“Hãy ngừng đàn đúm, bảo vệ mình, người thân và xã hội”
Đời sống - 08/08/2020 14:20 Minh Hoàng
Mới đây, một nhóm thanh niên tại Đà Nẵng tụ tập ăn nhậu, vi phạm quy định về giãn cách xã hội, khi được nhắc nhở còn chửi bới, thách thức đã bị cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc. Ảnh tuoitre.vn |
Theo dõi mạng xã hội công nhân thời gian qua, tôi thấy một hiện tượng đã có người lên án, trách móc. Đó là nhiều bạn trẻ, trong đó có bạn trẻ công nhân chưa thật chú ý đến nguy cơ của dịch bệnh; chưa làm hết trách nhiệm phòng, chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Dường như đó cũng là tình trạng chung có tính lứa tuổi ở khắp nơi trên thế giới. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng phải kêu gọi các bạn trẻ hãy cẩn trọng hơn trong hành vi, vì họ có thể làm phương hại đến chính họ, người thân của họ và tất cả mọi người.
Thực tế, hầu hết (hoặc chiếm tỷ lệ cao nhất) đối tượng tử vong vì Covid-19 là những người có tuổi, mắc bệnh nền. Người trẻ cũng bị mắc bệnh nhiều nhưng tỷ lệ tử vong ít hơn hẳn. Có lẽ vì thế, nhiều bạn trẻ, trong đó có bạn trẻ công nhân vẫn chủ quan. Họ không ngại tụ tập, ăn nhậu, vui chơi. Họ không để ý hoặc không biết rằng dù họ có thể ít gặp nguy hiểm hơn nhưng hành vi của họ khiến chính ông bà, cha mẹ, những người cao tuổi mắc bệnh nền của họ có thể bị lây nhiễm bệnh.
Việc thanh niên, trong đó có thanh niên công nhân tụ tập ăn nhậu, đàn đúm giữa những ngày dịch bệnh bùng phát không hiếm. Trong ảnh, một nhóm thanh niên tụ tập ăn nhậu như vậy khi thực hiện giãn cách xã hội tháng 4 vừa qua đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính. Ảnh tuoitre.vn |
Một số bạn còn bình luận cho rằng, chỉ đối tượng người lớn tuổi, có tiền sử nhiều bệnh tật mới lo, còn người trẻ khỏe không đáng ngại. Các bạn cũng cho rằng những người đã tử vong là vì các bệnh nền của mình là chính. “Không phải vì Covid thì có vẻ họ cũng không sống được bao nhiêu nữa”; “Suy thận, suy tim, ung thư… không chết vì Covid thì cũng chết vì những bệnh này”; “Mắc những bệnh này đã khó sống rồi, thêm Covid nữa thì trời cứu…”
Mỗi người chỉ sống một lần trên đời. Sự sống trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù chỉ một giây, một phút cũng là vô giá. Hãy đặt những người không may mắn tử vong ấy là ông bà, cha mẹ mình, thì cũng giống như ông bà, cha mẹ mình, họ cao tuổi, có nhiều bệnh nền; song, sự hiện diện, đồng hành của họ với con cháu là nguồn động viên, niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Mỗi người mất đi đều để lại nỗi đau đớn khôn nguôi.
Nhìn chung, những người vô ý thức gây nguy hiểm cho cộng đồng không nhiều. Phần lớn thanh niên, trong đó có thanh niên công nhân đều nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. Trong ảnh, chỗ ngồi ăn của công nhân Công ty TNHH Điện tử ASTI Hà Nội bảo đảm khoảng cách khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, tháng 4 vừa qua. Ảnh hanoimoi.com.vn |
Nhiều bạn trẻ cũng không đồng tình cách suy nghĩ như thế. Trên mạng xã hội công nhân Khu Công nghiệp Vsip 2, một bạn viết; “Mọi người hình như đang rất chủ quan về dịch thì phải. Mọi người hãy dành ra hai phút mỗi ngày xem diễn biến của dịch đến đâu. Hiện đã có mười ca tử vong. Nhưng còn rất nhiều điểm tụ tập quán nhậu, quán hát. Hãy ngừng lại những lần đàn đúm chơi bời đi, hết dịch rồi chơi. Đi làm xong chịu khó về phòng, ăn gì mua về ăn. Đừng để đến khi dịch bùng lên không thể chống đỡ được nữa mới biết sợ. Bảo vệ mình là bảo vệ người thân và toàn xã hội. Làm ơn đi…”
Các anh chị công nhân cũng chia sẻ hình ảnh chụp từ trên cao hai cán bộ y tế mặc đồ bảo hộ đẩy một băng ca, trên có một túi ni lon màu đen, nhìn giống túi đựng thi hài lặng lẽ đi dưới tán hàng cây vắng vẻ có lẽ của một bệnh viện, với dòng chữ: “Cảnh ngậm ngùi ra đi không người tiễn đưa thời Covid… Thật đau thương”. Tôi không biết sự chính xác của bức ảnh đến đâu, nhưng có lẽ nó không xa sự thật là mấy.
Đó là lời cảnh tỉnh ghê gớm nhất cho những ai còn chủ quan với dịch bệnh.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 8/8 |
Tăng cường tuyên truyền, kịp thời hỗ trợ đoàn viên gặp khó khăn do dịch bệnh |
Cuộc sống của 7 người trong gia đình bị nhiễm Covid- 19 hiện giờ ra sao? |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 02/12/2024 15:17
Những mô hình “kinh doanh hạnh phúc” của người lao động khiếm khuyết
Một số cơ sở kinh doanh trở nên đặc biệt hơn khi các nhân viên đều là người khiếm khuyết. Tuy gặp hạn chế về giao tiếp, ngôn ngữ, nhưng họ có thể phục vụ khách hàng chu đáo, chuyên nghiệp và hòa nhập với cộng đồng.
Đời sống - 26/11/2024 18:02
Công chức, viên chức trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Trong bối cảnh cải cách hành chính ngày càng được đẩy mạnh, việc tinh gọn bộ máy nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội trở thành xu thế tất yếu. Đảng và Nhà nước đã có những chỉ đạo và bước đi quyết liệt nhằm giảm thiểu sự cồng kềnh, chồng chéo và kém hiệu quả trong hệ thống.
Kinh tế - Xã hội - 26/11/2024 11:08
Vi chất dinh dưỡng – Nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên tại chuyến thăm và kiểm tra công tác tổ chức Chiến dịch bổ sung vitamin A cho trẻ em của huyện Cao Phong (tỉnh Hoà Bình) hồi tháng 6 vừa qua. Thứ trưởng nhấn mạnh: Các vi chất dinh dưỡng nói chung, trong đó có vitamin A rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
- Người chị cả của mái nhà Core Banking và những trăn trở thời đại 4.0
- Từ năm 2025, bệnh viện không có thuốc, người bệnh có BHYT được hoàn tiền khi mua ngoài
- Tín dụng đen: Từ “pound thịt của Antonio” đến lãi suất cắt cổ 1.000%
- Đưa nét văn hoá cổ truyền vào chương trình “Tết sum vầy” ở Huế
- Đấu giá để không ai trúng