Người chị cả của mái nhà Core Banking và những trăn trở thời đại 4.0
Hoạt động Công đoàn - 05/12/2024 08:50 Bùi Thị Minh Chi
Mái ấm Công đoàn Trường Đại học Sài Gòn – ngôi nhà thân yêu của tôi! |
Trăn trở, băn khoăn cùng “chuyển đổi”
Với kinh nghiệm công tác hơn 30 năm trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại BIDV, trong đó có gần một nửa thời gian tham gia công tác Công đoàn cơ sở (CĐCS), chị Trần Lê Như không chỉ nêu cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động công đoàn, tích cực tuyên truyền vận động đoàn viên tham gia các phong trào thi đua mà còn là tấm gương lãnh đạo luôn tiên phong đổi mới và cải tiến.
Cập nhật công nghệ mới là công việc mỗi ngày của chị Như. Ảnh: ĐVCC |
Trong suốt quá trình công tác của mình, chị Như được phân giao tham gia hầu hết tất cả những dự án công nghệ thông tin quan trọng tại BIDV và có kinh nghiệm triển khai 6 dự án chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi Core Banking (BIDV lần 1 2003 và lần 2 năm 2023, BIDC năm 2009, LaoVietBank năm 2012, sát nhập MHB vào BIDV năm 2015, BIDV Yangon năm 2016). Trong đó có dự án trọng điểm chuyển đổi hệ thống ngân hàng lõi Core Banking lần 2 vào năm 2023 là một trong những dự án lớn nhất trong vòng 20 năm gần đây của BIDV.
Mang trên vai trọng trách lớn lao ấy, chị Như luôn tự nhận thức được số hoá, hiện đại hoá nền tảng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt đối với hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng phát triển, chiếm lĩnh thị trường và vươn ra thế giới.
Với vai trò Chủ tịch Công đoàn Ban Quản lý và Phát triển Core Banking (tiền thân là Ban Quản lý Triển khai dự án chuyển đổi hệ thống Core Banking tại BIDV), không quá lời khi nói rằng chất công nghệ đã ngấm sâu vào máu thịt, đậm đà trong từng hơi thở của chị Như, thôi thúc chị phải “chuyển đổi”, phải áp dụng công nghệ số để có thể duy trì hoạt động công đoàn hiệu quả hơn nữa trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0.
Chị Trần Lê Như cùng Công đoàn viên Ban bàn luận tổ chức chương trình An sinh xã hội. Ảnh: ĐVCC |
Những trăn trở ấy đã được chị hiện thực hoá bằng hành động cụ thể như: thường xuyên cập nhật những công nghệ mới nhất, áp dụng vào triển khai các nội dung của công đoàn nhằm chuyển đổi phương thức vận hành từ truyền thống sang hiện đại, nâng cao hiệu quả, cải tiến chất lượng. Điển hình như chị đã chỉ đạo chuyển đổi phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đoàn viên, người lao động từ họp hành, trao đổi trực tiếp sang hình thức trực tuyến (online) với những văn bản, tài liệu được đăng tải trên các nền tảng số giúp cán bộ có thể theo dõi ở mọi lúc, mọi nơi;
Thay thế những bài kiểm tra đánh giá khô khan thông thường bằng giấy bút sang những trò chơi hỏi đáp nhanh tay nhanh mắt trên điện thoại thông minh; đổi mới công tác vinh danh cán bộ, nhân rộng điển hình tiên tiến tại đơn vị bằng hình thức gần gũi hơn như thông qua các nền tảng mạng xã hội, bằng những video giới thiệu thu hút và dễ đi vào lòng người… Thông qua những hình thức học tập, tiếp cận thông tin đậm chất công nghệ 4.0 như vậy, người lao động tại CĐCS không chỉ thấm kiến thức, ngấm chủ trương, hiểu hình thức mà còn thêm hào hứng, gắn bó, tin yêu cơ quan, đoàn thể.
Kết nối giữa các thế hệ - phải đâu “chuyện nhỏ trong nhà”
Là lãnh đạo Ban, lãnh đạo Công đoàn của một đơn vị thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, hơn ai hết chị Như hiểu rằng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ mang đến nhiều ích lợi mà còn đặt ra vô vàn thách thức cho hoạt động công đoàn. Một trong những “chướng ngại vật” trên hành trình đó chính là việc thấu hiểu và kết nối giữa các thế hệ cán bộ thời đại công nghệ số.
Để CĐCS Ban ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò, chức năng nhiệm vụ của mình thông qua đối thoại, thương lượng, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, chị Như từng chia sẻ “Công đoàn cần thấu hiểu người lao động hơn nữa”.
Chị Trần Lê Như dùng bữa cùng cán bộ Ban tại chương trình “Bữa cơm công đoàn 2024”. Ảnh: ĐVCC |
Theo xu thế nhân sự chung của hệ thống BIDV, cán bộ Ban Quản lý và Phát triển Core Banking vừa được đầu tư đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, vừa trẻ, năng động hóa. Đoàn viên công đoàn không còn là những người chỉ làm công việc nặng về bàn giấy mà còn xuất sắc ở nhiều lĩnh vực khác như quản lý dự án, đàm phán, thương lượng, đối thoại, tư vấn đồng thời thực sự có tư duy, lối sống “mở” và hiện đại.
Thường xuyên quan sát, nắm bắt tâm tư tình cảm cán bộ, chị Như hiểu rõ được sự khác biệt trong hành xử, tư duy giữa những cán bộ thế hệ 7x, 8x có tuổi đời, kinh nghiệm dày dặn với những cán bộ 9x, Gen Z trẻ trung, năng động, tự tin. Không ít lần chị băn khoăn, trăn trở về việc làm thế nào để có thể kết nối hiệu quả hơn 100 cán bộ - 100 cá tính tại Ban với khoảng cách thế hệ không nhỏ và rào cản giao tiếp nhiều khác biệt.
Chị Như chia sẻ: “Việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong hoạt động, trong quản lý đoàn viên và các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đoàn viên, giúp đoàn viên, người lao động tiếp cận tổ chức công đoàn một cách dễ dàng, thuận lợi hơn là đúng, trúng nhưng chưa đủ. Trong thời đại công nghệ số, khi con người giảm bớt giao tiếp trực tiếp, tăng cường “gặp gỡ” trực tuyến, công đoàn cần có hình thức để kết nối và lắng nghe hiệu quả hơn nữa.
Thay vì chỉ nắm bắt thông tin tại cơ quan, có thể “lắng nghe” mọi lúc, mọi nơi bằng nhiều kênh khác nhau, có thể “lắng nghe” gián tiếp chứ không cần phải được người lao động giãi bày, tâm sự. Thay vì chỉ tiếp xúc tại công sở, có thể tăng cường giao lưu trên cả không gian mạng xã hội, “kết thân” bằng những nút bấm công nghệ để sợi dây gắn kết giữa công đoàn – cán bộ được rút ngắn hơn”.
Nói là làm, bản thân chị Như đã tiên phong nêu gương, thay đổi chính bản thân, thu hẹp khoảng cách với những công đoàn viên thế hệ sau thông qua những hình thức trò chuyện, chia sẻ hiện đại, cởi mở của giới trẻ. Chị không ngại ngần đăng tải những tấm ảnh hoạt động của mình lên trang Facebook cá nhân, không ngại ngần bình luận khen ngợi, động viên những hoạt động chạy bộ, cắm hoa, nấu ăn… của cán bộ.
Đối với những anh chị em có tâm tư chưa được vui thể hiện trên trang cá nhân, chị Như cũng khéo léo tìm hiểu và kịp thời chia sẻ. Cán bộ ban dự án, đặc biệt là các cán bộ trẻ thế hệ 9x, Gen Z bày tỏ ngạc nhiên, hào hứng với phong cách “bắt trend” (cập nhật xu hướng)trong tương tác, giao lưu của chị và vô cùng thích thú khi được “nhìn” thấy một góc khác của chị Như. Khoảng cách được rút ngắn khiến họ tự cảm thấy thân thuộc, gần gũi mỗi lần gặp gỡ, trò chuyện và trở nên thoải mái hơn trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân.
Nhờ cách kết nối gần gũi và tinh tế, chị Như có thể vừa chia sẻ những chuyện vui, những khoảnh khắc ý nghĩa cùng đoàn viên vừa nắm bắt thông tin về những vấn đề họ bức xúc và cả những mong muốn, nhu cầu của họ từ đó tham mưu giúp công đoàn thực hiện chức năng đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích cho đoàn viên và người lao động hiệu quả hơn.
Đặc biệt, vốn đam mê và khéo tay trong nữ công gia chánh, vào những dịp đặc biệt như Trung thu, Giáng sinh, Tết Nguyên đán… chị Như còn trổ tài làm bánh, cắm hoa để tặng các cán bộ Ban. Điều này không chỉ khiến cán bộ cảm động vì nhận sự quan tâm của lãnh đạo công đoàn dành cho mình mà hơn hết, họ cảm thấy được sự gần gũi thân thương nơi chị - như chính người mẹ, người chị của mình ở nhà.
Đã có rất nhiều cán bộ hạnh phúc đăng tải lên trang mạng xã hội cá nhân để khoe những chiếc bánh vừa ngon vừa đẹp do chị Như vất vả sớm hôm nhào bột, tạo hình rồi tỉ mẩn đóng gói. Đó không chỉ là những “món quà công đoàn” đơn thuần mà đã trở thành tình thân, thành động lực để thêm yêu thương và gắn bó với cơ quan, đồng nghiệp.
Chị Trần Lê Như cùng các thế hệ cán bộ Ban trong chuyến khảo sát và học tập công nghệ tại Thái Lan năm 2024. Ảnh: ĐVCC |
Cùng với các thành viên của Ban Chấp hành Công đoàn Ban, chị Như còn đưa ra thêm nhiều hình thức kết nối như: tổ chức các cuộc thi, hoạt động vui chơi tập thể, du lịch, an sinh xã hội mà trong đó được chia thành các nhóm nhỏ với đầy đủ các thành viên ở các độ tuổi để tăng cường giao tiếp và gắn kết. Trong nhiều hoạt động, chị cùng các lãnh đạo Ban cũng hoà mình với cuộc chơi, trở thành một thành viên hết mình lăn xả với thắng thua của cả đội, cùng thảo luận chiến thuật và cùng ăn mừng chiến thắng.
Như người mẹ cả cuộc đời đau đáu nghĩ về những đứa con, đối với nữ Chủ tịch Công đoàn Trần Lê Như, lớp lớp thế hệ đàn em trong CĐCS Ban luôn nằm trong tâm trí và trái tim của chị. Xã hội càng hiện đại, công nghệ càng phát triển, công việc ngân hàng càng đưa tới nhiều thách thức và khó khăn, người chị cả ấy càng lo lắng, trăn trở với “bài toán” đoàn kết, yêu thương, sẻ chia và thấu hiểu.
Tác phẩm tham dự Cuộc thi viết “Vòng tay Công đoàn” lần thứ IV do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức từ 30/10/2023 đến hết ngày 30/9/2024. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cổ vũ những trường hợp đoàn viên, người lao động được tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn chăm lo, bảo vệ thiết thực, hiệu quả; nhờ đó có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Thông qua bài viết nêu bật nỗ lực của tổ chức Công đoàn, cán bộ công đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ cốt lõi đại diện bảo vệ, chăm lo cho đoàn viên, người lao động; góp phần khẳng định Công đoàn Việt Nam đã, đang và sẽ mãi là chỗ dựa vững chắc, tin cậy, nơi gửi gắm niềm tin của đoàn viên, người lao động. Mời độc giả xem thêm TẠI ĐÂY Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi: vongtaycongdoan.ldcd@gmail.com |
Phó Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở và chăm lo cho người lao động Hiện nay, tôi đang công tác tại Phòng Tổ chức hành chính – Chi nhánh Luyện đồng Lào Cai – Vimico- cái nôi ươm mầm ... |
Niềm vui và sự gắn kết ở nhà ăn ca của Nhà máy Z121 Sức khỏe của người lao động chính là sức khỏe của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Nhà máy Z121 thuộc Tổng cục Công nghiệp ... |
Người “chị cả” của Công đoàn Xí nghiệp Veston Hưng Hà Công đoàn Xí nghiệp Veston Hưng Hà- Tổng công ty May 10 (Thái Bình) là mái nhà chung đầy tình yêu thương của người lao ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 22/01/2025 20:50
Khi ước mơ sum họp thành hiện thực nhờ chuyến tàu công đoàn
Sáng nay, chị Phạm Thị Hồng Hằng cùng 182 công nhân lao động háo hức chờ đến giờ lên tàu về quê ăn Tết trong chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Long An tổ chức.
Hoạt động Công đoàn - 22/01/2025 17:27
Công đoàn Bình Dương: Tặng vé miễn phí cho hàng trăm công nhân lên tàu về quê đón Tết 2025
Ngày 22/1 tại ga Dĩ An, LĐLĐ tỉnh Bình Dương cùng Công đoàn Đường sắt Việt Nam tổ chức chương trình “Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025” đưa 185 đoàn viên, công nhân và người thân về quê đón Tết 2025.
Hoạt động Công đoàn - 22/01/2025 08:36
Hành trình của người phụ nữ chiến thắng ung thư nhờ sức mạnh tập thể
Trong những năm qua, Công đoàn Công ty Điện lực Hưng Yên luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới các cán bộ công nhân viên không may mắc bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn...
Hoạt động Công đoàn - 22/01/2025 08:22
Công nhân xúc động trong ngày về quê trên “Chuyến tàu Công đoàn – Xuân 2025”
Ngày 21/1, tại ga Biên Hòa, LĐLĐ tỉnh Đồng Nai tổ chức chương trình Chuyến tàu Công đoàn - Xuân 2025, tiễn hơn 100 gia đình đoàn viên, người lao động cùng thân nhân về quê đón Tết.
Hoạt động Công đoàn - 21/01/2025 08:20
Tết sum vầy tại Quảng Trị: Thắp lửa yêu thương cho lao động khó khăn
Ngày 20/1, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Trị tổ chức chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” năm 2025. Dịp này, 200 đoàn viên và người lao động khó khăn được nhận quà Tết và bóc thăm trúng thưởng, với tổng giá trị giải thưởng gần 40 triệu đồng.
Công đoàn - 20/01/2025 16:13
Chuyến tàu Công đoàn Xuân 2025 khởi hành đưa công nhân về quê ăn Tết
Chuyến tàu Công đoàn Xuân 2025 là một hoạt động truyền thống đầy ý nghĩa của tổ chức Công đoàn nhằm hỗ trợ đoàn viên, người lao động và gia đình về quê đón Tết Nguyên đán.
- Lương tổng công trình sư về vũ khí tối đa có thể lên đến 220 triệu/tháng
- Khi ước mơ sum họp thành hiện thực nhờ chuyến tàu công đoàn
- "Bức tranh" thu nhập đa sắc màu năm 2024
- Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã
- Công đoàn Bình Dương: Tặng vé miễn phí cho hàng trăm công nhân lên tàu về quê đón Tết 2025