Được và mất gì khi ngập chìm trong những tin nhắn?
Cà phê tối - 04/11/2021 14:08 Vũ Hùng
Ảnh minh họa: Internet |
Tôi nảy ra ý định viết về đề tài này do tình cờ đọc được một startut (dòng trạng thái) trên trang Facebook của một nhà báo. Anh đồng thời cũng là một CEO của một công ty truyền thông lớn có uy tín và rất thành công. Tác giả bài viết đã đặt ra một vấn đề khá là thú vị: "Có phải chúng ta đã trở nên ngu ngơ rất nhiều khi ngập chìm trong những tin nhắn trên điện thoại?".
Bài viết công bố số liệu nghiên cứu của một công ty nghiên cứu thị trường có tiếng tăm ở Hoa Kỳ, rằng học sinh trung học trung bình mỗi tháng nhắn chừng 4.000 tin. Như thế mỗi ngày một em nhắn hơn 130 tin. Một con số kỷ lục.
Tác giả kể lại chuyện xảy ra khi dẫn đoàn học sinh tham quan một địa danh nổi tiếng, như là kỳ quan thế giới hiện đại. Tất cả các em học sinh trung học trong đoàn đều lăm lăm điện thoại và chúng hối hả nhắn tin cũng như chờ đợi tin nhắn trả lời. Khi hướng dẫn viên nói về kỳ quan này, tác giả phát hiện ra rằng hầu hết các em học sinh chỉ lắng nghe trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa hai tin nhắn.
Người ta ít khi đọc cái gì nữa vì những tin nhắn. Người ta không tập trung, không lắng nghe gì nữa giữa những tin nhắn. Người ta cũng chẳng suy nghĩ gì nữa giữa những tin nhắn. Việc quan trọng với rất nhiều người là gửi tin nhắn đi và chờ đợi tin trả lời. Và khoảng thời gian giữa chúng người ta mới dành chút ít để lắng nghe.
Đọc xong startut của anh bạn nhà báo, tôi đã thử làm một cuộc thăm dò ý kiến nhỏ về việc có phải chúng ta đang trở nên ngu đi vì tin nhắn điện thoại. Và tôi đã nhận được nhiều ý kiến khác nhau về những điều được mất khi ngập chìm trong đống tin nhắn điện thoại.
Thầy giáo Phan, nguyên Hiệu trưởng một trường PTTH trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội nêu ý kiến: "Ngu đi thì chưa chắc. Nhưng trở nên ngơ ngác hơn, trở nên thiếu tập trung hơn, dần dần hình thành thói quen không nghe ai cả, không đọc gì cả, chỉ lăm le chuyện phiếm thì là chuyện có thật, là chuyện chắc chắn".
Anh Đàm, Giám đốc một công ty tại Đà Nẵng viết: "Tôi để ý các bạn trẻ ở cơ quan tôi, ở những nơi tôi tiếp xúc và làm việc, hiện tượng nhắn tin như vừa nói ở trên là khá phổ biến. Có bạn hầu như cả ngày chỉ nhăm nhe nhắn tin và chờ đợi tin nhắn. Tôi đi đến một nhận xét rằng các bạn thuộc tuýp này rất thích dành thời gian cho chuyện phiếm, thích giao tiếp, thích bàn luận nhưng là bàn luận và giao tiếp chuyện tầm phào không liên quan gì đến những vấn đề có ích lợi cụ thể".
Một nữ kiểm toán viên tên Ngân làm việc tại Hà Nội thì thốt lên đầy bi đát: "Việc trở nên ngu ngơ vì tin nhắn điện thoại là hoàn toàn đúng với lớp trẻ bây giờ. Nhắn tin ngày, nhắn tin đêm. Lúc nào cũng lăm lăm điện thoại di động trên tay để nhắn tin. Nếu dân làm ăn hay vì công việc thì không nói, toàn "buôn dưa lê" thôi. Các em học sinh THPT hay sinh viên cao đẳng, đại học là hay mắc bệnh này nhất. Và không chỉ học sinh, sinh viên, ngay cả người lớn cũng vậy. Nếu vì trao đổi công việc mà phải ngập chìm trong bể tin nhắn thì đã đành, nhưng ngay cả đến khi đi du lịch, đi tham quan các di tích, thắng cảnh cũng chỉ nhăm nhăm nhìn vào màn hình điện thoại để đọc và trả lời tin nhắn, quên cả thưởng thức vẻ đẹp, sự lạ ở những địa điểm đó thì thật là uổng phí cả những chuyến đi. Tình trạng này nhiều và rất phổ biến".
Nữ y tá Thu, Bệnh viện Việt Đức cũng chia sẻ: "Tin nhắn cuốn người ta đi, lấy mất của người ta rất nhiều thời gian và trí lực. Vậy mà hầu như chẳng đem lại cho người ta cái gì có ích lợi cụ thể cho việc học hành, lao động, tích luỹ kiến thức".
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bênh vực cho việc sử dụng nhiều tin nhắn. Anh Hưng, một phiên dịch viên tiếng Anh tại Hải Dương viết: "Tôi cho rằng tùy vào kiểu tin nhắn có nội dung gì, chứ tôi hiện có một người bạn trong TP Vũng Tàu, là một doanh nhân rất năng động, đã đi nhiều nước trên thế giới. Trước đây, để anh ấy đọc tin nhắn là cả một trời khó khăn, nay anh đang bị bệnh K giai đoạn cuối, rất cần những tin nhắn động viên an ủi. Có ngày tôi phải nhắn tin hàng trăm lượt để anh đỡ buồn, đỡ suy nghĩ và hành động tiêu cực. Hay như tin nhắn giữa nhóm chuyên môn phiên dịch của chúng tôi, toàn tin nhắn rất hóm hỉnh, vui tươi nhưng cũng đầy chất học thuật bổ ích".
Ca sĩ Minh Thu bày tỏ: "Những bạn bè, đồng nghiệp, người thân hay các mối quan hệ xã hội khác đều mang đến cho ta nhiều hương vị cuộc sống qua các tin nhắn. Đặc biệt là tin nhắn của các bậc tiền bối dạy em nhiều điều, như các tin của các thầy là các nhạc sĩ nhắn cho em, thường rất quý! Vậy nên chả thấy ngu đi gì cả, mà cứ khôn dần lên theo các tin nhắn đấy ạ!".
Giáo sư Dũng, cán bộ giảng dạy tại một Học viện tại TP. HCM thì khẳng định: "Việc các em học sinh, sinh viên quá nghiện điện thoại và tin nhắn mà không nghe được các thông tin hữu dụng từ các bài giảng và lời thầy cô dạy trên lớp, thậm chí chẳng học hành gì được thì bị ngu ngơ dần đi là đúng rồi. Cuối cùng smartphone (điện thoại thông minh) không phải là phương tiện kết nối mà con người trở thành "nô lệ" cho phương tiện ấy. Có một số tuýp người ưa nhắn tin trời bể các loại, rồi rơi vào mộng mị, ngu ngơ; để rồi smartphone thì ngày càng thông minh hơn sau mỗi lần ra mắt sản phẩm mới còn con người lại bị đần độn đi vì hội chứng tin nhắn".
Còn cá nhân tôi thì nghĩ, bài viết trên Facebook của anh bạn tôi thực sự là một lời cảnh báo rất có trách nhiệm trước một thực trạng đáng quan ngại trong việc đắm chìm quá mức vào việc sử dụng tin nhắn hằng ngày, không chỉ trong học sinh, sinh viên mà ngay cả trong cán bộ công nhân viên chức, mọi giới trong xã hội ta hiện nay.
Đương nhiên, khi người ta phát minh ra cái máy nhắn tin, rồi điện thoại có chức năng nhắn tin, thì công năng của tin nhắn văn bản là điều không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại.
Và con người hiện đại, ngoài việc biết làm chủ bản thân còn cần phải biết làm chủ cái smartphone của mình; phải biết sử dụng một cách rất chừng mực tính năng nhắn tin của nó.
Xin đừng để chiếc điện thoại biến chúng ta thành “nô lệ” của việc nhắn tin và trả lời tin nhắn; để rồi máy móc cứ ngày càng thông minh hơn mà chúng ta lại cứ đờ đẫn, ngu ngơ hơn vì chúng.
Đó cũng là sự được/mất trong cuộc sống thời đại 4.0 hiện nay với mỗi chúng ta - chủ nhân của những chiếc smartphone ngày một thêm tối tân và hữu dụng.
Đề tài điện ảnh làm "nóng" nghị trường Những ngày qua, cử tri cả nước theo dõi qua ti vi đầy chăm chú các phiên thảo luận của Quốc hội về một đề ... |
Những chiếc barie được gỡ bỏ và vùng xanh hiện ra Barie, gọi theo tiếng Việt thuần là những cái rào chắn đường. Hiểu theo ngôn ngữ thời dịch Covid-19 còn có nghĩa bóng là những ... |
Cảnh giác với các tin nhắn thương hiệu giả mạo, tránh mất tiền oan Lợi dụng việc người tiêu dùng chủ yếu giao dịch online trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, nhiều đối tượng đã giả mạo tin nhắn ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng