Thứ sáu 26/04/2024 18:58

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ

Đời sống - Ý YÊN

Tôi gặp Tây khi anh đang bế con quanh quẩn xóm trọ. Trưa của một ngày cuối năm, dãy trọ công nhân xác xơ, im lìm. Những cánh cửa khoá kín, những bộ quần áo cũ kỹ đảo đưa trong gió, đống rác vun vội, chiếc điếu cày chỏng chơ… Bố con anh thẫn thờ như đang trông ngóng một điều gì xa xăm.

5 năm làm công nhân trong một công ty điện tử thuộc Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội nhưng cách đây 4 tháng, Tây xin nghỉ để “ở nhà trông con”. Anh tâm sự, từ ngày có “em Cún” (cách anh gọi con gái thứ hai), cuộc sống hai vợ chồng chật vật hơn.

Thì đã đành! Nhưng vấn đề trở nên phức tạp khi Cún đi nhà trẻ - hồi 8 tháng tuổi, tại một trường tư thục gần khu trọ. Một hôm, đón con về, Tây thấy môi con sưng tấy, chảy máu. Xem lại camera trong lớp, anh nhìn rõ “con bị vật ngửa cho ăn, khóc thét, thìa ép vào làm dập môi”. Đêm đó, và nhiều đêm sau nữa, Cún hoảng loạn gào khóc sợ hãi. Người giữ trẻ lên tiếng xin lỗi. Nơi đất khách quê người, vợ chồng anh không muốn làm quá, họ bàn nhau cho Cún ở nhà, một người nghỉ làm trông con.

Tây bảo năm vừa rồi “đen đủ đường”. Mấy tháng đầu năm dính dịch Covid-19, không làm gì được, may vợ chồng có khoản tiền hỗ trợ, lay lắt sống qua những ngày khó khăn. Cuối năm, công ty ít đơn hàng, vợ chồng anh đi làm 8 tiếng, không được tăng ca. Khi con gặp chuyện, Tây bảo vợ: “Được đầu nào thì được một đầu. Đầu kia coi như bỏ. Ai lương thấp hơn thì nghỉ trông con”.

Trung tuần tháng 9/2022, Tây nộp đơn nghỉ việc, vay mượn khắp nơi được hai chục triệu nhập găng tay, tất chân về bán online. Định bụng “chống cháy” mấy tháng mùa Đông nhưng năm nay Đông đến muộn, lại không có kinh nghiệm, vừa làm vừa phải dò dẫm cách làm nên… chẳng ăn thua.

“Người ta bán ngày 20 - 30 đơn, mình ba ngày 1 đơn”, Tây cười chua chát, nói thêm mỗi đơn lãi hai, ba chục nghìn.

Vợ anh vẫn đi công ty ngày 8 tiếng, lương cơ bản hơn 6 triệu/tháng, nuôi cả nhà. Trừ tiền nhà trọ, điện, nước mỗi tháng khoảng triệu rưỡi, trừ chi phí ăn uống, sinh hoạt, tháng nào còn dư mới dám gửi về cho ông bà nội ở Hương Sơn, Hà Tĩnh nuôi đứa con gái lớn đang học lớp 1. Có khi một triệu, có khi vài trăm nghìn, tháng nào không có, Tây xin khất ông bà tháng sau. Nhưng, mấy tháng nay thì anh chẳng dám hứa nữa.

Với Tây, niềm vui lớn nhất là “em Cún” đã bắt đầu tạm ổn, không còn giật mình nửa đêm. Hằng ngày, anh quanh quẩn với con trong phòng trọ độ chục mét vuông và khoảng sân vừa đủ dựng những chiếc xe máy của cả xóm. Bố con anh đùa vui với nhau dưới ánh sáng yếu ớt lọt qua những bộ quần áo phơi trước mái hiên fibro xi măng. “Cũng tội con. Tuổi này là tuổi chơi, tuổi phá nhưng không có chỗ cho nó chơi”, Tây ngậm ngùi.

“Góc sân” công nhân và “khoảng trời” con trẻ
Bên trong một phòng trọ công nhân - Ảnh: Ý YÊN

Dạo quanh nhiều địa bàn gần các khu công nghiệp lớn, dễ thấy những xóm trọ công nhân chung một đặc điểm: tạm bợ, chật chội, ẩm thấp, chung nhà vệ sinh, thiếu tiện nghi sinh hoạt… Ưu điểm là giá rẻ.

Một người phụ nữ lần đầu tiên rời quê lên Hà Nội để trông cháu từng nói với tôi: “Lên đây mới biết chúng nó sống khổ quá, ngột ngạt quá!”. Cả ngày, bà bế đứa cháu ngoại ra ra vào vào, nơi duy nhất có ánh sáng tự nhiên và có chút niềm vui là ngoài cổng xóm trọ. Chiều ấy, trong căn phòng chật hẹp, tối om, lỉnh kỉnh đồ đạc và mùi thức ăn quyện lẫn mùi ẩm mốc, con rể của bà – một công nhân hơn 10 năm làm tại nhà máy lắp ráp xe máy, chia sẻ: “Em xác định không gắn bó lâu dài ở đây được. Đi thuê trọ thế này bí bách lắm, trẻ con nó khổ, không phát triển được. Em cố làm thời gian nữa rồi sau cũng phải tính đường về quê làm cái gì chứ chán cảnh này lắm rồi!".

Viện Công nhân và Công đoàn từng tiến hành khảo sát, cho biết 66% công nhân lao động đang phải thuê nhà trọ để ở. Nhiều công nhân và gia đình của họ phải ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, chật chội, ẩm thấp, thiếu ánh sáng, tiện nghi sinh hoạt, dùng nguồn nước giếng đất, giếng khoan…

Hồi tháng 5/2022, để chuẩn bị cho Chương trình Thủ tướng gặp mặt, đối thoại với công nhân lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức khảo sát, nhận được gần 10.000 câu hỏi, kiến nghị, đề xuất của cán bộ, đoàn viên và công nhân lao động gửi đến người đứng đầu Chính phủ, tập trung vào 10 nhóm vấn đề lớn. Trong đó có vấn đề quy hoạch, dành quỹ đất và tháo gỡ cơ chế, chính sách để triển khai xây dựng nhà ở, nhà trẻ, trường học, nơi khám chữa bệnh, nơi sinh hoạt văn hóa cho công nhân lao động, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Hôm 8/1/2023, phát biểu tại chương trình “Tết sum vầy - Xuân gắn kết” tổ chức tại Phú Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng thẳng thắn nói rằng điều kiện ăn ở, sinh hoạt của công nhân một số nơi chưa bảo đảm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vấn đề nhà ở cho công nhân chưa được giải quyết hiệu quả, nhiều khu công nghiệp chưa quy hoạch diện tích cho các công trình văn hóa, công trình phúc lợi xã hội, thiếu trường học, nhà trẻ, mẫu giáo…

Thủ tướng khẳng định thời gian tới, Chính phủ sẽ quyết liệt chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương quan tâm, dành nguồn lực phù hợp để giải quyết các vấn đề căn bản nhằm cải thiện đời sống của anh chị em công nhân lao động. Trong đó, tập trung triển khai quyết liệt Đề án xây dựng 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội và khẩn trương có giải pháp cụ thể, thiết thực phát triển nhà ở cho công nhân.

“Mục tiêu là để công nhân, người lao động được thụ hưởng thực sự thành quả phát triển của đất nước; để mỗi dịp Tết đến, Xuân về là những giây phút đoàn tụ, sum vầy hạnh phúc của anh chị em công nhân lao động với gia đình thân yêu của mình”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Còn vài ngày nữa là kết thúc kỳ nghỉ Tết, công nhân lao động cùng gia đình của họ lại khăn gói rời quê. Những đứa trẻ trở lại với xóm trọ quen thuộc, có đứa tạm xa bố mẹ, ở quê với ông bà. Rất nhiều người không đi công ty nữa, họ ly hương rồi lại hồi hương bám đất bám đồng.

Câu chuyện “an cư lạc nghiệp” vẫn là nỗi trăn trở của công nhân xa quê. Họ dễ dàng quăng quật, sống tạm bợ đâu đó nhưng thật khó đành lòng nhìn tuổi thơ con trôi qua dưới góc sân chật hẹp.

