Kỳ 2: Công tác cán bộ: Nhìn từ tương quan giữa chính sách, pháp luật và thực tiễn
Đảng với công nhân - 05/10/2022 13:08 QUỐC THẮNG - MINH KHÔI
Kỳ 1: Đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc, sai trái đối với công tác cán bộ của Đảng |
1. Chính sách, pháp luật về công tác cán bộ: cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ để thực thi
Quan điểm nòng cốt của Đảng ta về công tác cán bộ là phải được tiến hành đúng nguyên tắc, quy trình, công tâm, khách quan, phát huy dân chủ, trí tuệ của tập thể và cán bộ, đảng viên. Quan điểm đó vừa dựa trên quá trình thực hiện công tác cán bộ trong lịch sử vừa là bộ khung nền tảng để hình thành mọi chủ trương, chính sách và nhận định về tình hình công tác cán bộ. Quan điểm đó hướng đến mục tiêu làm sao để xây dựng một đội ngũ cán bộ có “tâm”, “tầm”, “trí” theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Thế nào gọi là “tâm”, “tầm”, “trí” của người cán bộ lãnh đạo, quản lí trong giai đoạn hiện nay? Dựa trên quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta có thể thấy, đây là ba phẩm chất cốt lõi, có tính chất khái quát về phẩm chất của người cán bộ. "Tâm", "tầm", "trí" phải trở thành những phẩm chất thường trực, bền vững trong tư duy, đạo đức, lối sống của người cán bộ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Ảnh: GDTĐ |
Quan niệm “làm người cốt ở cái tâm”, “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài” cho thấy truyền thống của dân tộc ta chú trọng đến khía cạnh này. “Tâm” của người cán bộ lãnh đạo, một mặt, phải được kế thừa từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc và thời đại, mặt khác, là sự thể hiện của chủ nghĩa nhân văn cộng sản. "Tâm" cũng thể hiện ở bản lĩnh chính trị, lòng trung thành đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân cũng như việc dám chịu trách nhiệm trước Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.
“Tầm” là nhãn quan, tầm nhìn, kỹ năng, cách thức nhìn nhận, đánh giá, xem xét các vấn đề trong đời sống xã hội, trong phạm vi, trách nhiệm mà mình được giao phó. "Tầm"còn được hiểu ở khía cạnh dự đoán xu thế cũng như nhận ra được mối tương quan giữa đời sống xã hội với phạm vi, trách nhiệm của mình. Hơn thế nữa, “tầm” ở đây còn được thể hiện ở những nét văn hóa, ở những giá trị nhân văn của cán bộ cách mạng trong quá trình thực thi các nhiệm vụ được giao và trong đời sống. “Tầm” ở đây còn được cụ thể hóa qua tầm nhìn của người cán bộ lãnh đạo trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
“Trí” là yêu cầu về sự hiểu biết sâu rộng của người cán bộ và việc vận dụng những khả năng ấy vào hoạt động thực tiễn. Phẩm chất ấy thể hiện ở kiến thức toàn diện về xã hội cũng như trong lĩnh vực mà người cán bộ được giao nhiệm vụ. “Trí” ở đây không chỉ là tri thức về chuyên môn mà còn là sự kết hợp hài hòa giữa việc đề ra kế hoạch, các công việc thực tiễn với công tác Đảng, công tác chính trị, công tác tư tưởng. Việc nắm vững, thấm nhuần các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn, chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở nên rất quan trọng để “trí” của người cán bộ có ích cho đất nước, dân tộc, nhân dân.
Mỗi chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác cán bộ đều dựa trên quan điểm cốt lõi của Đảng để triển khai. Hay nói cách khác, chính sách, pháp luật về công tác cán bộ là sự cụ thể hóa phương hướng thực thi quan điểm cốt lõi này. Mỗi văn bản, vừa dựa trên tính chất bao quát của cả 3 phẩm chất đó, vừa thể hiện vai trò đặc trưng “chuyên trách” để hình thành một trong 3 phẩm chất trên.
Một số văn bản tiêu biểu trong công tác cán bộ có thể kể đến là: Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Cán bộ, công chức; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Bộ luật Hình sự; Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản dưới luật (các pháp lệnh, nghị định, thông tư). Các quyết định về công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ cũng là nhóm văn bản thực hiện chủ trương về công tác cán bộ.
