Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm
Đời sống - 15/10/2020 06:30 Minh Hoàng
Hội Chữ thập đỏ Quảng Bình vận chuyển hàng cứu trợ bà con vùng lũ. Những gói mỳ đến tay bà con lúc này rất đáng quý. Nhưng việc cứu trợ không nên chỉ là mỳ tôm. Ảnh qdnd.vn |
Những ngày này, chủ đề chính của mọi người khi gặp nhau đầu giờ làm việc ở cơ quan, hàng nước vỉa hè và tràn ngập trên mạng xã hội là chuyện lũ lụt miền Trung.
Hình ảnh những mái nhà ngập lút, người chồng tuyệt vọng cúi lạy ông trời mang vợ mình bị lũ cuốn trở lại; hay khối đất đá khổng lồ vùi lấp trạm kiểm lâm, nơi có một vị tướng và hơn chục người (nghe nói còn có cả một chủ tịch huyện và một phóng viên) nghỉ tạm gần thủy điện Rào Trăng, khiến người xem xót đau, ám ảnh.
Quảng Nam, Đà Nẵng vừa bị mưa lũ tràn qua, người dân đang tẩy rửa nhà cửa thì mưa bão kéo dần ra Bắc. Huế, Quảng Trị, Quảng Bình bị lũ nặng. Cơn bão mới lại chuẩn bị đổ vào đất liền, Hà Tĩnh, Nghệ An trở ra dự báo sẽ nằm trong vùng có nguy cơ mưa lũ lớn.
Một số vùng ở Thừa Thiên - Huế bị ngập sâu trong lũ. Sự hỗ trợ cho bà con lúc này rất cấp bách. Mỳ tôm để ăn, nhưng bà con cũng cần quần áo và các vật dụng khác đáp ứng nhu cầu cơ bản của mình. Ảnh baochinhphu.vn |
Ngay từ khi Trung Quốc bị mưa lũ liên tục tháng 7, tháng 8, nhiều người đã dự đoán có thể tiếp theo lũ lụt sẽ đến Việt Nam. Điều đó đã trở thành sự thật. Mỗi ngày, thông tin về số người chết, mất tích, thiệt hại về tài sản không ngừng tăng lên. Không cứ con dân miền Trung đi làm công nhân trên khắp mọi miền, mà cả nước đều hướng về miền Trung ruột thịt.
Hình ảnh một cô ca sĩ nổi tiếng quyên góp được cả chục tỷ đồng; một chàng trai Nghệ An mua 5.000 thùng mỳ tôm tự lái xe đi cứu trợ người dân vùng bão lũ được cộng đồng mạng công nhân chia sẻ chóng mặt với sự khâm phục. Và nhiều người nữa, cả hữu danh, vô danh, trực tiếp hoặc gián tiếp đang đóng góp, hỗ trợ cho miền Trung chống lũ.
Mọi sự giúp đỡ lúc này đều đáng quý. Nhưng sao cứ phải mỳ tôm? Một bạn ở miền Trung, vùng đang chịu lũ đã kêu lên trên một trang mạng xã hội công nhân: “Xin đừng cho chúng tôi mỳ tôm nữa!”.
Đây là Trạm kiểm lâm 67, nơi đoàn cứu trợ thủy điện Rào Trăng nghỉ tạm và bị mất liên lạc trong đêm 13/10. Hình ảnh trước và sau khi bị sạt lở. Ảnh afamily.vn |
Cứ như mặc định, hễ ở đâu mưa lụt, thiên tai, người ta nghĩ ngay đến mỳ tôm. Cứ như mỳ tôm là lời giải cho mọi khó khăn của bà con vùng lũ. Tôi đã xem một số video - còn phát cả trên truyền hình - những đứa trẻ rét run, ướt át cầm gói mỳ trệu trạo nhai sống. Em đói, hẳn là thế, nhưng ai ăn được mỳ sống mãi thay cơm?
Những ngôi nhà ngập đến mái, những vùng bị cô lập thì chắc lương thực không còn hoặc đã bị ướt. Tiền, vàng lúc này cũng không nuôi sống người bằng gói mỳ tôm. Gói mỳ có thể giúp bà con lót lòng ngay lúc này, trong hôm nay. Nhưng tôi tin bà con cần nhiều hơn thế, đa dạng hơn thế.
Gần ba mươi năm qua, từ một quốc gia thiếu đói kinh niên, Việt Nam đã vươn mình trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Chính phủ, chính quyền các cấp luôn cam kết mạnh mẽ không để ai phải thiếu đói, đứt bữa. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo của lũ lụt, thiên tai, gói mỳ tạm thời giúp người dân cầm hơi. Còn sau đó?
Phố cổ Hội An (Quảng Nam) ngập sâu trong nước. Hiện ở đây nước đã rút, người dân đang vệ sinh môi trường, ổn định cuộc sống. Ảnh kenh14.vn |
Không phải các tỉnh vùng lũ mọi nhà đều ngập chìm đến mái. Số người bị mất lương thực, đang ngồi trên mái nhà cần ngay gói mỳ tôm nhai đỡ đói chờ cơn lũ qua đi. Sau đó, người dân cần nhiều hơn gói mỳ để khôi phục cuộc sống trở lại bình thường. Những thùng mỳ, dù rất quý, không giúp họ làm được điều đó.
Tôi nghĩ, mỳ tôm rất cần lúc này. Nhưng nhiều thùng mỳ không giải quyết được vấn đề. Chỉ có một thứ, như chìa khóa vạn năng giúp bà con đáp ứng ngay lập tức điều cần thiết nhất cho cá nhân mình và gia đình mình: Tiền!
Xin cảm ơn những tấm lòng thơm thảo. Nhưng không nên chỉ là mỳ tôm!
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 14/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 14/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 38,3 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Cúi lạy ông trời! Người đàn ông ở Huế đưa vợ đi đẻ. Qua chỗ ngập, anh nhờ người chở vợ trên ghe. Anh quay đầu về để lấy ... |
Quảng Nam khôi phục cấp điện cho người dân sau bão lũ Những ngày qua, mưa lũ lớn, ngập lụt sâu trên diện rộng kéo dài kèm theo bão số 6 ảnh hưởng lớn đến tình hình ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?