Khi tiếng nói của công nhân lao động được lắng nghe
Đời sống - 02/08/2023 08:11 NHẬT MINH
Cán bộ công đoàn đại diện cho công nhân lao động phát biểu tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tiếp xúc với công nhân lao động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. |
Được lắng nghe từ những việc nhỏ nhất…
Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố thường xuyên tổ chức các buổi tiếp xúc với cử tri thành phố theo lịch công tác. Tuy nhiên, hầu như công nhân lao động rất ít tham gia các buổi tiếp xúc, bởi lẽ, với họ, nhiều khi công việc cuốn đi khiến họ không có thời gian để quan tâm đến những vấn đề diễn ra trên địa bàn thành phố. Vì lẽ đó, những kiến nghị, bức xúc của công nhân lao động đến với các cấp lãnh đạo thành phố hầu như qua con đường nắm bắt thông tin từ các công đoàn cơ sở và phản ánh lên từng cấp một. Cũng bởi vì qua “đường vòng”, không ít tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động không thực sự được truyền tải đầy đủ hoặc chuyển tải nhưng chưa trọn vẹn.
Việc Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố tổ chức buổi tiếp xúc với chuyên đề Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố với cử tri công nhân lao động vào tháng 5/2023 như một món quà lớn dành cho công nhân lao động trong Tháng Công nhân năm 2023. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của cử tri là công nhân lao động trên địa bàn thành phố về việc làm, thu nhập, đời sống và đóng góp ý kiến hoàn thiện chính sách pháp luật, đó là mục đích mà Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố hướng đến. Đây cũng là chính là mong mỏi của công nhân lao động khi họ được trực tiếp gặp và nói lên nỗi lòng của mình đối với lãnh đạo thành phố.
Đại diện cho nhiều công nhân lao động Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng, chị Phạm Thị Tường Vi dốc hết nỗi lòng của mình: “Khi Công ty địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước xây dựng và mở bán nhà ở chung cư xã hội, rất nhiều người lao động đã đăng ký mua. Tuy nhiên, chị cũng như nhiều người lao động Công ty TNHH Mabuchi Motor Đà Nẵng đã mua nhà ở chung cư xã hội Khu E3, E4 (Khu công nghiệp Hòa Khánh) của Công ty địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước gần 03 năm nhưng vẫn chưa nhận được nhà. Công ty hứa hẹn rất nhiều lần với người lao động nhưng đến nay vẫn không giao nhà đúng theo hợp đồng đã ký kết. Việc giao nhà chậm trễ khiến cho nhiều người lao động rất bức xúc và gặp nhiều khó khăn về kinh tế và chỗ ở, vừa phải trả tiền vay ngân hàng, vừa phải trả tiền thuê nhà trọ trong mấy năm qua”.
Mong mỏi, trông đợi vào quà tặng của Thành ủy dành cho công nhân lao động nhân Đại hội Công đoàn thành phố lần thứ XVI nhưng lúc thụ hưởng thì gặp rất nhiều bất cập, chị Nguyễn Thị Xuân Ẩn, Công ty TNHH Fujikura Automotive Việt Nam và chị Hoàng Thị Thanh Hải, Công ty TNHH Hoàng Bảo Anh bày tỏ rằng, Nhà ở Công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng rất nhiều công nhân lao động thực sự khó tiếp cận. Nguyên nhân là diện tích 1 căn hộ quá nhỏ, khó đảm bảo cho 01 gia đình người lao động, nhất là các hộ có từ 3 nhân khẩu sinh hoạt. Song song đó, theo quy định, đối tượng được tiếp cận, bố trí vào ở chỉ giới hạn là đối tượng công nhân làm việc tại khu công nghiệp trong khi nhu cầu nhà ở của người lao động ở các khu vực khác như người hoạt động không chuyên trách cấp xã, viên chức, người lao động ở các doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp khá bức xúc.
Cũng chính trong diễn đàn của mình, người lao động được trực tiếp trình bày về vấn đề hàng hóa thực phẩm không an toàn được bán tràn lan ở vỉa hè các khu công nghiệp, về nhà trẻ cho con công nhân lao động tại khu công nghiệp, về những phòng trọ xuống cấp, nhếch nhác… Không ít công nhân lao động cầm chiếc micro mà tay run run, dù viết sẵn vấn đề cần kiến nghị ra giấy vẫn nghẹn ngào nói không ra lời vì xúc động. Dẫu vậy, các đại biểu kiên nhẫn lắng nghe, ghi đầy đủ từng ý kiến của người lao động để phản hồi chính xác. Công nhân lao động dự tiếp xúc cử tri, vì thế, cảm nhận được sự tôn trọng và sự trân trọng từng ý kiến góp ý từ công nhân của lãnh đạo thành phố. Cứ nghĩ mình “thấp cổ bé họng”, cứ nghĩ những vấn đề của mình là quá nhỏ so với những vấn đề mà lãnh đạo thành phố quan tâm nhưng thái độ tiếp nhận và lắng nghe của các vị đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố, rồi việc chỉ đạo các sở ngành rà soát, theo dõi, thực hiện các kiến nghị, có thể thấy, cử tri công nhân được tôn trọng thực sự. Đó là tâm sự của nhiều công nhân lao động sau buổi tiếp xúc hôm ấy. Và cũng chính trong hội trường ngày hôm ấy, tôi cảm nhận được sự hân hoan của nhiều công nhân lao động bởi điều đơn giản họ nhận được, đó là việc được tôn trọng và được lắng nghe…
Khung cảnh Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề tiếp xúc với công nhân lao động của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng. |
Chỉ ra những bất cập giữa chính sách pháp luật và thực tiễn cuộc sống
Nhiều người bảo công nhân lao động thì hiểu biết gì để mà góp ý vào chính sách, vào các dự án luật. Có lẽ, đó là suy nghĩ thiển cận, chủ quan và hoàn toàn sai lầm từ một bộ phận người nào đó. Thực sự mà nói, chính công nhân lao động mới là những nhân tố sống động để có thể góp ý vào luật một cách chính xác và thiết thực nhất. Bởi lẽ, họ là những người thật, việc thật và những búc xúc thật xuất phát từ thực tiễn.
Chị Huỳnh Thị Bình trước là công nhân Công ty TNHH MTV TBO VINA, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư của Hàn Quốc, kinh doanh ngành nghề may mặc xuất khẩu. Công ty được thành lập từ năm 2014, có trụ sở đóng tại đường số 6, Khu công nghiệp Hòa Khánh. Tổng số người lao động làm việc đến thời điểm tháng 7/2018 là 474 người. Theo chị, ngày 21/7/2018, ông Kim Sang Bong, quốc tịch Hàn Quốc, đại diện theo pháp luật, Giám đốc Công ty TNHH MTV TBO VINA thông báo cho toàn bộ người lao động nghỉ phép đến hết ngày 30/7/2018.
Sau thời gian trên, ông Kim Sang Bong vẫn không có mặt tại nơi làm việc, trong khi Công ty đang còn nợ một phần tiền lương tháng 6 và toàn bộ tiền lương tháng 7/2018 cộng với nợ bảo hiểm xã hội, tổng số tiền gần 14 tỷ đối với toàn bộ người lao động. Công đoàn thành phố và Công đoàn khu công nghệ cao và các khu công nghiệp, sau khi được ủy quyền, đã đại diện cho người lao động khởi kiện công ty đòi quyền lợi. Đến tháng 5/2022, người lao động mới được giải quyết tiền lương. Tuy nhiên, với tài sản bán được không đảm bảo để trả tiền bảo hiểm và từ đó đến nay, chế độ BHXH của người lao động chưa được giải quyết và Luật Bảo hiểm xã hội chưa có quy định cho phép giải quyết các chế độ, chính sách từ BHXH khi có chủ doanh nghiệp bỏ trốn. Chính vì lẽ đó, chị kiến nghị luật cần sửa đổi theo hướng bảo đảm quyền lợi hơn cho những người lao động như chị.
Cũng mạnh dạn kiến nghị, chị Nguyễn Thị Tùng Lâm, Công ty TNHH MTV Triệu Niềm Tin và Huỳnh Thị Hạnh, Công ty TNHH Daiwa Việt Nam cũng đau đáu về những bất cập trong Luật BHXH, một bộ luật liên quan đến quyền lợi người lao động.
Anh Lê Văn Hùng, Công ty Cổ phần Ô Tô Sông Hàn đăng ký phát biểu về Luật Nhà ở, một nội dung mà nhiều người lao động bị vướng, đó là luật quy định điều kiện để người lao động được mua nhà ở xã hội là không đóng thuế thu nhập cá nhân. Anh trăn trở: “Với quy định này là làm khó cho người lao động chúng tôi muốn thuê, mua nhà ở xã hội. Vì thực tế, người lao động để đảm bảo cuộc sống trong khi giá cả thị trường luôn biến động và tăng cao, chúng tôi phải nỗ lực làm tăng ca, tăng giờ, mức thu nhập nhiều khi sẽ chạm đến con số bị đánh thuế. Đạt con số thu nhập bị đánh thuế, chúng tôi không được mua nhà ở xã hội. Tuy nhiên, với mức thu nhập hơn 11 triệu đồng/tháng, nếu vay ngân hàng thương mại mua nhà, chi phí trả góp căn nhà đã hết 2/3 số tiền đó, số tiền còn lại không đủ chi phí, trang trải trong tháng”.
Đừng nói rằng, công nhân lao động trình độ thấp, chẳng đủ trình độ để góp ý cho các bộ luật. Chính họ với những thực tế cuộc sống đã chỉ ra độ “vênh” giữa thực tiễn và chính sách pháp luật. Cũng nhờ diễn đàn dành cho chính họ do Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố cùng Công đoàn thành phố tổ chức, họ đã không ngần ngại đại diện và nói lên tiếng nói kiến nghị đến Chính phủ, các bộ ngành Trung ương.
Có thể thấy, hội nghị tiếp xúc chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố với cử tri là công nhân lao động ngay trong tháng Công nhân 2023 chính là món quà thiết thực nhất mà lãnh đạo thành phố Đà Nẵng dành tặng công nhân lao động trên địa bàn thành phố. Được bày tỏ, được kiến nghị, được trình bày những bức xúc, được góp ý sửa đổi luật và quan trọng là được các đồng chí lãnh đạo lắng nghe, ghi nhận và người lao động nhận về được cho mình sự tôn trọng, sự tin tưởng vào những quyết sách của lãnh đạo thành phố, niềm tin vào sự quan tâm của thành phố dành cho đối tượng công nhân lao động.
Rời hội trường sau buổi tiếp xúc, nhiều công nhân lao động mong mỏi và gửi gắm vào những cán bộ mặc chiếc áo xanh công đoàn, rằng lần sau, lần sau nữa, tổ chức Công đoàn hãy tạo thêm diễn đàn như vậy để công nhân lao động được thực sự thực hiện quyền cử tri, quyền công dân của người đoàn viên công đoàn…
Bài cuối: Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn Đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh tình hình mới, ... |
Người cán bộ công đoàn giàu lòng nhân ái Đồng chí Đỗ Thị Vân, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng - Chủ tịch Công ... |
Bài 1: Nhiều doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội Mặc dù BHXH thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thu hồi nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
- Mang những phúc lợi thiết thực cho đoàn viên, người lao động
- Cô giáo mầm non vượt qua nỗi đau bệnh tật để hướng tới tương lai
- Ford Việt Nam tạo dấu ấn mạnh mẽ tại PVOIL VOC 2024
- Cơ hội hiếm có từ dự án Top 1 khu Đông TP HCM khi căn hộ dưới 3 tỷ đồng dần biến mất