Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty

Do tình hình mưa lũ rất phức tạp, các cấp công đoàn tỉnh Thái Nguyên cùng với doanh nghiệp đã ngay lập tức có những phương án hỗ trợ kịp thời cho đoàn viên và người lao động, vừa đảm bảo an toàn và sản xuất kinh doanh.

Sắp xếp chỗ ở cho công nhân ngay tại doanh nghiệp

“Do tình hình mưa bão ngập lụt của tỉnh Thái Nguyên chúng ta rất nghiêm trọng. Công ty đã nhanh chóng sắp xếp chỗ ở tạm thời cho công nhân ngay trong công ty. Anh chị em nào tan ca chưa về được nhà, anh chị em nào khắc phục đi làm được ca đêm nhưng khó về sau khi tan ca thì có thể liên hệ ngay… để đăng ký ở lại và được hướng dẫn 24/24” - thông báo của Công ty TNHH SR Tech đóng tại khu B, KCN Sông Công 1- đường Cách Mạng Tháng 10, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tới toàn thể 2.025 lao động trong ngày 10/09.

Anh Triệu Minh Toàn (quê huyện Đại Từ) - công nhân bộ phận SR-REAR không giấu nổi niềm vui khi biết thông tin này.

“Ngay sau khi có thông báo của công ty tôi đăng ký ở lại luôn. Lý do cũng bởi chiều qua sau khi tan làm, tôi có gọi điện về cho mẹ. Mẹ tôi bảo nước vào đến sân nhà rồi, đường ngập lắm con đừng về nguy hiểm lắm. Tối qua tôi ở tạm ký túc xá của công ty rồi”, anh Toàn cho biết.

Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
Chỗ ở cho công nhân lao động tại Công ty TNHH SR Tech có đầy đủ quạt mát, chăn màn, đệm. Ảnh: ĐVCC

Bà Nguyễn Thị Bích Hân - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH SR Tech cho biết hoạt động này do công đoàn phối hợp với bộ phận hành chính và nhân sự của công ty thực hiện. Bộ phận hành chính lên phương án và chuẩn bị chỗ ăn và ở cho người lao động. Bộ phận nhân sự thông báo tổ trưởng từng xưởng thống kê danh sách đăng ký.

“Tính đến ca ngày hôm 10/9 đã có 311 công nhân viên phải nghỉ làm do tình trạng ngập lụt. Nhận thấy sự khó khăn của công nhân lao động khi đi lại, doanh nghiệp phối hợp với công đoàn bàn giải pháp hỗ trợ công nhân lao động. Chính vì vậy, chúng tôi đã nhanh chóng quyết định sắp xếp chỗ ở tạm thời cho công nhân ngay trong công ty”, bà Hân cho hay.

Bà Hân cũng cho biết thêm, công ty không hạn chế thời gian hỗ trợ. Toàn bộ chi phí ăn uống trong thời gian công nhân ở lại đều do công ty chi trả.

“Chỉ cần công nhân và người lao động vẫn cần đến sự trợ giúp, chúng tôi vẫn luôn sẵn lòng hỗ trợ. Chỉ mong sao, họ chịu ở lại, yên tâm làm việc, đảm bảo an toàn tính mạng”, bà Hân cho biết thêm.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn, ông Dương Văn Thái - Chủ tịch Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cho biết, hiện chưa có thống kê chính xác số công nhân lao động đang ở trong vùng lũ.

“Hiện các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vẫn hoạt động bình thường. Tuy nhiên, do số lượng công nhân bị ảnh hưởng bởi lũ phải nghỉ làm nên rơi vào tình trạng thiếu hụt lao động tạm thời. Do đó, Công đoàn Khu công nghiệp cùng công đoàn cơ sở và lãnh đạo các doanh nghiệp đưa ra phương án sắp xếp cho người lao động ở tại doanh nghiệp sau giờ làm việc”, ông Thái cho biết.

Thái Nguyên: Sắp xếp chỗ ở tạm thời cho công nhân ngay trong công ty do mưa lũ
Công đoàn các Khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên cùng với CĐCS Công ty TNHH Shinsung C&T Vina đến thăm động viên nhân dân trên địa bàn huyện Phú Bình. Tại đây, đoàn đã trao tặng các nhu yếu phẩm như đồ ăn và nước uống với mong muốn chia sẻ phần nào những khó khăn do nước lụt gây ra. Ảnh: ĐVCC

Ông Thái cho hay, đơn vị cũng chỉ đạo công đoàn cơ sở phối hợp với doanh nghiệp thống kê chính xác số lượng người lao động ở vùng nào, ảnh hưởng bởi lũ ra sao, thiệt hại như thế nào để có phương án hỗ trợ.

“Hiện nay nhiều địa bàn ở tỉnh Thái Nguyên bị ảnh hưởng nặng nề do lũ nên tình trạng mất điện, mất sóng điện thoại xảy ra. Chính vì vậy công tác liên lạc cũng còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi đang cố gắng để có con số thống kê đầy đủ và chính xác công nhân lao động ảnh hưởng do mưa lũ trong thời gian sớm nhất”, ông Thái chia sẻ thêm.

Kịp thời hỗ trợ, san sẻ khó khăn với Nhân dân, đoàn viên, người lao động

Ngày 10/9, tại điểm ngập lụt thuộc xã Thượng Đình (huyện Phú Bình), ông Đoàn Mạnh Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên đã đến tận nhà thăm hỏi, chia sẻ, động viên các gia đình trong vùng chịu ảnh hưởng từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống và trao nhu yếu phẩm, thức ăn, áo phao...

“Nguồn kinh phí thực hiện cứu trợ cho người dân được trích từ quỹ chi thường xuyên và quỹ xã hội. Đây là các quỹ phục vụ xã hội, từ thiện, các trường hợp thiên tai hỏa hoạn, những người nghèo, hộ dân chính sách... trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tổng hai địa bàn Phú Bình và Đồng Hỷ chúng tôi đã vận chuyển tiếp tế hơn 200 thùng mì tôm và khoảng 150 áo phao. Đây là các khu vực ngập nặng mà công đoàn cơ sở đã thông tin”, ông Thắng cho biết.

Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty

Ông Đoàn Mạnh Thắng - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên chia sẻ, động viên người dân vùng bị thiệt hại, ảnh hưởng do siêu bão Yagi gây ra. Ảnh: ĐVCC

Được biết, cũng trong ngày 10/9/2024, Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên đã thành lập các tổ công tác đi về các vùng bị ảnh hưởng nặng của mưa bão, hỗ trợ 600 thùng mỳ tôm và 300 áo phao cứu sinh cho Nhân dân, đoàn viên, người lao động các huyện Phú Lương, Định Hóa và thành phố Thái Nguyên.

Cũng theo ông Thắng, các doanh nghiệp, công đoàn cơ sở quan tâm, tạo điều kiện để đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi mưa bão được hưởng các phúc lợi.

Trong đó, Công ty Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên thực hiện miễn phí hoàn toàn các chi phí phòng ở, điện, nước, cung cấp nhu yếu phẩm và chi trả phụ cấp 100.000đ/người/ngày đối với công nhân có hộ khẩu thường trú tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi mưa lũ khi đăng ký ở tại Ký túc xá của Công ty (thời gian thực hiện đến khi nào tình hình thời tiết ổn định).

“Các doanh nghiệp khác cũng bố trí nơi ăn, chỗ nghỉ, đảm bảo an toàn cho công nhân lao động yên tâm ở lại làm việc, không di chuyển về vùng mưa lũ nguy hiểm. Tổ chức Công đoàn đã phối hợp, kiến nghị với lãnh đạo doanh nghiệp tạo điều kiện cho công nhân lao động ở các vùng ngập sâu, bị ảnh hưởng nặng được nghỉ (hưởng nguyên lương) để cùng gia đình, địa phương chống lũ, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống”, ông Thắng cho biết.

Do tình hình mưa lũ tiếp tục có những diễn biến phức tạp, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo, đôn đốc Liên đoàn Lao động các huyện, thành phố, công đoàn ngành, công đoàn cơ sở trực thuộc tiếp tục phối hợp thực hiện tốt công tác phòng, chống lụt bão, hỗ trợ Nhân dân, đoàn viên, người lao động khắc phục hậu quả, nhanh chóng ổn định đời sống; rà soát, lập danh sách các doanh nghiệp, gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi mưa lũ báo cáo Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh để có hướng hỗ trợ kịp thời.

Theo thống kê sơ bộ, tính đến 11h ngày 10/9/2024, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có khoảng 3000 hộ gia đình cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động trên địa bàn tỉnh bị ngập úng do mưa lũ. Thiệt hại về tài sản là rất lớn và chưa thể thống kê được số liệu cụ thể.

Bạn đang xem bài viết trong chủ đề: CHUNG TAY KHẮC PHỤC BÃO LŨ

Trân trọng mời bạn đọc xem thêm các bài viết cùng chủ đề TẠI ĐÂY

Thái Nguyên: Công nhân vùng lụt ăn ở miễn phí tại công ty
Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và ...

Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu Hàng chục tuyến phố ở Hà Nội có nguy cơ ngập sâu

Bản tin do Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn ngày 10/9 cho biết trong hôm nay, nhiều tuyến của thành phố Hà Nội ...

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn đội trong Quân đội: “Thủ lĩnh giữ lửa” phong trào công nhân quân đội

Cán bộ Công đoàn trong Quân đội hãy tiếp tục là người “giữ lửa” cho lý tưởng cách mạng trong mỗi công nhân quân đội hôm nay và mai sau.
Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Công đoàn – "ngọn lửa" sưởi ấm hạnh phúc gia đình công nhân lao động

Trong guồng quay hối hả mưu sinh, hạnh phúc gia đình đôi khi trở thành điều xa xỉ đối với nhiều công nhân lao động. Tuy nhiên, bằng nhiều cách làm linh hoạt, thiết thực, tổ chức Công đoàn đã và đang trở thành điểm tựa vững chắc, không chỉ bảo vệ quyền lợi người lao động mà còn là nơi khơi nguồn và gìn giữ những giá trị gia đình – nền tảng quan trọng của một xã hội bền vững.
Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Mái ấm giữa đời thường: Ước mơ có thật của đôi vợ chồng công nhân xa quê

Trong căn phòng trọ nhỏ nằm gần Công ty TNHH JS Vina (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An), vợ chồng anh Nguyễn Trọng Nghĩa và chị Nguyễn Thị Tiên vẫn chưa hết xúc động khi hay tin gia đình mình được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An hỗ trợ 70 triệu đồng để xây dựng “Mái ấm Công đoàn” – món quà mà anh chị từng nghĩ cả đời sẽ không bao giờ với tới.
“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

“Tổ ấm” nơi xóm trọ: Khi công đoàn làm cầu nối yêu thương

Một buổi chiều tháng Tư, tại khu nhà trọ Tư Nê, thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, không khí trở nên rộn ràng hơn thường lệ. Công nhân tan ca trở về, nhưng thay vì vội vã vào phòng nghỉ ngơi, họ tụ tập tại sân chung, nơi đang diễn ra chương trình “Đến với nhà trọ công nhân” do Nhà Văn hóa lao động tỉnh An Giang tổ chức.​
Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Thỏa ước lao động tập thể: Chìa khóa kiến tạo phúc lợi, đồng hành cùng phát triển

Đối với hàng triệu người lao động, Thỏa ước lao động tập thể không chỉ bảo vệ quyền lợi chính đáng mà còn là sợi dây gắn kết họ với doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đây là minh chứng cho sức mạnh của sự đoàn kết và tiếng nói tập thể, dưới sự đại diện của tổ chức Công đoàn.
Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Công nhân, Công đoàn: nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế tư nhân bền vững và thịnh vượng

Trong bài phát biểu “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định rõ: kinh tế tư nhân là một trong những động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia. Với gần một triệu doanh nghiệp, hơn 5 triệu hộ kinh doanh và hơn 40 triệu việc làm – khu vực tư nhân đang là “trái tim” của nền kinh tế. Nhưng để trái tim đó đập khỏe, bền vững, thì không thể thiếu lực lượng công nhân hăng say lao động và tổ chức Công đoàn đồng hành, hỗ trợ, định hướng và bảo vệ người lao động.
Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Đam mê sáng kiến, sáng tạo, giữ nhịp sản xuất

Sự ổn định của một dây chuyền không chỉ nằm ở máy móc, mà còn ở đôi tay, khối óc và trái tim của người vận hành. Với anh Đỗ Văn Tiền, kỹ sư Điện – Điện tử nhà máy Sợi Đồng Văn (Tổng Công ty Dệt may Hà Nội), “giữ nhịp sản xuất” không đơn thuần là nhiệm vụ mà là hành trình gắn bó, sáng tạo và cống hiến không ngừng nghỉ.
Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Số hóa công đoàn Đồng Nai: Khi mỗi công nhân có “điểm hẹn” trong lòng bàn tay

Không cần lên hội trường, không phải rời khỏi ca làm hay di chuyển xa xôi, mỗi công nhân giờ đây chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh là có thể “gặp” công đoàn – đúng nghĩa. “Điểm hẹn công nhân” đã không còn là một chương trình giao lưu trực tuyến mà đã trở thành hình mẫu sinh động của chuyển đổi số trong hoạt động công đoàn, nơi công nghệ trở thành cây cầu nối dài tiếng nói, quyền lợi và tâm tư của hàng ngàn công nhân lao động…
Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Lâm Đồng khởi động sớm Tháng Công nhân năm 2025 bằng các hoạt động sôi nổi, thiết thực

Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng đã chính thức "khởi động" Tháng Công nhân năm 2025 bằng việc sớm ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động ý nghĩa. Huyện Đạ Huoai là đơn vị đầu tiên trong tỉnh tổ chức lễ phát động, mở màn cho chuỗi sự kiện hướng về người lao động.
Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

Công đoàn “3 tại chỗ”: Ký ức không quên và những bài học đổi mới tổ chức

“Lúc đó tôi không có việc làm, lại phải lo cho gia đình ở quê. Nếu không có công đoàn, không biết tụi tôi xoay xở sao nổi”, chị Nguyễn Ngọc Hương, công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kwong Lung – MeKo, Khu công nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ xúc động nói – khi nhớ lại khoảng thời gian “3 tại chỗ” giữa đại dịch Covid-19.