Cứu trợ miền Trung, cần thêm những lúc đồng lòng…
Cà phê tối - 26/10/2020 18:40 Phan Bình
Ngoài mì tôm, quần áo, cần cứu trợ gì ở vùng lũ? Cái lý, cái tình và Nghị định 64 Ca sĩ Thủy Tiên và từ thiện hợp pháp |
Hàng cứu trợ khắp nơi đổ về Quảng Bình hỗ trợ người dân vùng lũ. Ảnh: Zing |
Tôi vừa đọc được câu chuyện của nhà báo Dương Minh Phong, Báo Sài Gòn Giải Phóng, anh trăn trở thế này: “Sau khi đi khắp hết các vùng ngập lụt sâu nhất của Quảng Bình, mới đây anh ra xã Ngư Hoá, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình). Ở đây lũ lụt đã tàn phá xã nghèo này khủng khiếp, nhà cửa, cây cối, đường sá đổ sập vì nước lũ chảy xiết, thiệt hại vô cùng lớn. Tuy nhiên, vì là xã vùng sâu, vùng xa nên chưa có nhà báo nào đặt chân đến để thông tin. Đã sau nhiều ngày nước rút nhưng ở đây chưa hề có đoàn cứu trợ nào ghé qua, nhiều người dân đói lả vì lương thực, thực phẩm đã bị lũ cuốn trôi”.
Còn đây là chia sẻ của nhà báo Hương Lê, báo Quảng Bình: “Mới đây, ông Nguyễn Văn Tình, Phó Chủ tịch UBND thị xã Ba Đồn nhờ chị, nếu có đoàn từ thiện nào thân thiết với chị, thì nhờ động viên họ về cứu trợ người dân vùng ven phường trung tâm của thị xã Ba Đồn. Ở đây người dân đa số nghèo, cũng bị thiệt hại rất lớn trong lũ lụt, nhiều gia đình trắng tay nhưng không có đoàn cứu trợ nào về. Ông Tình nói, đã gợi ý với rất nhiều đoàn cứu trợ về đây nhưng đều nhận được cái lắc đầu”.
Riêng đồng nghiệp Tiền Phong thì cho hay, tại Quảng Bình hiện nay, nhiều đoàn cứu trợ, qua thông tin báo chí và mạng xã hội cứ thế ùn ùn kéo đến những vùng bị ngập sâu trong lũ mà không biết ở đó đã ngập ngụa hàng cứu trợ. Có nơi, mỗi gia đình hiện có cả 100 thùng mì tôm chất đống trong nhà, trong khi đó có nơi người dân thiếu từ gói mì tôm để cầm hơi!
Tôi nghĩ những thông tin ấy mới nhưng không lạ khi người cho cứ cho, người nhận cứ nhận và người thiếu vẫn thiếu. Đành rằng khó có thể tránh những thiếu sót hoặc nhiều nơi xa quá không thể vào được ngay nhưng nếu cứ tự phát, mạnh ai nấy đi và địa phương luôn bị đặt vào thế đã rồi thì tấm lòng thơm thảo của bà con phương xa chưa chắc đã đến được nơi họ muốn.
Tôi chẳng bao giờ khuyên răn bắt buộc phải dựa vào tổ chức abc nào đó, đưa cho họ chuyển cho bà con. Tôi cũng không hề có ý bảo rằng làm từ thiện kiểu xyz gì đó sai cần phải sửa gấp. Tôi chỉ muốn nếu được, cẩn thận và kỹ càng hơn thì nên tham khảo ý kiến của chính quyền địa phương, cán bộ sở tại để hàng hóa, tiền bạc cứu trợ được điều phối tốt, đúng và đủ. Còn nếu họ làm chưa chính xác hoặc tư lợi thì cũng cần có bằng chứng xác thực để nhắc nhở.
Nhiều đoàn cứu trợ mang nhu yếu phẩm đến trao cho người dân vùng lũ. Ảnh: P.N |
Làm sao người từ phương xa đến có thể rành địa bàn, hiểu hoàn cảnh, rõ cuộc sống hay nhìn thấy những thiệt hại bằng người địa phương? Có thể trước đây hoặc ở đâu đó từng có những dị nghị về việc chia chác của những cán bộ biến chất nhưng từ đầu mùa cứu trợ đến nay, kể cả khi nước còn chảy xiết, nước cao tới nóc, nước phá từng nhà… thì cán bộ thôn, xóm, xã, phường cũng đã dầm mình đến với dân và chúng ta không khó thấy trên facebook. Tôi nghĩ khi nhiều vị đã lo việc làng nước trước việc nhà, không dám nhận hàng cứu trợ trước dân thì có lẽ cũng nên xua dần những nghi ngờ không đáng.
Có lẽ làm thế nào để san sẻ với bà con bị nạn, hàng hóa đến với người dân cần thiết, tiền bạc đến đúng địa chỉ những gia đình khó khăn… là điều cần thiết và mong mỏi không chỉ của những người tốt bụng từ Bắc vào Nam đã và đang đi về miền Trung. Tôi cũng nghĩ đó còn là mong mỏi của cả chính quyền lẫn cán bộ địa phương, người có trách nhiệm sở tại.
Tôi vẫn mãi một ước mong: Những tấm lòng ấy dù của ai, ở cương vị nào sẽ gặp nhau và cùng nhau để điều phối, gửi gắm và mang đến cho bà con mình một cách nhanh nhất, an toàn nhất.
Coi trọng yếu tố con người là nền tảng để doanh nghiệp có sức mạnh “vượt bão” Covid-19 Bất chấp những khó khăn do dịch Covid-19 mang đến, nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, thậm chí ... |
Đưa nhiều phụ cấp kèm lương để thu hút nhân lực thuyền viên Theo đồng chí Phạm Văn Hải - Phó Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Theo đồng chí Phạm Văn Hải ... |
Có phải người chân phương khó kiếm người yêu? Một số bạn nam nữ công nhân than thở vì sao mình không xấu, tốt tính, chân phương mà khó kiếm người yêu. Hay ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?