Quang cảnh Hội nghị lần thứ 6, khóa XIII, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Ảnh: chinhphu.vn |
Nhóm văn bản về quy trình, thẩm quyền, bổ nhiệm và trách nhiệm của cán bộ bao gồm: Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (Điều 51), được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ (Nghị định số 24) và Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo (Quyết định số 27). Đây là các văn bản tạo ra khung pháp lý để đảm bảo công tác bổ nhiệm cán bộ được công khai, minh bạch - một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn một cách khách quan các cán bộ có "tâm", "tầm" và "trí". Trong nhóm văn bản này, Nghị định số 157/2007/NĐ-CP (khoản 5 Điều 7, khoản 1 Điều 6), Nghị định 56/2015/NĐ-CP (Điều 6, Điều 24) có nội dung về vấn đề vi phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan là rất thiết thực. Tính toàn diện của hai văn bản này thể hiện ở việc phân loại các hình thức trách nhiệm (dân sự, vật chất, hình sự, …).
Nhóm văn bản về phòng chống tham nhũng đã thể hiện vai trò tích cực trong công tác cán bộ. Cụ thể là Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018, Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa một cách khoa học về công tác cán bộ của Đảng. Những hành vi tiêu cực trong công tác cán bộ được cụ thể hóa như: không bố trí, đề bạt, bổ nhiệm những người có quan hệ gia đình (Điều 20 - Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018); biện pháp xử lý mọi hành vi vi phạm trong thời gian công tác của cán bộ, công chức đã nghỉ việc, nghỉ hưu (khoản 5 Điều 84 - Luật Viên chức năm 2019 ); quy định về “Tội nhận hối lộ” (Điều 354), “Tội đưa hối lộ” (Điều 364) của Bộ luật Hình sự năm 2015;…
2. Chính sách, pháp luật về công tác cán bộ: vấn đề áp dụng trong thực tiễn
Qua thực tế, chúng ta thấy, Quốc hội, Chính phủ đã giám sát chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương, chính sách trong việc bổ nhiệm cán bộ. Những thành quả đó không chỉ thể hiện ở cấp trung ương mà còn ở địa phương. Trên tinh thần tích cực hoàn thiện công tác cán bộ, nhiều địa phương đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để không xảy ra những tiêu cực, sai phạm. Nhờ đó, tình trạng chạy chức, chạy quyền, một số quyết định không đúng về công tác cán bộ đã được xử lý kịp thời.
Những chủ trương kịp thời như Hướng dẫn 16 của Ban Tổ chức Trung ương nhằm giúp thực hiện Quy định số 50-QĐ/TƯ của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ thực sự thiết thực. Sự linh hoạt cho thấy tính mềm dẻo trong công tác cán bộ, mở rộng thêm cơ hội cho cán bộ rèn luyện, phấn đấu. Theo đó, cán bộ được bổ nhiệm chức danh A phải đảm bảo 10 điểm, tuy nhiên, khi đưa cán bộ vào diện quy hoạch, có thể thời điểm đó cán bộ mới đạt 9 hoặc 9,5 điểm thì vẫn có thể được xem xét. Chủ trương đó phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu hiện nay và qua đó chuẩn bị kỹ cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Chúng ta rất ghi nhận việc tuân thủ quan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ và rất ghi nhận cách làm sáng tạo, quyết liệt của một số địa phương. Chẳng hạn các địa phương như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nam, Bắc Ninh, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, … đã mạnh dạn tiên phong thực hiện quy trình 5 bước trong công tác bổ nhiệm cán bộ theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương. Việc thêm hai bước trong quy trình mới này đã bước đầu mang lại hiệu quả tích cực.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao quyết định bổ nhiệm Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh cho ông Nguyễn Anh Tuấn, ngày 23/7/2022 - Ảnh: TTXVN |
Những chủ trương như việc cán bộ phải trình bày đề án công tác trước khi bổ nhiệm của Tỉnh ủy Quảng Ninh cho thấy đây là cách làm đề cao tính dân chủ, tạo hiệu ứng tích cực; cán bộ có thêm cơ hội thể hiện năng lực, tổ chức chọn được đúng người, phân công đúng nhiệm vụ, trao cơ hội vào tay cán bộ trẻ. Chủ trương đó chính là sự nhận thức sâu sắc nhận định của Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) về những yếu kém của công tác cán bộ là “Bố trí cán bộ trong nhiều trường hợp còn nặng về cơ cấu, lúng túng, bị động...; hẹp hòi, định kiến, không mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ”.
Chúng ta cần tuân thủ chính sách, pháp luật và chúng ta cũng cần những cách làm sáng tạo để khắc phục những yếu kém và đó cũng là một cách gợi mở cho việc hoàn thiện chính sách, pháp luật.
Một khi chính sách, pháp luật được hoàn thiện dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn thì công tác cán bộ sẽ ngày càng hoàn thiện. Trong Báo cáo số: 4201/BC-BNV của Bộ Nội vụ về Tổng kết thi hành Luật Cán bộ, công chức có nêu lên việc thực hiện pháp luật về xử lý hành vi vi phạm trong công tác cán bộ gặp nhiều khó khăn đối với các đối tượng đã nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác, nghỉ việc. Lý do là nhiều quy định “chưa thống nhất, áp dụng vào thực tiễn còn nhiều khoảng trống, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý cán bộ, công chức”.
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19/5/2018 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ cũng nêu rõ việc cần bảo đảm tính thống nhất giữa phân cấp, phân quyền giữa các cấp, các cơ quan cần phải đi kèm với “ràng buộc trách nhiệm, với tăng cường kiểm tra, giám sát”. Cần có một cơ chế đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ quyền lực. Nghị quyết cũng nêu rõ hạn chế của chính sách, pháp luật hiện này là “Chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ. Thiếu chặt chẽ, hiệu quả trong phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm”.
Như vậy, luật hóa chủ trương trở nên hết sức quan trọng cho quá trình hoàn thiện quy trình và đảm bảo mọi nhiệm vụ trong công tác cán bộ đi đúng với chủ trương của Đảng, Chính phủ. Khi văn bản quy phạm pháp luật được ban hành cần kèm theo văn bản hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể và chi tiết. Một quy định được luật hóa luôn dựa trên tình hình thực tế nhưng cần được dự đoán các tình huống có thể gặp phải khi áp dụng để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đa dạng.
Vậy, phải làm gì để chính sách, pháp luật thực sự là công cụ hữu hiệu trong công tác cán bộ? Để công tác cán bộ ngày càng hoàn thiện hơn?
3. Chính sách, pháp luật về công tác cán bộ: chi tiết hóa và đồng bộ để hoàn thiện văn bản
Chi tiết hóa và đồng bộ là 2 yêu cầu căn bản trong hoàn thiện văn bản về chính sách, pháp luật về công tác cán bộ. Không chi tiết hóa, chúng ta sẽ lúng túng trong áp dụng và có thể dẫn đến áp dụng sai tinh thần. Không đồng bộ, các quy quy định có thể chồng chéo, mâu thuẫn.
Chúng ta đã quy định các hình thức trách nhiệm (dân sự, vật chất, hình sự, …) về vấn đề vi phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan (Nghị định số 157/2007/NĐ-CP, khoản 5 Điều 7, khoản 1 Điều 6; Nghị định 56/2015/NĐ-CP, Điều 6, Điều 24) nhưng cần chi tiết hóa bằng các văn bản hướng dẫn áp dụng từng hình thức trách nhiệm này. Có thế thì các hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, lộng quyền hoặc không thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và những việc phải làm trên cương vị được giao trong công tác cán bộ” được nêu rõ trong Quy định số 205-QĐ/TW ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị mới được cụ thể hóa.
Như đã nói ở trên, cần đề cao tính đồng bộ trong các văn bản thuộc lĩnh vực này: đồng bộ giữa các văn bản về một nội dung và đồng bộ giữa các địa phương. Chẳng hạn, những nội dung về tiêu chuẩn bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo còn có một số chỗ cần hoàn thiện. Tiêu biểu như các địa phương căn cứ vào tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm công chức quy định tại Điều 40 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ nhưng trên thực tế “xảy ra tình trạng cùng một chức vụ như nhau nhưng tiêu chuẩn ở mỗi địa phương lại khác nhau” [1].
Đối với quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, cần một văn bản chi tiết hướng dẫn để làm sao nhận xét chúng ta đi sát với tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Nhận xét cán bộ không thể chỉ căn cứ vào những biểu hiện bên ngoài của họ, mà phải đi sâu tìm hiểu bản chất của họ; không thể chỉ dựa vào một việc làm của họ, mà phải tìm hiểu tất cả các công việc mà họ thực hiện; không thể chỉ xem xét cán bộ trong một thời điểm, mà phải thấy rõ lịch sử của họ” [2].
Đối với đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, việc ban hành văn bản quy định về tiêu chí, quy trình đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức lãnh đạo là hết sức cần thiết. Đánh giá này không chỉ dựa trên các tiêu chuẩn về lập trường tư tưởng, trình độ chuyên môn mà cần đưa ra các khung quy định về những kết quả cụ thể, sát thực trong quá trình hoạt động và phải có minh chứng.
Nhiều năm qua, hình thức bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo thông qua thi tuyển cho thấy những hiệu quả tích cực trong thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Chính phủ. Bổ nhiệm thông qua thi tuyển bảo đảm được tính cạnh tranh, chống chạy chức, chạy quyền. Chúng ta cần nhân rộng mô hình này bằng việc ban hành một quy chế, quy trình thi tuyển để các cuộc thi tuyển đảm bảo tính khoa học và hiệu quả.
Để hoàn thiện và nâng cao “tâm”, “tầm”, “trí” của người cán bộ, việc hoàn thiện pháp luật, chính sách là một trong những yếu tố then chốt. Những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ, đặc biệt là ở quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm và xử lý những sai phạm trước hết là do những hạn chế, bất cập trong hệ thống pháp luật, chính sách. Pháp luật, chính sách được xem là công cụ, cầu nối giữa chủ trương, quan điểm của Đảng, Chính phủ với quá trình thực thi công tác cán bộ. Cầu nối, công cụ chưa hoàn thiện thì quá trình thực hiện còn những bất cập.