Đó là một câu chuyện dài nhưng dẫu sao chúng ta vẫn kỳ vọng vào quyết tâm gửi gắm trong lời phát biểu mới đây của Thủ tướng!

Những phòng trọ “siêu nhỏ” Những phòng trọ “siêu nhỏ”

Với đồng lương eo hẹp trong bối cảnh bão giá hiện nay, nhiều người lao động tại Khu công nghiệp Thăng Long (Hà Nội) đã ...

Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ Công nhân “giật gấu vá vai” vì không có tích luỹ

Lương công nhân vừa đủ duy trì cuộc sống, nay lại giảm sút đáng kể khi thiếu việc, không còn tăng ca. Rất nhiều người ...

Tin vào mùa Xuân mới Tin vào mùa Xuân mới

Trên mọi miền đất nước, những ngày đầu tiên của mùa xuân đã bắt đầu. Đào mai chớm sắc, cây lá nảy lộc, vạn vật ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Đời sống -

Bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động theo định hướng Đại hội XIII của Đảng

Hướng tới mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: dân giàu - nước mạnh - dân chủ - công bằng - văn minh, đồng thời góp phần vào mục tiêu của thời đại là hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, một vấn đề quan trọng cần thực hiện đó là chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong những năm qua, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, từ quá trình này cũng đặt ra một số vấn đề đòi hỏi phải có những định hướng giải pháp nhằm giải quyết rốt ráo để công tác bảo đảm an sinh xã hội ở Việt Nam đạt kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đời sống -

Bông hoa sống với nghề bằng trái tim nhiệt huyết và yêu thương

Đến với miền núi phía Tây huyện hướng Hóa, dưới chân núi Trường Sơn hùng vĩ, có một ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Hướng Phùng. Ở nơi đó, có những người thầy, người cô dành trọn cả thanh xuân của mình cho học sinh thân yêu. Khi bước chân đến ngôi trường này, người để lại nhiều ấn tượng sâu sắc cũng như sự ngưỡng mộ trong mỗi chúng ta là một nữ Phó Hiệu trưởng trẻ trung, thân thiện với khuôn mặt phúc hậu, tác phong nhanh nhẹn và đặc biệt là phong cách giao tiếp hết sức chân tình, cởi mở với mọi người.

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Đời sống -

Vụ 7 công nhân tử vong: Đau thương người ở lại

Các công nhân tử vong trong vụ tại nạn lao động tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đều có hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Đời sống -

Dành cho người lao động những gì tốt đẹp nhất

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Xuất nhập khẩu (CPTM&XNK) Việt Hồng Chinh có trụ sở tại TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị luôn đặt lợi ích của người lao động (NLĐ) lên trên hết.

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Người lao động -

Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Tiền lương thấp ảnh hưởng đến quyết định sinh con của 72% người lao động. Đó cũng là lý do 17,6% người lao động di cư cho biết không sống cùng con dưới 18 tuổi.

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Đời sống -

Lương giáo viên sau cải cách: Thầy cô “nặng” tâm tư

Nghị quyết 27/NQ-TW khẳng định mức lương mới của cán bộ, công chức sẽ không thấp hơn tiền lương hiện hưởng. Thế nhưng, nhiều thầy cô băn khoăn với mức lương sau cải cách.

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Bản tin công nhân 25/4 gồm những nội dung chính sau: Công nhân lao động phấn khởi vì được tăng ca; Nhà máy “treo thưởng” tiền triệu để tìm người do thiếu lao động; Vì sao người lao động thích hưởng bảo hiểm thất nghiệp hơn lương hưu?

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra? Tôi công nhân

Công ty xi măng, khoáng sản có phải bồi thường tai nạn lao động cho NLĐ khi tai nạn xảy ra?

Công ty xi măng, khoáng sản phải bồi thường tai nạn lao động cho người lao động khi xảy ra tai nạn lao động ở công ty của mình trong trường hợp người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người lao động này gây ra.

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó" Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: "Bắt đầu làm rồi thì hãy yêu lấy nó"

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Bùi Thị Ngọc Thủy, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai.

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị Infographic

Hướng dẫn tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành hướng dẫn thực hiện tổ chức Hội nghị Người lao động tại cơ quan, đơn vị. Nội dung, trình tự, thủ tục cần thực hiện như sau:
Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục?

Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi bị quấy rối tình dục? Công nhân thiệt thòi khi chỉ được hưởng tối đa 12 tháng trợ cấp thất nghiệp; Cần Thơ: Công nhân lên kế hoạch du lịch gần để tiết kiệm dịp nghỉ lễ... là những nội dung chính trong bản tin công nhân ngày 24/4/2024.

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Đời sống -

“Cây sáng kiến” của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá

Không ngừng học tập, lao động và sáng tạo, những năm qua, anh Lê Đức Vưỡng - Quản đốc xưởng sản xuất của Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá (thuộc Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị) đã có nhiều đề tài, sáng kiến, cải tiến giúp nhà máy làm lợi hàng tỉ đồng. Với những cống hiến mang lại nhiều lợi ích thiết thực đó, anh Vưỡng vinh dự là gương mặt tiêu biểu duy nhất của tỉnh Quảng Trị được trao tặng Giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh lần thứ IV, năm 2023.

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Đời sống -

Niềm vui của người lao động dưới “mái ấm Super Horse”

Thăm nhà máy Super Horse trong một ngày nắng rát, giữa tiếng máy móc, dây chuyền sản xuất khô khốc và ồn ào, chúng tôi tìm thấy những điều thân thương nhất trong đời sống công nhân lao động vốn rất hiếm gặp ở thời công nghiệp hóa.

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Đời sống -

Cuộc thi Chuyện đời tôi: “Chuyện đời dạy học” đoạt giải Nhất tuần 4

Cuộc thi "Chuyện đời tôi" đang đến hồi kết. Tuần từ 5/4 - 12/4/202 có 31 video dự thi với nội dung khá phong phú, đối tượng dự thi trải rộng ở nhiều ngành nghề.

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Đời sống -

“Bà đỡ” của lao động nghèo trên quê hương Quảng Trị

Trong bối cảnh bức tranh kinh tế có những gam màu tối, không ít doanh nghiệp ngành May đóng cửa thì câu chuyện nữ công nhân may sau bao năm bôn ba xứ người trở về quê lập ra công xưởng, vượt lên bao khốn khó để tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng chục lao động nghèo nhiều năm qua là điểm sáng ở một vùng quê Quảng Trị. Chị là Trần Thị Mỹ Ngọc, hiện là Giám đốc Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Song Tiến, xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, Quảng Trị.

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Đời sống -

Chính thức: người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục dịp 30/4 và 1/5

Thủ tướng Chính phủ đồng ý đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để người lao động được nghỉ liên tục 5 ngày, từ ngày 27/4 đến hết 1/5/2024.

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Đời sống -

Giải Nhất "Chuyện đời tôi" tuần 4: "Cảm ơn cuộc thi đã lưu giữ kỷ niệm đáng giá"

Video của một y sĩ quân y xuất sắc đoạt giải Nhất tuần trong cuộc thi "Chuyện đời tôi", với 33.500 lượt xem và 784 lượt chia sẻ.

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Phần lớn người lao động muốn nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Kết khảo sát, lấy ý kiến trên mạng xã hội của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho thấy, 87% bình chọn hoán đổi ngày làm việc để dịp 30/4 – 1/5 được nghỉ 5 ngày liên tục.

Nỗi niềm “thợ đọc”

Đời sống -

Nỗi niềm “thợ đọc”

Những ký ức xa xưa qua họ trở nên sống động; họ chính là những chiếc cầu nối liền quá khứ và hiện tại. Và trong sâu thẳm… họ đã khóc trước khi làm người khác khóc trong hành trình âm thầm gìn giữ, phát huy để những giá trị văn hóa nghệ thuật của dân tộc được trường tồn…

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Đời sống -

Bộ Nội vụ nhất trí đề xuất nghỉ 5 ngày dịp 30/4 – 1/5

Bộ Nội vụ nhất trí với đề xuất của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 5 ngày liên tiếp dịp 30/4 - 1/5 sắp tới.

Nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Đời sống -

Nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân lao động

Những năm gần đây, vấn đề văn hóa doanh nghiệp ngày càng được chú trọng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo đời sống công nhân.