“Em ơi cố lên!"
Cà phê tối - 17/08/2021 14:28 Mỹ Anh
Hình ảnh cảm động của cặp vợ chồng già trong bệnh viện (Ảnh minh họa) |
Một câu chuyện được chính bác sỹ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương kể lại được xác minh và đăng tải lên VnExpress nên có mức khả tín cao. Theo đó, khi điều trị, khi người vợ phải đặt máy thở, bà hay chồng cũng bị nặng, bà nói với bác sỹ: "Xin bác sĩ cho chồng tôi thở máy. Tôi không cần, tôi vẫn khỏe, tôi không cảm thấy khó thở". Khi được giải thích rằng bệnh viện không thiếu máy thở, bà mới an lòng để bác sỹ đặt máy thở cho mình.
Còn người chồng khi sớm cai được máy thở, ông vẫn chưa nói được. Thấy ông gắng gượng như cố nói điều gì, điều dưỡng đưa cho ông tờ giấy và cái bút, ông viết lại những dòng nhắn vợ mình: “Cưới nhau chưa giúp nhau được cái gì, có thể là người ở người đi, ai là người ở lại sẽ có trách nhiệm. Em ơi cố lên”.
Những lời nói trên chắc chẳng mùi mẫn bằng những lời hẹn thề lúc thanh niên sôi nổi. Nhưng đặt trong vòng sinh tử của cặp vợ chồng già đối diện đại dịch câu nói vừa đáng thương vừa đau lòng vừa lay động. Với họ, tình nghĩa vợ chồng là cam kết trọn đời. Họ dành cho nhau cơ hội sinh tồn, quan tâm tới nhau ngay khi vượt qua cửa tử là điều mà những người trẻ như chúng tôi cảm thấy bội phục.
Dòng chữ viết vội của cụ ông gửi cụ bà trên giường bệnh. |
Tôi hiểu chẳng ai muốn vào cảnh hiểm tử ấy để nghe những lời tôn vinh này. Nhưng tôi cũng hiểu, ở đời, những khốn khó sa cơ là điều không phải hiếm. Song có một tri kỷ để tới tận phút khó khăn nhất của phận người vẫn nghĩ tới nhau hơn bản thân mình là phúc phận lớn lao. Họ đã chiến đấu với dịch bệnh bằng tâm thế đàng hoàng của những cây cao bóng cả khi nghĩ về nhau, nghĩ về bạn đời mình. Họ đã sống cả đời bên nhau mà vẫn khiêm nhường “cưới nhau chưa giúp nhau được cái gì”. Họ vẫn dành lại những “trách nhiệm” để phòng hờ nếu một người mất đi.
Cái khoảnh khắc sinh tử cận kề, người bải hoải rã rời, kiếp người mệt mỏi mà vẫn nghĩ được như vậy thì đó là nguồn cảm hứng mãnh liệt với những người đang khỏe ở ngoài xã hội. Rằng làm sao để đừng đặt con người vào lựa chọn mình hoặc tri kỷ. Rằng lần này máy thở không hết nhưng hãy phòng xa hơn, đừng bao giờ để cảnh nhường nhau máy thở là sự thật. Rằng những khó khăn, khốn khổ hiện thời mỗi người đang phải chịu chỉ là hạt bụi giữa những bi kịch khổng lồ đang đặt lên hàng nghìn gia đình đồng bào. Hãy chịu khó hơn để dịch bệnh xa đi nhanh hơn.
“Em ơi cố lên” chẳng còn là lời động viên của riêng ông cụ dành cho bà cụ nữa. Những lời chân phương mà nặng như núi kia dành cả cho xã hội chật vật vì dịch chúng ta đang sống. Ân tình con người là vaccine, là lá chắn, là ngọn cờ để chúng ta kề vai vượt qua nghịch cảnh khốc liệt. Ngoài những quyết sách, những trang bị vật chất, chính cộng đồng đã dìu nhau qua đại dịch tới gần 7 mùa xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân, hạ, thu.
Chúng ta đã dành tình thương để cùng nhau vượt qua những khó khăn khủng khiếp chưa từng có sau chiến tranh. Lúc này, dịch bệnh kéo dài và nặng nề hơn rất nhiều, mong sao chúng ta tiếp tục đừng để tình thương phai lạt, đừng để sóng cả làm ngã tay chèo.
Giữa bao lời thị phi hay những thanh âm cuồng nộ vì khó khăn, bức bối do đại dịch, có lẽ, điều chúng ta cần tự nhủ và nhắn gửi nhau là “Em ơi cố lên”!
Khi bà con nghèo “tiến thoái lưỡng nan” Những hình ảnh bà con “chạy dịch” vật vạ trên đường về quê nhưng buộc phải quay lại vẫn ám ảnh và làm nhiều người ... |
Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô ... |
Hàng trăm suất cơm nghĩa tình của nhóm công nhân trao gửi bà con vùng dịch Gần 10 ngày qua, CLB tình nguyện gồm nhiều anh chị em công nhân tự tay làm hàng trăm suất cơm nghĩa tình để |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh