại, càng chẳng phải phong tỏa toàn quốc, cách ly toàn thành; tuy nhiên, Hà Nội đã vội vã lập chốt ngăn người từ tỉnh ngoài và phải dỡ bỏ lệnh này ngay tức khắc vì hiểu sai “cách ly xã hội”. Đà Nẵng lại chỉ cho bán lương thực, thực phẩm để dân chúng ngơ ngác hỏi nhau mua tã cho con, giấy vệ sinh cho nhà thì làm thế nào? Có nơi ở Quảng Ninh còn đổ đất “nội bất xuất, ngoại bất nhập” toàn thôn! Còn Sài Gòn thì giới chức giao thông vội vã định đóng phà Cát Lái qua lại Nhơn Trạch, Đồng Nai! May mà 22 giờ đêm, lãnh đạo thấy chẳng đúng chút nào, làm ăn giao thương qua lại ra sao được, nên bỏ ngay cái này.
Mỗi nơi hiểu một khác thuật ngữ chưa từng có trong từ điển và lần đầu tiên xuất hiện trên trái đất, không chỉ dân khó nghĩ và nhiều quan chức lúng túng để rồi cứ sai rồi sửa, sửa rồi chẳng biết có đúng không.
Lo âu nhưng không ai bất ngờ, hốt hoảng
“Cách ly xã hội” chưa hết buổi sáng đầu tiên thì 11 giờ trưa, Thủ tướng công bố dịch toàn quốc. Như vậy không chỉ một vùng dịch, tỉnh dịch hay khu vực dịch mà giờ đây Việt Nam đã là “quốc gia dịch”, điều có lẽ ai cũng hiểu dù chẳng muốn đón chờ mà chỉ còn chờ công bố chính thức. Dường như đang quen dần với những yêu cầu, chỉ đạo, mệnh lệnh... ngày càng nghiêm khắc hơn nên cũng chẳng mấy ai bất ngờ, hoảng hốt với những biện pháp ngày càng nghiêm khắc hơn.
Mọi nhà, mọi người đều đã chuẩn bị tâm thế cho những tình huống trên và thậm chí xấu hơn chút nữa thì mọi thứ cũng đã sẵn sàng. Mẹ tôi, người hay lo gần như nhất quả đất cũng chỉ cười trong điện thoại rồi trấn an ngược tôi khi lo lắng cho cụ: “Không lo con ạ! Mẹ có 10 kí gạo, cá khô còn, trứng 3 vỉ, 1 thùng mì, mấy cái bắp cải, 3 quả bầu, 2 quả bí với chục hộp thịt con mua đủ để bà già này chiến đấu cả tháng”.
Không như 1, 2 tuần trước, nhận được tin ai thân quen, gần gũi lên đường cách ly hay phong tỏa tại gia cũng ít nhiều thở dài ngao ngán, giờ thì xung quanh chỗ nào cũng thấy nhà ai đó không cách ly xa cũng ngay ở nhà. Bạn tôi, người nổi danh với cuộc “giải cứu” con trai từ Pháp và chỉ đạo online con về Việt Nam chuyến bay cuối cùng đã vào cách ly đã 13 ngày đang hồi hộp chờ hết ngày cuối gặp con.
Bạn viết “Ngày thứ 13! Nó bảo: Mai họ cho đón từ sau 7h đấy mẹ. Mẹ đến mấy giờ cũng được. Kèm ảnh minh họa xét nghiệm “cô vy” ngày 31/3 âm tính! Thở phào nhẹ nhõm. Không phải là nó âm tính mà thở vậy, mà chắc chắn là cả phòng cũng âm tính nên sẽ không còn lo lắng gì nữa. Chắc chắn mai về thôi!”. Khi viết những dòng này thì đây: “Ngày thứ 14! Dậy sớm. Ngủ thấp thỏm. Hẹn chuông 6h. Mà 4h tỉnh. 4h30 sờ điện thoại. 5h lại sờ... bực mình dậy luôn! Lại nhớ câu chuyện hôm trước, trước ngày về một hôm, phòng cháu tao có một đứa sốt. Dương tính. Thế là cả phòng tiếp tục cách ly 14 ngày. Hóng!”.
Vì sức khỏe người dân…
Cả ngày hôm qua, khi mà ổ dịch ngoài Bạch Mai chưa dừng, ổ dịch quán bar Buddha ở Sài Gòn lại phát hiện thêm một ca dù đến đấy từ 14/3 và lần kiểm tra đầu kết quả âm tính! Sài Gòn lại phát lệnh truy tìm ai từng đến đấy, nếu không ra sẽ “xử lý theo pháp luật”.
So với con số dự đoán ít nhất 300 ca nhiễm ở Việt Nam đến 01/4 thì 218 ca trên thực tế đến cuối ngày hôm nay cũng phần nào làm dân chúng đỡ lo, trút bớt gánh nặng ổ dịch bùng phát với những hình ảnh thê thảm bên Ý, Anh, Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha... Nhưng những ngày tới, ngày của 2 tuần quyết định Việt Nam sẽ vượt qua dại dịch như thế nào sẽ còn nhiều căng thẳng, hồi hộp và kịch tính!
Mai là Giỗ tổ Hùng Vương, một trong những ngày lễ lớn của toàn dân nhưng chẳng mấy ai háo hức như mọi năm, cả trên face cũng vắng lặng những câu chuyện đùa giỡn ngày Cá tháng 4. Tâm trí mọi người đang dồn vào cách chống chọi với dịch bệnh, mua sắm và tích trữ ra sao nếu “phong tỏa toàn thành” và nhất là làm thế nào để con virus Corona không ghé thăm mình, đừng bén mảng đến người thân. Dường như mọi chú ý, vui buồn, tin tức, câu chuyện, hỏi thăm... cuối cùng rồi cũng hướng đến COVID-19!
Cả ngày hôm nay, tin đáng chờ đợi nhất có lẽ là 61.000 tỷ sẽ được chia sẻ cho khoảng 20 triệu dân nghèo, gặp khó, mất việc làm, giảm thu nhập vốn đã ít ỏi... trong dịch bệnh này. Chính phủ đã quyết, các bộ, ngành đã thông, tiền đã sẵn sàng và chỉ chờ xem danh sách 20 triệu người ấy, tiền sẽ đến tay từng người với mức 500.000 - 1.000.000 đồng/tháng trong 3 tháng 4, 5, 6/2020.
Tôi biết mình không có trong danh sách ấy nhưng cũng thở phào nhẹ nhõm cho những người khốn khó ngoài kia, những người làm ngày nào xào ngày ấy và mất việc luôn đồng nghĩa với mất ăn, mất nguồn sống và mất rất nhiều thứ khác... Mai đây những chị bán vé số cùng với khoản tiền hỗ trợ thêm khoảng 50.000 đồng/ngày đến khi xổ số phát hành lại, anh rửa xe mất việc, người dọn phòng khách sạn đóng cửa do chẳng có khách... sẽ lần đầu tiên trong đời cầm được những đồng tiền quốc gia chia sẻ.
Với họ, tôi biết từng đó cũng kha khá lúc này, còn với nhiều người như tôi hay giàu có hơn nữa đó lại là niềm an ủi trong một quốc gia đang phải căng mình chi ra mọi thứ và nguồn thu ngày càng còm cõi vì phải “hy sinh lợi ích kinh tế vì sức khỏe người dân”…
Lúc nào thì nên giãn cách xã hội? Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19, sáng ngày 30/7, đã có thêm 9 ca bệnh dương ... |
Các phương tiện ở Hải Dương lưu thông thế nào sau khi hết cách ly xã hội? Đêm 3/3/2021 là một đêm không ngủ của Hải Dương. Đồng hồ điểm 0h, người dân địa bàn tỉnh vỡ òa trong cảm xúc khi ... |
Hà Nam: Cách ly xã hội tại xã Đạo Lý UBND tỉnh Hà Nam chỉ đạo thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ 13 ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai