Dự án lò đốt rác Đại Lộc, Quảng Nam: Đối thoại vẫn bế tắc
Đời sống - 21/08/2019 18:14 Xuân Hậu
Ông Trần Thanh Hà – Giám đốc Sở TNMT Quảng Nam tham gia buổi đối thoại với người dân. Ảnh: XH |
Nhiều vướng mắc cần giải đáp
Ngày 21/8, huyện Đại Lộc đã tổ chức buổi đối thoại với người dân thôn Đại An về dự án lò đốt rác thải sinh hoạt trên địa bàn. Tại đây, ông Hồ Ngọc Mẫn – Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam cho biết dự án lò đốt rác thải sinh hoạt tại xã Đại Nghĩa dự kiến xây dựng trên diện tích 7 ha, quy mô đốt 240 tấn rác mỗi ngày. Đây là dự án của tỉnh nhằm giải quyết số lượng rác thải của dân cư trong toàn huyện và một vài vùng lân cận bằng công nghệ xử lý tiên tiến hơn.
Tuy nhiên, nhiều người dân tại đây rất lo lắng về vị trí đặt lò đốt rác hiện nay. Ông Trần Thôn (người dân địa phương) cho biết: “Chúng tôi đưa ý kiến ở đây là cho các thế hệ con cháu mình được hưởng môi trường sống an toàn. Khi cho đặt vị trí lò đốt rác của hiện tại, chính quyền đã không có cuộc tham vấn hay lắng nghe ý kiến người dân. Nếu cho xây dựng tại vị trí hiện nay là không phù hợp bởi vừa ảnh hưởng cảnh quan vừa ảnh hưởng đến cuộc sống người dân vì quá hôi. Nên chăng lùi ví trí đặt lò đốt rác vào từ 300-500m vào rừng để đảm bảo đời sống cho người dân”.
Ông Đoàn Xuân Thủy (người dân địa phương) nêu lo ngại: “Sở TNMT hay lãnh đạo tỉnh phải có những câu trả lời rõ ràng về mức độ an toàn của nhà máy. Liệu 10, 20 năm nữa, ai sẽ chịu trách nhiệm cho những tác hại mà nhà máy đốt rác khi đó phát sinh”.
Ông Đoàn Xuân Thủy nêu những lo ngại về vị trí đặt lò đốt rác và mức độ khuếch tán của mùi. Ảnh: XH |
Bên cạnh đó ông Thủy đưa dẫn chứng, năm 1993, tại vị trí độ dốc cao nơi chọn đặt lò đốt rác đã bị sạc lỡ chôn vùi người em trai của ông. “Nhà máy thải một ngày bao nhiêu tấn, xây dựng bao nhiêu tấn để lên con đất đó thì liệu trời mưa, kết cấu lò đốt rác có an toàn để đứng trên con đất đó mà không sạc lỡ. Mùa mưa lụt, toàn bộ đất đó sạc lỡ sẽ lấp hết đập Bàu Ngà không có đường đi, không có nước dẫn về tưới cây nông nghiệp”.
Về mức độ khuếch tán mùi, nhiều ý kiến mời các vị lãnh đạo nên về thôn Đại An ở lại một đêm để thấy mùi không thể ngủ được từ nhà máy cao su, mùi cá trên Đại Quang. Vậy công nghệ đốt rác này có làm nguy hại đến môi trường.
“Chúng tôi muốn biết là công nghệ xử lý mùi hôi như thế nào mà các cán bộ tại địa phương không ngửi còn chúng tôi thì người dân ở đây thì không chịu nỗi. Chúng tôi lên tiếng chỉ mong có được môi trường không khí trong lành để thở”, ông Đoàn Xuân Chung (người dân địa phương) nêu ý kiến.
Chưa tìm được tiếng nói chung
Trong buổi đối thoại, ông Trần Thanh Hà – Giám đốc Sở TNMT Quảng Nam cho biết: “Sở sẽ cố gắng giải quyết các thắc mắc trong phạm vi quản lý của sở, còn các ý kiến khác sẽ tiếp thu và phối hợp cùng các cơ quan, địa phương để giải quyết. Về vị trí lo đốt rác thì không thể di dời, bởi đó là vị trí được ấn định, chủ trương đã xây dựng từ năm 2011 và đã có khảo sát theo đúng quy trình”.
Cũng theo ông Trần Văn Mai – Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc, Quảng Nam thì chủ trương này nhằm giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân và công nghệ này ở thời điểm hiện tại là tiên tiến hơn công nghệ chôn lấp cũ. “Chúng tôi rất hiểu cho những lo ngại của người dân, song phải khẳng định rằng UBND huyện sẽ có sự theo dõi để không có bất kỳ sai phạm nào xảy ra, nếu phát hiện sẽ xử lý nghiêm. Người dân nên đồng tâm cùng địa phương để dự án được triển khai nhằm giải quyết các vấn đề hiện nay”, Chủ tịch UBND huyện Đại Lộc nhấn mạnh.
Khoảng hơn 200 hộ dân tham gia buổi đôi thoại. Ảnh: XH |
Tuy nhiên, những câu trả lời của lãnh đạo buổi đối thoại vẫn không giải quyết được các thắc mắc và lo ngại mà người dân đặt ra. Người dân yêu cần có thêm nhiều buổi đối thoại nữa và nên được tổ chức vào buổi tối để đông người dân được tham gia.
Trước đó, ngày 15/8, hàng chục người dân thôn Đại An đã dựng lều ở khu vực xây dựng lò đốt rác để phản đối về xây dựng lò đốt rác vì lo ngại sau khi hoàn thành, lò đốt sẽ gây tác hại đến môi trường.
TP HCM: Bãi rác cũ được đề xuất quy hoạch thành khu đô thị Gây ô nhiễm trong nhiều năm qua, hàng triệu tấn rác chôn lấp tại Bình Tân, Hóc Môn (TP. HCM) sẽ được xử lý để ... |
Mời người dân giám sát xử lý mùi hôi ở Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước. Người dân được mời giám sát công tác bảo vệ môi trường tại các nhà máy xử lý chất thải trong Khu liên hợp xử ... |
Nâng cao nhận thức và trang bị dụng cụ bảo hộ lao động tại các bệnh viện ở Quảng Nam Trong một môi trường có nhiều nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp, dễ lây nhiễm như ở các bệnh viện, công tác ATVSLĐ phải được ... |
Điện lực Quảng Nam: Hoàn thành vượt mức kế hoạch nhờ lấy "khách hàng là trung tâm" Năm 2018, Điện lực Quảng Nam đạt mức tổng sản lượng tăng cao nhất trong 10 năm qua, phục vụ tốt nhu cầu của gần ... |
Người dân chịu khổ hơn 20 năm vì bãi rác Khánh Sơn, Đà Nẵng Từ ngày 7 - 8/7/2019, hàng trăm người dân đã tập trung tại khu vực này để chặn xe rác, phản đối việc thành phố ... |
Đà Nẵng tổ chức phản biện Dự án nâng cấp bãi rác Khánh Sơn Với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh như hiện nay, dự tính khoảng đến năm 2020, các ô rác trong bãi rác Khánh ... |
Hà Nội di dời 96 gốc hoa sữa về khu vực bãi rác Nam Sơn Lãnh đạo quận Tây Hồ (Hà Nội) đã thông tin về việc di dời 96 cây hoa sữa trên tuyến phố Trích Sài, phường Bưởi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Những trường hợp nghỉ làm có lương và 3 quy định dành riêng cho lao động nữ
- Cô giáo mắc bệnh nan y truyền cảm hứng sống tích cực, lạc quan cho đồng nghiệp
- Công đoàn TP. Hồ Chí Minh đồng hành cùng công nhân trong mọi hoàn cảnh
- Bắc nhịp cầu việc làm cho người khuyết tật
- Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động