Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x

Vòng tay Công đoàn - Hà Vy

Từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý vốn chỉ mất chưa đầy 1 ngày. Nhưng dịch Covid-19 khiến hành trình của cô gái Nguyễn Thị Phước Tấn kéo dài và nhiều trắc trở.

"Đồng bào là để yêu thương" Tôi mong muốn sinh viên “sống” được bằng đam mê

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x
Nguyễn Thị Phước Tấn - cô gái ở huyện đảo Phú Quý

Cô gái xinh xắn Nguyễn Thị Phước Tấn (25 tuổi) sinh ra ở huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Nhờ chăm chỉ, ham học, Phước Tấn tìm được việc làm văn phòng, thu nhập ổn định ở TP Hồ Chí Minh. Rời huyện đảo, cô tự trang trải và lo cuộc sống ở nơi thành phố sôi động bậc nhất Việt Nam.

Phước Tấn tâm sự: “Lâu rồi em chưa được về nhà. Nhớ mẹ, nhớ huyện đảo lắm”.

Gần 20 ngày trước, Phước Tấn và bạn quyết định rời TP Hồ Chí Minh để về nhà. Cô gái nhỏ nhắn này chưa lần nào tự lái xe máy về quê. Nhưng lần này, dịch bùng phát dữ dội, các bạn rủ Tấn về nhà tránh dịch. Suy nghĩ mãi, cuối cùng Phước Tấn cũng quyết định cùng các bạn trở về.

Từ sáng sớm tinh mơ, cả nhóm chất đồ đạc lỉnh kỉnh lên xe, vượt gần 200 km đường quốc lộ từ TP Hồ Chí Minh về Bình Thuận. Tấn và bạn bè tính toán nghỉ một lần giữa đường nên chỉ chuẩn bị có một suất ăn. Vội vàng rời khỏi TP Hồ Chí Minh, cả nhóm cũng chỉ chuẩn bị được bánh mì và sữa.

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x
Tại chốt kiểm soát của tỉnh Bình Thuận, Phước Tấn được đưa về khu cách ly tập trung do LĐLĐ TP Phan Thiết quản lý

“Lần đầu tiên em đi xe máy xa như vậy. Nhưng không còn cách nào để về quê nhanh hơn. Ngồi trên xe đi miết, tê tay, mỏi lưng, mỏi tay và mỏi mắt. Giữa trời nắng, cứ đi như vậy đến khi xe cạn xăng mới dừng để nghỉ bên đường, đổ xăng rồi lại tiếp tục lái xe” – Tấn kể.

Chưa khi nào, Tấn về quê trong tâm trạng hoang mang, lo lắng thế như lần này. Biết chắc về Bình Thuận, em sẽ phải cách ly. Vừa tốn tiền, vừa lo không được sớm về gặp ba mẹ ở huyện đảo Phú Quý.

“Bình thường em đi tàu từ TP Hồ Chí Minh về Bình Thuận rồi bắt xe khách về bến tàu. Toàn bộ quãng thời gian di chuyển chỉ mất chưa đầy một ngày. Nhưng lần này trở về, em mất gần 30 ngày. Hết cách ly tập trung 14 ngày, vì chưa có tàu từ đảo ra nên phải chờ đợi thêm hàng chục ngày nữa. Ở nhà, y tế xã (đảo) đã lập danh sách cách ly người từ vùng dịch về, trong đó có em. Không biết khi nào em mới được về với mẹ” - Tấn buồn bã nói.

Vào khu cách ly, ngày đầu tiên Tấn đã khóc vì tủi thân, vì nhớ mẹ. Ở huyện đảo, ba mẹ Tấn làm nghề buôn bán nên tuổi thơ của Tấn không quá vất vả và thiếu thốn. Những năm gần đây, huyện đảo Phú Quý đã có điện, cơ sở vật chất khang trang không khác gì ở đất liền. Chỉ có điều, việc đi lại từ đất liền ra đảo bằng tàu nên cực nhọc hơn.

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x
Phước Tấn khi ở TP Hồ Chí Minh

Nhưng chỉ sau vài ngày ở khu cách ly tập trung, Tấn mới hiểu điều mình lo lắng là không cần thiết. Ký túc xá Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận tuy cơ sở vật chất không được khang trang nhưng thực sự khiến tâm hồn Tấn trở lại bình yên.

Khu cách ly tại Ký túc xá Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận do LĐLĐ TP Phan Thiết quản lý. Tại đây, Tấn được chăm sóc rất tận tình, được đo thân nhiệt và bố trí phòng với các bạn đồng trang lứa.

“Em cảm thấy yên tâm và thoải mái, không còn cảm giác tủi thân vì luôn được động viên, an ủi. Nhất là chú Nghĩa (ông Đỗ Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch LĐLĐ TP Phan Thiết, điều hành khu cách ly) luôn ân cần, động viên các bạn trẻ cố gắng giữ sức khỏe để mau trở về nhà. Em cũng được ăn ở miễn phí. Lo tụi em đói, Ban điều hành còn thêm vào bữa sáng bịch sữa để tụi em ăn cho no. Thực đơn luôn thay đổi. Mỗi ngày, nghe tiếng gõ cửa “cốc, cốc, cốc” của y, bác sĩ và Ban điều hành khu cách ly em thấy rất vui” – Phước Tấn kể.

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x
Cô gái ghi lại cảnh bình yên sau cơn mưa của khu cách ly

Trong thời gian 14 ngày ở khu cách ly, trường hợp những lao động trẻ ở đảo xa, trở về từ vùng dịch luôn được Ban điều hành khu cách ly, trong đó có ông Đỗ Trọng Nghĩa - Phó chủ tịch LĐLĐ TP Phan Thiết quan tâm.

Ông Đỗ Trọng Nghĩa cho biết, Phước Tấn là một trong những trường hợp đặc biệt mà ông đã đề nghị lãnh đạo TP Phan Thiết cùng lãnh đạo huyện đảo Phú Quý hỗ trợ. Bởi em là nữ, không may dịch bệnh phải lặn lội đường xa để trở về nhà. Khi hết hạn cách ly tập trung, em được huyện đảo Phú Quý bố trí ở lại một căn nhà trống cùng các bạn để chờ tàu ra đảo.

“Khi ấy, cháu không có mền, gối, màn nên đã nhờ tới sự giúp đỡ của tôi. Thương các cháu không may gặp khó khăn, tôi dành một phần tiền của cá nhân giúp cháu mua vật dụng mới sử dụng. Vì khi về địa phương, cháu còn phải cách ly nữa, nếu phải mua sắm sẽ thêm tốn kém” – ông Đỗ Trọng Nghĩa chia sẻ.

Phước Tấn cho biết, nhờ sự chăm sóc tận tình của Ban điều hành khu cách ly, các cán bộ công đoàn và nhân viên y tế, em đã có sức khỏe để sẵn sàng trở về. Còn khoảng 8 – 9 ngày nữa là có tàu từ đảo về đất liền. Em đang đếm từng ngày, từng giờ để kết thúc hành trình gian nan về huyện đảo.

“Em đợi từng ngày để về nhà. Em cảm ơn chú Nghĩa, cảm ơn Công đoàn đã luôn nhiệt tình với em. Nếu không có sự hỗ trợ tận tình đó, em không thể bình yên trở về như thế này”. – Phước Tấn chia sẻ.

Hành trình 30 ngày từ TP Hồ Chí Minh về huyện đảo Phú Quý tránh dịch của cô gái 9x
Phước Tấn chia sẻ: "Sợ tụi em ăn không đủ no, cán bộ công đoàn còn thêm vào bữa ăn sáng bịch sữa"
Cầm đèn chạy trước xe tang Cầm đèn chạy trước xe tang

Những gì đang diễn ra hiện nay ở Sài Gòn đã tự nó chứng minh các cán bộ lãnh đạo của Sở Tài nguyên và ...

Nữ cán bộ công đoàn được lãnh đạo công ty tin tưởng, người lao động trân quý Nữ cán bộ công đoàn được lãnh đạo công ty tin tưởng, người lao động trân quý

Với vai trò Chủ tịch Công đoàn ở một doanh nghiệp tư nhân, chị Nguyễn Thị Anh Điệp luôn là cầu nối giữa đoàn viên, ...

