"Nghĩa tử là nghĩa tận"
Cà phê tối - 17/10/2020 15:30 VŨ HÙNG
Hai vụ sạt lở vùi lấp 30 người là do đâu? “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” Vị tướng ở Rào Trăng và tai họa tại… ông Trời! |
Thiếu tướng Nguyễn Văn Man thị sát tình hình mưa lũ và chỉ đạo công tác cứu hộ, giúp đỡ người dân tại huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, vào ngày 11/10. (Ảnh: QK4) |
Tôi nghĩ tất cả các bạn cũng giống tôi, cái hình ảnh ám ảnh nặng nề nhất trong trái tim mình những ngày qua là hình ảnh người đàn ông quỳ lạy giữa thảm đạm gió mưa, cầu Trời khấn Phật trả lại cho anh người vợ và đứa con trong bụng đã bị nước lũ cuốn trôi sau khi bị lật ghe trên đường tới nhà hộ sinh. Tôi cũng nghĩ các bạn sẽ giống tôi, cứ bị ám ảnh mãi không nguôi đôi mắt của cháu bé 2 tuổi thẫn thờ đỏ hoe dưới vành khăn tang trắng lạnh, khi cha mẹ bé trên đường đi dự một đám cưới bị lũ cuốn và đã ra đi vĩnh viễn không bao giờ trở về với bé.
Và trong những ngày này, cả nước đã trải qua những giờ phút thắt lòng hồi hộp, đau đáu hy vọng cứu sống được 13 người trong tổ công tác nghiên cứu địa hình cứu hộ. Để rồi cho đến hơn 19h tối hôm kia (15/10), phải đau đớn đón họ về là 13 thi thể, bị vùi dưới lớp bùn sâu tới 2 - 3 m rộng tới 4 ha.
Trong dư luận cũng dấy lên những lời đồn đoán, võ đoán thiếu căn cứ về sự liên quan của tướng Man với các ông chủ của công trình Thuỷ điện Rào Trăng 3. Rồi phán xét về lý do, về hậu quả của việc đoàn công tác đi bộ vào Rào Trăng 3 giữa đêm tối, rồi nghỉ lại ở Trạm Kiểm lâm 67, để bị gặp nạn, 8 người chạy thoát, chết 13 người.
Nguyên nhân của việc đoàn đi khảo sát tiền trạm ấy phải hành quân ngay giữa đêm tối, trong mưa to gió lớn ấy đã được giải thích bởi chính câu nói của tướng Man lúc chia tay với các cán bộ Bộ Tư lệnh Quân khu 4, mà hôm qua họ vừa nhắc lại: “Nhân dân đang trông đợi chúng ta từng giờ, từng phút. Cần phải lên đường ngay, kể cả sẽ vô cùng gian nguy, kể cả phải hy sinh tính mạng của mình”.
Câu nói đó lay động tâm can hàng triệu triệu người dân Việt hôm nay, bất kể họ ở trong hay ngoài vùng lũ, ở Thừa Thiên – Huế hay ở bất cứ tỉnh thành nào trong cả nước.
Câu nói đó cũng đập tan những luận điệu vu khống xấu xa, bịa đặt độc ác và suy luận hèn kém của những kẻ bị đại đa số nhân dân gọi là “đã không có não lại còn không có tâm”.
Ở một diễn biến dư luận xã hội khác, trong niềm mong muốn tri ân những người lính đã hy sinh giữa thời bình, tiếc thương những nạn nhân khác đã ra đi vĩnh viễn vì thiên tai, có những ý kiến đã khẩn thiết đề nghị Nhà nước ta tổ chức lễ Quốc tang, đặc biệt là dành cho 13 người trong lực lượng cứu hộ không may đã tử nạn.
Có thể nói ngay để không ai cảm thấy nghĩa tình và tấm lòng của mình bị xúc phạm, là việc nhiều ý kiến kêu gọi tổ chức Quốc tang khi có thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng gây thiệt hại lớn tới tính mạng, tài sản của nhân dân hoàn toàn không phải là những ý kiến cảm tính, mà là những tâm tư, nguyện vọng hết sức đáng tôn trọng. Đòi hỏi đó là chính đáng, là một việc làm mang nhiều ý nghĩa nhân văn, thể hiện truyền thống “nghĩa tử là nghĩa tận” rất cao quý của dân tộc Việt Nam.
Bức tranh tưởng nhớ thiếu tướng Nguyễn Văn Man, các cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh - Ảnh: Suzu Studio |
Tuy nhiên, chúng ta ai cũng đều biết rõ, theo Nghị định 105/2012, việc tổ chức Quốc tang chỉ dành cho các vị là (hoặc nguyên là) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội. Trong một số trường hợp đặc biệt khác, sẽ do Bộ Chính trị quyết định, để các vị cán bộ cách mạng cao cấp khác có đóng góp công lao to lớn cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, có sự hy sinh lớn lao cho Tổ quốc sẽ có tổ chức Quốc tang!
Vì vậy, nếu muốn tổ chức Quốc tang ngoài quy định tại Nghị định 105/2012, thì điều đầu tiên là phải cụ thể hóa bằng quy định pháp luật thì mới có căn cứ điều chỉnh và thực hiện Quốc tang.
Vì thế, việc mở rộng đối tượng cần tổ chức Quốc tang này có thể không chỉ mình Bộ Chính trị hay Nhà nước, Chính phủ, mà có thể phải là Quốc hội ra nghị quyết mới có thể tiến hành được. Và việc đó không thể một sớm một chiều, không thể đột xuất mà tiến hành và giải quyết được ngay, chúng ta chắc đều thông hiểu điều này.
Mạnh dạn nêu ra những suy nghĩ trên, tôi cũng chỉ muốn nói như một câu thơ của nhà thơ Nga - Xô Viết K.Simonop, rằng “nỗi đau này không phải của riêng ai”. Mà đã như vậy, dù có Quốc tang hay không, dù với nghi lễ tiễn đưa những người lính - liệt sĩ và những người dân - nạn nhân diễn ra ở cấp độ nào, thì bao trùm lên tất cả, cao hơn tất cả, lớn hơn tất cả, vẫn là nỗi đau mất mát, là sự ghi nhận đức hy sinh dũng cảm, là sự tiếc thương các nạn nhân đọng lại trong tâm khảm của mỗi người chúng ta.
Tình cảm ấy thậm chí có thể chỉ là những tiếng khóc thầm trong lặng lẽ, có thể là những nhói đau trong sâu thẳm trái tim mỗi người. Nhưng nó sẽ bền lâu ấn tượng hơn một lễ Quốc tang hay đám tang thuần tuý, nó sẽ còn sống mãi trong tâm trí của toàn dân.
Tôi cũng trộm phép nghĩ rằng, tất cả những người vì gặp nạn trong lũ lụt đã vĩnh biệt chúng ta bay về chốn cao xa trên kia, họ, chính họ - cũng không hề muốn Tổ quốc và đồng bào phải tổ chức một cuộc Quốc tang trọng thể. Mà họ chỉ muốn tất cả chúng ta, nhưng người đang được còn sống trên dải đất Việt Nam thân yêu, hãy đồng sức đồng lòng, hãy thuận tình thuận ý, cùng nhau tiêu diệt hết lũ tham nhũng và lợi ích nhóm, chung tay gìn giữ biển rừng của Tổ quốc, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống, hạn chế thấp nhất những hậu quả do thiên tai gây ra - điều khiến họ và bao người trước họ, cũng như không biết bao người sau họ, đã và sẽ phải vĩnh viễn chia xa cuộc đời này.
Chúng ta làm được như thế, thì dù không có Quốc tang, tôi nghĩ - linh hồn những người lính đã hy sinh và những người dân đã tử nạn - cũng sẽ an yên vĩnh hằng.
Và như thế, như thế mới thật sự là “nghĩa tử nghĩa tận”, như thế thì mọi hy sinh mới trở thành bất tử, mọi nỗi mất mát đau thương mới sẽ không thể bị lãng quên.
Không có Quốc tang nào, thưa các bạn, cao và quý, giản dị hình thức mà lắng sâu tình nghĩa, bằng niềm thương tiếc và trân trọng của toàn dân khi tiễn đưa một người về thế giới bên kia, bằng việc thực hiện trọn vẹn những ước nguyện của người đã khuất đó.
Chiều qua 16/10, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đã thay mặt Thủ tướng ký Quyết định 1594/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, trong đó ghi rõ: Cấp Bằng Tổ quốc ghi công cho 13 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng và tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hy sinh ngày 13/10/2020. |
Lễ truy điệu 13 liệt sĩ hy sinh trên đường đi cứu hộ sẽ diễn ra vào ngày 18/10 tại Nhà Tang lễ 268, Bệnh viện Quân y 268, TP Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) dưới sự chủ trì của Quân khu 4. Tại lễ truy điệu sẽ tổ chức để người dân đến thắp hương, đưa tiễn 13 cán bộ, chiến sĩ. |
Một số giải pháp xây dựng thiết chế văn hóa dành cho công nhân lao động tại các KCN Bên cạnh những cơ chế, chính sách đầu tư phát triển hạ tầng các khu công nghiệp, cần đặc biệt quan tâm, đầu tư xây ... |
Hai vụ sạt lở vùi lấp 30 người là do đâu? Hai vụ sạt lở vùi lấp 30 người (bao gồm 17 công nhân và 13 cán bộ, chiến sĩ đi cứu hộ) ở Thủy điện ... |
Sách giáo khoa lớp 1 dạy gì cho trẻ? Tranh cãi về thiếu sót của sách giáo khoa Cánh Diều lớp 1 vẫn chưa đi đến hồi kết. Rất nhiều bạn công nhân ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh