Giấy đi đường mới và nỗi băn khoăn của người dân Thủ đô
Cà phê tối - 04/09/2021 14:08 Vũ Hùng
Lực lượng chức năng ở Hà Nội kiểm tra giấy đi đường của người dân - Ảnh: Anh Huế |
Thông tin này ngay lập tức được dư luận nhân dân Thủ đô đặc biệt quan tâm vì nó liên quan mật thiết tới cuộc sống hàng ngày của họ trong mùa dịch.
Cùng với sự quan tâm đó là rất nhiều các ý kiến bày tỏ thắc mắc, băn khoăn, lo lắng trước các quy định của công an TP Hà Nội trong việc cấp giấy đi đường này. Bài viết này chỉ xin được tổng thuật lại các ý kiến đó, hầu hết đã được đăng tải trong mục Ý kiến bạn đọc ở các trang báo online chính thống.
Nỗi lo lắng đầu tiên của người dân chính là lo cho sự quá tải của lực lượng cảnh sát khu vực và công an các phường trong thành phố. Hà Nội hiện có khoảng 2,2 triệu hộ gia đình, 8 triệu dân; hơn 281.000 doanh nghiệp. Chưa kể hàng trăm cơ quan đoàn thể Trung ương đều đóng trên địa bàn Hà Nội. Vậy là sẽ có hàng ngàn hồ sơ cơ quan đoàn thể, hàng vạn hồ sơ doanh nghiệp sẽ phải thẩm định ở các công an phường, hàng triệu mã QR code đều do công an phường cấp.
Lực lượng công an cấp xã, phường trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 đã phải cáng đáng lo toan trăm công nghìn việc, nay lại còn phải làm thay cho UBND phường việc cấp giấy đi đường cho hàng triệu doanh nghiệp và người dân, liệu họ có bị quá tải?
Mà chúng ta ai cũng biết rằng công an là lực lượng chủ lực trong công tác giữ gìn an ninh chính trị và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chứ không phải là chủ lực trong các thủ tục hành chính dân sự như việc cấp giấy đi đường vốn là việc của các cấp chính quyền.
Rồi hễ có xin - cho là lại sẽ có tiêu cực, sẽ có mua - bán giấy đi đường, rất dễ xảy ra các vụ việc tiêu cực làm ảnh hưởng đến hình ảnh và phẩm chất của cán bộ chiến sĩ trong lực lượng công an.
Về vấn đề thời gian cấp giấy, nhiều ý kiến nêu câu hỏi, thời gian chuyển qua chuyển lại hồ sơ xin giấy đi đường này sẽ ngốn hết bao nhiêu ngày? Từ ngày nộp hồ sơ tới ngày nhận kết quả là bao lâu? Rồi có quy định tiêu chí cụ thể và thời hạn xét duyệt "Đơn xin cấp giấy đi đường" hay không? Đang là ngày nghỉ, ngày lễ thì công an xã, phường có làm việc không? Hay rồi lại ùn tắc tại công an phường, rất mất thời gian vì phải kết hợp với cơ quan thuế, sở KHĐT để biết thông tin công ty có thuộc diện được cấp không. Thủ tục và quy trình xem ra lòng vòng, mất thời gian, không khéo lại tạo ra đám đông tụ tập chờ cấp giấy phép khiến F0 lây lan ra cộng đồng nhiều hơn.
Có ý kiến đề nghị hướng dẫn cụ thể, ví dụ như doanh nghiệp có trụ sở văn phòng ở Hà nội, nhưng nhà máy, công nhân ở tỉnh khác, vậy người công nhân viên của doanh nghiệp sẽ xin giấy ở đâu? Rồi các nhân viên tài chính kế toán phải làm công việc ra ngân hàng đóng trụ sở ở quận khác, rồi đi chuyển tiền, đi trả lương, trả tiền khách hàng ...( phải có chứng từ ký tươi gửi ngân hàng) thì có được đi lại không ?
Một mối băn khoăn lớn nữa của người dân là lực lượng shipper đang có vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển nhu yếu phẩm thiết yếu đến từng nhà dân có được cấp giấy đi đường không mà không thấy quy định của công an Hà Nội nhắc tới họ? Rồi các hộ kinh doanh cá thể cung cấp mặt hàng thiết yếu có được cấp giấy không? Các hộ kinh doanh thực phẩm, hộ kinh doanh cá thể thì không có con dấu, thậm chí không có đăng ký kinh doanh, thì sẽ thuộc bên nào cấp giấy đi đường? Xem danh sách 6 nhóm đối tượng, không thấy có công nhân và người lao động tự do, tức là họ sẽ không được cấp giấy đi đường thì phải, rất khó hiểu.