Công đoàn bổ sung đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp Công đoàn bổ sung đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều trong việc chi hỗ trợ khẩn ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"

Công đoàn -

Chỗ dựa Công đoàn giúp nữ công nhân bệnh nặng "không bỏ cuộc"

“Mang bệnh nặng mình cũng sợ những điều không hay ập đến, nhưng mình luôn giữ tinh thần lạc quan và cố gắng nỗ lực làm việc. Bên cạnh mình còn có gia đình chồng con và tổ chức Công đoàn, công ty cùng đồng nghiệp, đấy là những chỗ dựa tinh thần giúp mình đứng vững trong những năm qua”, chị Lượng - công nhân Công ty TNHH MSV thổ lộ.

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Vòng tay Công đoàn -

Kỳ 2: Tái sinh trong "Vòng tay lớn"

Khi thấu hiểu hoàn cảnh nghiệt ngã của tôi, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế kêu gọi Công đoàn các cấp cùng “nối vòng tay lớn”, tạo mọi điều kiện để tôi có thể “biến ước mơ thành hiện thực”... Cùng với tài đức của các thầy thuốc, y bác sĩ, tôi đã được tái sinh cuộc đời thứ hai.

Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ

Vòng tay Công đoàn -

Bài dự thi Vòng tay Công đoàn: Chuyện đã qua không cũ

Những tháng ngày gian nan vì đại dịch Covid-19 làm nổi bật và sáng rõ hơn bao giờ hết vai trò, vị trí của tổ chức Công đoàn với đoàn viên, người lao động của mình, nhất là những đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn.

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vòng tay Công đoàn -

Tự tin sống lạc quan, là ngọn đèn không bao giờ tắt

Vuốt phẳng phiu những đồng tiền nhăn nheo vừa bán lứa lợn non, rồi đếm đi đếm lại, “vẫn còn thiếu nhiều quá!”, chị Hiền nghĩ và nhìn tờ hóa đơn thuốc cho mẹ chồng, nước mắt lã chã rơi.

Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”

Công đoàn -

Đồng hành cùng người mẹ trong tác phẩm “Con tôi bị K”

Đại diện Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa trao 5 triệu đồng hỗ trợ từ Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ - công nhân Công ty TNHH FreetrenA (TP HCM).

Một nhà giáo có tấm lòng vàng

Vòng tay Công đoàn -

Một nhà giáo có tấm lòng vàng

Là một giáo viên Vật lý, ngoài công tác chuyên môn giảng dạy, thầy giáo Nguyễn Chơn Cảm, giáo viên Trường THPT Vĩnh Định còn là một người nhân ái, luôn quan tâm đến người khác, nhất là những cảnh ngộ khó khăn.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Không thực hiện hoạt động chỉ để cho có

Đồng chí Lê Khánh Minh, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Luxshare ICT Nghệ An chia sẻ về những kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động chăm lo đời sống tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam Video

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam

Ngày 21/11, Đoàn công tác Ban Dân vận Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Đọc thêm

Lá thư không gửi

Công đoàn -

Lá thư không gửi

TP Hồ Chí Minh, ngày 26/9/2023 Gửi em, người đồng nghiệp thân thương! Còn hai ngày nữa là đến Trung thu và là ngày giỗ thứ 7 của em. Nhìn khói nhang bay lên quyện thành những vòng tròn mờ ảo, nhìn đôi mắt to tròn, đen lay láy và nụ cười tươi tắn của em trên di ảnh, chị vẫn không thể nào tin được em gái của chị đã đi xa thật rồi, để lại trong lòng mọi người niềm thương nhớ khôn nguôi.

Công đoàn ôm trọn vòng tay…

Công đoàn -

Công đoàn ôm trọn vòng tay…

Trong làn nắng vàng tươi vừa hửng sau cơn mưa, ngôi nhà mới với màu sơn thanh nhã của gia đình chị Đặng Thị Nhạn ở khu phố 3, thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị gợi cảm giác thân gần và yên bình. Trong những hỏi han với người quanh đây là biết “Mẹ con chị Nhạn nhờ cơ quan y tế của huyện và Công đoàn trên tỉnh giúp mà mới làm được nhà đẹp rứa”.

Thể lệ cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ III

Công đoàn số -

Thể lệ cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" lần thứ III

Cuộc thi viết "Vòng tay Công đoàn" do Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức diễn ra rất thành công. Thông qua cuộc thi hàng nghìn trường hợp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn được tổ chức Công đoàn, doanh nghiệp... giúp đỡ.

Kỳ 2: Tích cực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Vòng tay Công đoàn -

Kỳ 2: Tích cực chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Thấu hiểu rằng, còn rất nhiều đoàn viên, người lao động của ngành có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, điều kiện công tác xa nhà, ốm đau, bệnh tật.

Kỳ 1: Toả sáng “nghĩa tình Công đoàn” trong dịch bệnh

Vòng tay Công đoàn -

Kỳ 1: Toả sáng “nghĩa tình Công đoàn” trong dịch bệnh

5 năm qua, Công đoàn ngành Giáo dục Nghệ An đã chủ động, tích cực, đổi mới trong các hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền lợi của đoàn viên, người lao động.

"Công đoàn làm chi mà đi nhiều rứa mẹ"

Vòng tay Công đoàn -

"Công đoàn làm chi mà đi nhiều rứa mẹ"

“Công đoàn làm chi mà đi nhiều rứa mẹ”. Nhiều lần, tôi nghĩ phải trả lời thế nào cho đầy đủ về câu hỏi này của con....Hơn 10 năm làm báo công đoàn, gắn bó với các hoạt động của Công đoàn Nghệ An

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn

Vòng tay Công đoàn -

Chưa một lần được làm nhà báo, nhưng tôi viết vì trách nhiệm và tình yêu với công đoàn

Tôi cứ trăn trở mãi, nhưng rồi cũng quyết định chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng truyền cảm xúc tới những cán bộ công đoàn đang ấp ủ bài viết và cả những người chưa nghĩ tới việc viết tin bài bao giờ; tiếp thêm lòng quyết tâm vượt qua chính mình để làm truyền thông công đoàn, góp phần đổi mới hoạt động công đoàn trong tình hình mới.

Góp phần vì tương lai vững vàng cho con công nhân mồ côi

Công đoàn -

Góp phần vì tương lai vững vàng cho con công nhân mồ côi

Cuốn sổ tiết kiệm trị giá 40 triệu đồng được Tạp chí Lao động và Công đoàn trao cho em Nguyễn Đức Hiếu (Lạng Sơn) – con công nhân mồ côi do Covid-19, sáng 14/4/2023.

Tạp chí Lao động và Công đoàn trao hỗ trợ 10 triệu đồng cho học sinh khuyết tật ở Bình Phước

Vòng tay Công đoàn -

Tạp chí Lao động và Công đoàn trao hỗ trợ 10 triệu đồng cho học sinh khuyết tật ở Bình Phước

Tạp chí Lao động và Công đoàn đã trao hỗ trợ cho em Đặng Ngọc Duyên, sinh năm 2006, dân tộc Nùng, ngụ ấp Đồng Xê, xã Tân Hòa, học sinh lớp 11XH1, Trường THPT Đồng Phú (tỉnh Bình Phước). Được biết, Ngọc Duyên là nhân vật trong tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết "Vòng tay công đoàn" lần thứ 2 năm 2022 do Tạp chí Lao động và Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) tổ chức.

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”

Công đoàn -

Cuộc thi “Vòng tay Công đoàn”: Những câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”

Trong thời điểm ngặt nghèo nhất của cuộc đời, những đoàn viên có hoàn cảnh éo le được “Vòng tay Công đoàn” dang rộng chở che và dìu dắt vượt lên số phận. Hôm nay, họ một lần nữa khóc cười cùng cán bộ công đoàn – những người đã đồng hành, viết nên câu chuyện “cổ tích giữa đời thường”.