Khóc cũng nên khóc cho đúng
Cà phê tối - 20/10/2020 09:30 Vũ Hùng
"Nghĩa tử là nghĩa tận" “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” Vị tướng ở Rào Trăng và tai họa tại… ông Trời! |
Tính đến chiều 19/10, có 128 người đã hy sinh, tử nạn và mất tích trong mấy ngày qua vì lũ lụt. Ảnh: NLĐ |
Nước mắt đã rơi ở khắp nơi vì thương tiếc 128 người (tính đến chiều qua 19/10) đã hy sinh, tử nạn và mất tích trong mấy ngày qua vì lũ lụt. Nước mắt cũng ngập tràn trên MXH vì xót xa cho đồng bào miền Trung đau khổ oằn mình trong mưa gió, ngập úng.
Nhưng, có một chuyện mà dù đang đau thương cũng cần phải nói ra. Đó là việc rất nhiều các status, các bài viết, tin ảnh đăng trên Facebook mấy ngày nay đều sử dụng rất tuỳ tiện 2 bức ảnh dưới đây.
Cả 2 bức ảnh này tuyệt đối không liên quan đến vụ lũ lụt ở miền Trung hiện nay.
Bức ảnh được không ít cư dân mạng chia sẻ. Ảnh: MXH |
Bức thứ nhất chụp cách đây 6 năm, vào ngày 11/7/2014. Ảnh chụp tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Trong ảnh là lễ truy điệu 18 phi công và quân nhân chuyên nghiệp đã hy sinh do máy bay gặp sự cố trong khi đang làm nhiệm vụ, rơi tại Thạch Thất, Hà Nội ngày 7/7/2014. Lễ tang này do Quân chủng Phòng không – Không quân tổ chức, chứ không phải là Quân khu 4 và tại Hà Nội chứ không phải trong Huế.
Bức ảnh thứ 2 là chú bé mình đầy bùn đất. Ảnh: MXH |
Bức ảnh thứ hai xuất hiện trên mạng vào trung tuần tháng 6 năm nay, và được báo VnExpress đăng lại trong chuyên mục Giải trí ngày 24/6/2020, tức là cách đây 4 tháng. Và lúc ấy, thưa các “anh hùng bàn phím”, miền Trung ta đang hạn hán chứ chưa mưa, chưa lũ lụt.
Theo như người đăng bức ảnh này trên mạng kể lại thì chú bé này theo mẹ ra đồng. Chẳng hiểu mải nghịch ngợm hay ngủ gật mà bé ngã lăn xuống vũng bùn trên đồng, bị bùn bám từ đầu đến chân trông như một thỏi sô-cô-la đang chảy nước.
Người chụp đã chụp lại khoảnh khắc này như một kỷ niệm vui cho gia đình và chú bé. Các bạn chỉ cần nhìn thoáng cũng thấy sự vô lý của bức ảnh nếu được gán cho là chụp ở vùng lũ lụt. Các lá cây ngô sau lưng chú bé đều sạch bong. Đất dưới chân chú bé thì khô cong.
Vậy mà có một số người “mạnh dạn” đã dùng bức ảnh thứ nhất đó để minh hoạ cho các bài viết của mình về lễ tang 13 cán bộ chiến sĩ tổ chức ở Huế. Dùng ẩu thế là bất kính, là thất lễ và vô tâm, vô tình lắm với cả 18 phi công hy sinh 6 năm trước cùng 11 cán bộ chiến sĩ Quân khu 4 và 2 cán bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa mới hy sinh cách đây tròn 1 tuần. Mà đăng ảnh tang lễ lẫn lộn thế là rất kiêng với các linh hồn của những người đã khuất nữa đấy ạ.
Ảnh thứ hai cũng được dùng làm ảnh minh hoạ như trong ảnh thứ nhất. Bi hài hơn là ngoài các bài viết dùng ảnh thứ hai này để minh hoạ, tôi còn đọc được trên MXH có đến dăm bảy bài thơ, lục bát có, thất ngôn tứ tuyệt có, dài loằng ngoằng như trường ca cũng có.
Và tất cả các áng thơ văn lai láng đó đều có điểm chung là khóc sướt mướt, thương hại cho chú bé lấm bùn, rồi than thân trách phận thay cho các cháu bé vùng lũ lụt, và tất nhiên có cả lên án chính quyền, trách cứ các cơ quan có trách nhiệm sở tại không quan tâm đến cứu hộ, cứu nạn cho con thơ trẻ nhỏ vùng lũ lụt.
Tình trạng sử dụng tin ảnh không đúng sự thật để rồi khóc nhầm, thương sai thế này, các cụ ta xưa hay mắng nặng là “mả cha không khóc lại đi khóc cái tổ mối”.
Còn chúng ta giờ hiện đại, văn minh hơn các cụ (ít nhất trong cái khoản có Internet và Facebook), chúng ta “thoáng” hơn các cụ nhiều, nhưng cũng cần rất cẩn trọng và tôn trọng sự thật cũng như nguồn của các tin, ảnh trong việc minh hoạ cho các bài viết, áng thơ văn của mình trên MXH khi viết về những người đã khuất hay đang lâm khổ nạn quanh ta.
Bởi việc sử dụng không đúng các thông tin, minh họa, cụ thể là việc sử dụng 2 bức ảnh trong ví dụ trên, đôi khi các bạn đã vô tình bóp méo cả một sự thật đau lòng, làm hài hước cả một tình cảnh đau thương. Và nước mắt vì thế đã không rơi đúng chỗ và đúng lúc.
Mọi nỗi đau đều không cần thêm bớt. Nước mắt thì không phải là nước sông Đuống của chị Shark Liên, mà là máu ứa từ trái tim mỗi người trước nỗi đau khổ của đồng chí, đồng bào, đồng loại, nên rất cần được nâng niu và tôn trọng.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 20/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 20/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 40,6 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Cho “con cá” hay “cần câu”? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong những ngày qua, đặc biệt là khi nhiều hoạt động thiện nguyện diễn ... |
Có phải lấy chồng chỉ lãi đứa con? Một số bạn nữ công nhân than vãn lấy chồng mất mát quá nhiều, chỉ lãi đứa con. Vậy người đàn ông lấy vợ có |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?