Các quy định mới về việc cấp giấy đi đường nhìn chung là chưa rõ ràng. Việc phân vùng 3,2,1 tuân thủ theo các chỉ thị 15, 15+, 16 song lại siết chặt việc cấp giấy đi đường mà không nêu rõ vùng nào thì mới phải cấp giấy đi đường? Hay tất cả các vùng đều cần phải cấp giấy đi đường? Nếu tất cả các vùng phải cấp giấy đi đường thì việc giãn cách đã không phải là nới lỏng mà còn siết chặt hơn.
Rồi chuyện đi chợ, siêu thị thì ai cũng cần phải đi, trong khi đó cảnh sát khu vực lập danh sách cố định rồi. Vùng xanh thực hiện theo Chỉ thị 15 thì có cần phải xin cấp giấy đi đường, đi chợ không? Rồi người ở tỉnh khác, nhưng muốn đi nhờ qua địa phận của Hà Nội để đi làm thì thế nào, biết xin giấy ở phường xã nào?
Một thắc mắc đầy lo lắng của nhiều người dân là khi đau ốm đột xuất, cần phải đi mua thuốc bệnh đột cấp cứu mà phải chờ xin giấy đi đường mất 2, 3 ngày thì không biết sống chết sẽ ra sao? Ai mà biết trước được lúc mình sẽ bị đau ốm để xin giấy đi đường sẵn? Rồi đơn giản nhưng mà thật hóc búa là câu hỏi, vậy những người già cả, yếu thế, những người mà họ không có và không biết sử dụng điện thoại thông minh thì sao cấp mã QR code cho họ???
Hẳn ai cũng biết, chỉ mới hơn 1 tháng trước, tại Công văn 2434/UBND-KT, Ủy ban nhân dân TP Hà Nội cũng đã có quy định về các trường hợp được cấp giấy đi đường khi ra ngoài. Các quy định này tuy vẫn gặp phải một số hiện tượng xé rào, nhưng là rất hiếm hoi và đơn lẻ. Thế nhưng việc thực hiện Công văn 2434 đang rất ổn định thì thành phố lại thay đổi biện pháp khác. Xoay như chong chóng thế mà lại đang lo lắng, khổ sở vì dịch bệnh, vậy ai mà theo cho kịp, chịu cho thấu?
Có mỗi cái giấy đi đường mà thay đổi không biết bao nhiêu lần qua mấy tháng trời, rồi sẽ thay đổi đến bao giờ nữa đây. Quy trình mới thì đọc đã thấy rườm rà đến hại não chóng mặt. Mà cũng sẽ rất lãng phí thời gian và công sức của cả nhân dân và lực lượng công an cấp xã, phường mà sẽ vẫn không thể đảm bảo thời gian cấp giấy kịp thời cho người có nhu cầu. Đó là chưa kể với hàng triệu cái giấy đi đường ấy, lấy đâu đủ lực lượng để kiểm tra, kiểm soát, rồi sẽ lại gây ùn tắc, nguy cơ lây lan bệnh dịch.
Bài viết này, như đã nói ở phần mở đầu, là tổng thuật các ý kiến của người dân từ các mục Ý kiến bạn đọc trên các báo online. Trong cuộc chiến chống dịch, như Thủ tướng trong những ngày gần đây đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại, phải luôn lấy người dân là trung tâm, coi người dân là chủ thể; nên việc TP Hà Nội cần lắng nghe ý kiến góp ý của người dân là một việc làm cần thiết.
Việc lãnh đạo TP Hà Nội lắng nghe ý kiến của người dân và hoàn thiện các chi tiết sẽ góp phần làm cho quy định mới về cấp giấy đi đường trở nên đầy đủ và hoàn thiện hơn. Vì thế , tôi nghĩ đó không chỉ là một việc làm đáp ứng mong mỏi của hàng chục triệu cư dân Hà Nội, mà còn là sự thông cảm, chia sẻ khó khăn vất vả cho chính hàng vạn cán bộ chiến sĩ công an cấp phường, xã tại Thủ đô trong những tháng ngày dịch gian lao này.
Chung sức giữa mùa dịch Những ngày này, trên các cánh đồng lúa tại huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, hình ảnh những chiến sĩ công an, dân quân thu ... |
Hà Nội: 10 quận, huyện giãn cách xã hội sau 6/9 Từ 6h ngày 6/9 đến 6h ngày 21/9, 15 quận, huyện Hà Nội tiếp tục giãn cách xã hội, trong đó 10 đơn vị giãn ... |
Cha mẹ chật vật lo cho con học trực tuyến trong mùa dịch Nhiều ngày nay, anh Nguyễn Văn Huệ (ngụ ở quận Bình Tân, TP HCM) đang lo tìm mua một chiếc máy tính bảng cho con ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới