Đề tài điện ảnh làm "nóng" nghị trường
Cà phê tối - 30/10/2021 18:13 Vũ Hùng
Ảnh minh họa: Phim "Thiên thần hộ mệnh". (Nguồn: Zing.vn) |
Trong phiên thảo luận hôm 28/10, các đại biểu Quốc hội đã tập trung vào các vấn đề nổi cộm của điện ảnh nước nhà như: chính sách phát triển điện ảnh hợp lý, cân bằng việc xuất nhập khẩu phim, vấn đề cấm phim và cơ chế kiểm duyệt,...
Sau các thảo luận, Dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) gồm 8 chương, 50 điều dự kiến được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ ba vào tháng 5/2022, với kỳ vọng giúp ngành điện ảnh có bước phát triển, hội nhập mới.
Chính sách thu hút nhà làm phim nước ngoài là một trong những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm tại phiên thảo luận dự án Luật Điện ảnh sửa đổi ở Quốc hội, chiều 28/10.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, quá trình chuẩn bị dự luật, Bộ đã tham khảo 20 nền điện ảnh phát triển để lựa chọn các vấn đề phù hợp. Tuy nhiên, Bộ trưởng Hùng cho biết, vấn đề thu hút nhà làm phim nước ngoài thực sự là một bài toán khó, không thể có lời giải ngay trong một sớm một chiều.
Trước một số ý kiến đề nghị phải bỏ việc thẩm định kịch bản đối với các bộ phim hợp tác, phim liên doanh với nước ngoài, Bộ trưởng Hùng nêu ví dụ và bày tỏ sự quan ngại: “Thời gian qua, đã có một số việc đoàn phim nước ngoài không tuân thủ và vi phạm pháp luật Việt Nam. Gần đây nhất, có một nhà làm phim về hệ thống hang Sơn Đoòng ở Quảng Bình nhưng họ dựng ra câu chuyện là có gia đình người nước ngoài phát hiện ra hang này và sinh sống ở đó, không đúng với thực tế Việt Nam. “
Sự sai lệch, bóp méo lịch sử Việt Nam cũng là một điều rất đáng lo trong các bộ phim liên doanh, hợp tác giữa các đoàn phim nước ngoài với phía Việt Nam.
“Có đoàn làm phim khác phản ánh sai lệch về cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, khác với lịch sử Việt Nam.”- Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa thêm ví dụ.
Trên thực tế, hầu như tất cả các phim hợp tác với nước ngoài thường sau đó lại không phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, nếu như không có thẩm định kịch bản thì đúng là không có cách gì để kiểm soát được nội dung phim. Đây thực sự là một vấn đề khó mà cơ quan soạn thảo rất cần cân nhắc và tính toán để đưa vào dự án Luật điện ảnh.
Nhiều năm qua, Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc thu hút, khuyến khích nhà làm phim nước ngoài. Nhiều đoàn phim muốn đến khai thác bối cảnh tại Việt Nam nhưng rất tiếc họ đã sang Thái Lan, Philippines.
Bộ phim "Kong: Skull Island" quay tại Việt Nam cho thấy sức hút và hiệu quả của quảng bá du lịch. Nhưng để thực hiện bộ phim, nhà sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khâu thẩm định kịch bản.
Vì vậy, quy định trong dự thảo yêu cầu thẩm định kịch bản trước có thể gây khó khăn cho việc thu hút. Đại biểu Trà Vinh Thạch Phước Bình nêu quan điểm: "Nếu coi điện ảnh là một ngành công nghiệp thì các hoạt động về dịch vụ điện ảnh cần tháo gỡ thủ tục hành chính, khâu đột phá là kiểm duyệt kịch bản. Các nước có nền điện ảnh lớn, có nhiều ưu đãi về hợp tác làm phim, họ thấy lợi ích của việc đầu tư 1 USD thì thu về 9 USD từ các hợp tác đó".
Đại biểu tỉnh Hải Dương, Nguyễn Thị Việt Nga đồng tình việc yêu cầu thẩm định kịch bản sẽ là rào cản khiến các nhà sản xuất quốc tế không muốn đến Việt Nam. Bà Nga nói: "Cung cấp kịch bản có thể ảnh hưởng đến việc giữ bí mật ý tưởng bộ phim, thậm chí có thể xảy ra trường hợp xâm phạm quyền tác giả của kịch bản phim".
Để khắc phục tình trạng này, bà Nga đề xuất chỉ yêu cầu kịch bản với phim sử dụng bối cảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam làm bối cảnh quay phim và những phim sử dụng diễn viên Việt. Các dịch vụ khác về kỹ thuật không cần thẩm định.
Đại biểu tỉnh Bắc Ninh, Trần Thị Vân dẫn chứng phim "Good Morning Việt Nam" (Xin chào Việt Nam) nổi tiếng của Mỹ, nhưng toàn bộ cảnh quay thực hiện tại Thái Lan. Nhân vật nữ tên Trinh thướt tha trong tà áo dài trắng cũng do cô gái Thái Lan đóng.
Bà Vân nói: "Tất nhiên, bộ phim này được làm từ năm 1987 khi Việt Nam mới ở ngưỡng cửa của thời kỳ đổi mới, nên việc đoàn làm phim Hollywood phải đến quay ở Thái Lan thay vì ở Việt Nam là điều dễ hiểu".
Trong bối cảnh mới, đại biểu cho rằng dự thảo chưa hướng dẫn nội dung thu hút người nước ngoài đến Việt Nam làm phim. Bà Vân đặt vấn đề: "Như vậy, dự thảo luật vẫn chưa thể tạo ra bất cứ hành lang pháp lý mang tính đột phá nào. Một quy định mang tính chất đột phá cần thể hiện rõ mức độ ưu đãi ra sao và hấp dẫn thế nào, thủ tục ưu đãi có minh bạch, thuận lợi và nhanh chóng hay không?".
Để xây dựng chính sách ưu đãi cụ thể, cơ quan soạn thảo cần có các số liệu về lợi ích mang lại cho đất nước. Bà Vân đề xuất cơ quan soạn thảo phải đưa ra được các số liệu như: Số việc làm được tạo ra từ hoạt động làm phim; chi phí đoàn phim nước ngoài sẽ chi tiêu; số khách du lịch đến sau khi xem các bộ phim có bối cảnh Việt Nam; nhân lực điện ảnh trong nước được nhà làm phim nước ngoài tuyển dụng, đào tạo,...
Còn có ý kiến đề xuất Việt Nam nên tham khảo cách làm của Thái Lan - đất nước có cùng điều kiện khí hậu, địa lý, văn hóa và rất thành công trong việc kêu gọi các nhà làm phim nước ngoài. Năm 2018, lần đầu tiên nước này áp dụng chính sách hoàn thuế từ 15 đến 20% cho các đoàn làm phim ngoại. Ngay năm đó, họ đã thu hút được 714 đoàn làm phim quốc tế đến quay, mang lại doanh thu 98 triệu USD.
Ý kiến thì còn nhiều, nhưng tựu trung lại là vấn đề Điện ảnh, môn nghệ thuật thứ 7, thực sự đã làm "nóng" nghị trường Quốc hội mấy ngày qua. Đó là một dấu hiệu đáng mừng, cho thấy cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước đã không chỉ quan tâm đến những vấn đề lớn lao của phát triển kinh tế-xã hội mà còn đặc biệt quan tâm đến những vấn đề thuộc về lĩnh vực đời sống tinh thần của nhân dân.
Cử tri cả nước hi vọng và tin tưởng, rằng sự quan tâm đó của Quốc hội sẽ là một trong những yếu tố hết sức quan trọng góp phần phát triển lớn mạnh cho nền Điện ảnh hiện đại, dân tộc và cách mạng của Việt Nam.
"My Name", "Trò chơi con mực" và bài học cho chúng ta Trong khi Luật điện ảnh sửa đổi nước nhà đang được bàn thảo sôi nổi, tranh cãi nhiều chiều thì lướt danh sách 10 phim ... |
Nếu John Wick là phim Việt... Hôm qua, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi). Đây có lẽ là phiên bàn thảo về ... |
Gương sáng ngành Điện: Nguyễn Xuân Việt - Người giữ ánh sáng Gần nửa cuộc đời làm công nhân ngành Điện, ông Nguyễn Xuân Việt (Công ty Dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện EVNGENCO 3) ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y