Pháp luật và chính sách là yếu tố then chốt nhưng không thể bao hàm hết được mọi khía cạnh của công tác cán bộ. Những sai phạm, khuyết điểm xảy ra trong thực tế không phải hoàn toàn xuất phát từ nguyên nhân bất cập của pháp luật, chính sách. Tự tu dưỡng, phấn đấu, rèn luyện bản thân của người cán bộ có vai trò quyết định đối với các yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực, đạo đức. Với ý nghĩa đó, nhiệm vụ mà Đảng và Nhân dân giao phó cho người cán bộ không chỉ được thể hiện trong công tác của mỗi cán bộ, mà còn có ý nghĩa nêu gương, giáo dục, cảm hóa các thế hệ tiếp nối.
CHÚ THÍCH
[1] Bộ Nội vụ: Báo cáo số 4201/BC-BNV về tổng kết thi hành Luật Cán bộ, công chức, tr.10.
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, t. 5, tr. 321.
Kỳ 3: Đảng luôn nhất quán quan điểm lấy hiệu quả thực tiễn làm cơ sở đánh giá cán bộ
Đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, sai trái đối với công tác cán bộ của Đảng Những luận điệu xuyên tạc, sai trái đối với vấn đề công tác cán bộ của Đảng thường được phát tán mỗi khi có cán ... |
Ngôi sao sáng phương Nam Những ngày qua, du khách khắp nơi nô nức xuống phà qua sông Hậu để đến với cù lao Ông Hổ, đến với Bác Tôn ... |
Độc lập và hội nhập - Sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại Sau hơn 35 năm đổi mới, trong bối cảnh mới, để hóa giải nguy cơ mới và chớp lấy thời vận mới, Đất nước càng ... |
Tin cùng chuyên mục
Đảng với công nhân - 18/11/2024 16:52
6 trọng tâm tạo phát triển đột phá trong “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”
Trong các bài viết, bài phát biểu quan trọng gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập vấn đề “kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”. Để làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản về vấn đề này, một cuộc hội thảo khoa học quốc gia vừa được tổ chức hôm 15/11, với chủ đề: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập hợp 51 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học và nhà lãnh đạo.
Đảng với công nhân - 18/11/2024 14:45
Thống nhất nhận thức về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Sáng ngày 15/11/2024, tại Hà Nội, Hội đồng khoa học các ban Đảng Trung ương và Tạp chí Cộng sản đã tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn". Tạp chí Lao động và Công đoàn trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu Kết luận Hội thảo của đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương.
Đảng với công nhân - 16/11/2024 18:55
Nữ đảng viên gần 30 năm... cầm chổi
“Trong giây phút tuyên thệ dưới lá cờ Đảng, tôi đã không cầm được nước mắt bởi sự xúc động. Vậy là cùng với chồng, tôi đã là đảng viên để làm tấm gương cho con tôi sau này phấn đấu noi theo”, chị Nguyễn Thị Oanh chia sẻ.
Đảng với công nhân - 10/11/2024 20:00
Kỷ nguyên mới và định hướng đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
Những ngày gần đây nhiều trí thức, đảng viên quan tâm đến một loạt bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm cả về nội dung và cách diễn giải vấn đề. Chẳng hạn, vấn đề lãng phí không phải là mới, nhưng cách đặt vấn đề, cách phân tích và diễn giải về lãng phí làm cho người ta đặc biệt chú ý.
Đảng với công nhân - 04/11/2024 10:09
Để công nhân xa quê, nhưng không rời xa Đảng
Việc lựa chọn đi làm ăn xa của đảng viên là chính đáng nên hầu hết các chi ủy, chi bộ đều quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên có việc làm, ổn định cuộc sống. Từ đây, nhiều cách làm hay trong quản lý đảng viên đi lao động, làm công nhân, làm việc xa nơi cư trú đã được ra đời…
Đảng với công nhân - 18/10/2024 19:32
“Nắng gió công trường đã rèn giũa nên con người tôi hôm nay”
Vẻ bề ngoài là người đàn ông rắn rỏi, dạn dày với nắng gió công trường, vậy nhưng khi chia sẻ về công việc của mình, anh Ngô Văn Nghị - Tổ trưởng tổ kỹ thuật, Công ty Cổ phần Xây lắp và Thương mại COMA 25 lại như trở thành một người khác - một thanh niên sôi nổi và tràn đầy nhiệt huyết. Đặc biệt khi nói về hành trình của người đảng viên, chúng tôi đã thấy rõ niềm tự hào lấp lánh trong đôi mắt anh.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng