Thứ ba 21/05/2024 00:44

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra - NHÓM PV

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.
Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Khi “góc tối” của thị trường cho thuê lại lao động được vạch trần trong loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh đã rốt ráo vào cuộc chấn chỉnh, nhằm hướng tới một môi trường lao động minh bạch, thân thiện.

Loạt bài 5 kỳ “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” do Tạp chí Lao động và Công đoàn thực hiện, là kết quả của quá trình thâm nhập, ghi nhận thực tế tại nhiều doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh – nơi được coi là “thủ phủ” thu hút đầu tư, sản xuất công nghiệp.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”
Hình ảnh lao động chưa thành niên được đưa vào nhà máy làm việc, tháng 9/2023 - Ảnh: LĐ&CĐ

Loạt bài đã chỉ ra những kẽ hở thiếu chặt chẽ trong vấn đề tuyển dụng công nhân thời vụ tại các doanh nghiệp FDI, nhất là thời điểm đáp ứng đơn hàng lớn. Lợi dụng điều này, nhiều doanh nghiệp cho thuê lại lao động đã thực hiện hành vi làm giả giấy tờ, khai gian tuổi để đưa lao động trẻ em, chưa thành niên vào làm việc trong các nhà máy với số lượng lớn.

Lao động trẻ em, chưa thành niên bị áp đặt các điều khoản về tăng ca, làm đêm, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Điều đáng lên án là các doanh nghiệp cho thuê lại lao động có dấu hiệu trục lợi, cưỡng bức lao động, thu lời bất chính, đã được chỉ ra trong loạt bài viết.

Kết quả thanh tra phát hiện nhiều sai phạm như tạp chí nêu

Sau khi loạt bài “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn được đăng tải, ông Vương Quốc Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh ký Công văn số 4018/UBND-KGVX ngày 10/11/2023, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các doanh nghiệp tăng cường công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động.

UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị Công an tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đặc biệt là doanh nghiệp cho thuê lại lao động. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), các cơ quan liên quan trong việc quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động; thường xuyên chia sẻ thông tin liên quan đến doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực hoạt động cho thuê lại lao động, dịch vụ việc làm; tăng cường công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định của pháp luật.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”
Công văn số 4018/UBND-KGVX ngày 10/11/2023 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, sau loạt bài của Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Ngày 20/11/2023, Liên đoàn Lao động tỉnh Bắc Ninh chủ trì cuộc làm việc gồm lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh và Tạp chí Lao động và Công đoàn nhằm tiếp nhận thêm thông tin về những vi phạm liên quan đến hoạt động thuê và cho thuê lại lao động trên địa bàn.

Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh ghi nhận, cảm ơn Tạp chí Lao động và Công đoàn đã kịp thời phản ánh những sai phạm về lao động trẻ em, chưa thành niên trên địa bàn tỉnh, đồng thời cam kết sẽ nghiêm túc tiếp thu để chấn chỉnh trong thời gian tới.

Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh khẳng định sẽ tiến hành thanh tra đột xuất một số doanh nghiệp được nêu tên trong loạt bài của Tạp chí, trên quan điểm đánh giá khách quan, đúng người, đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động thân thiện.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Nhà báo Trần Duy Phương - Tổng Biên tập Tạp chí Lao động và Công đoàn (đứng) phát biểu tại buổi làm việc với các sở, ngành tỉnh Bắc Ninh, ngày 20/11/2023. Ảnh: LĐ&CĐ

Ngay sau đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh ban hành quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp và tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ, tài liệu liên quan; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động.

Kết quả thanh tra đột xuất của cơ quan này cho biết, các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Rất nhiều thiếu sót đã được đoàn thanh tra chỉ ra trong báo cáo kết quả thanh tra. Cụ thể như, ký kết hợp đồng với công ty thuê lại lao động bằng văn bản, tuy nhiên tên của hợp đồng ký không đúng nhằm né tránh hình thức cho thuê lao động sang hình thức cung ứng lao động, cung ứng dịch vụ lao động thời vụ… gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động; không có sổ quản lý lao động theo quy định; không cập nhật đầy đủ thông tin về người lao động vào sổ quản lý lao động kể từ ngày người lao động bắt đầu làm việc; không tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động thuê lại theo quy định của pháp luật; và đặc biệt là sử dụng lao động dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ...

Bên cạnh đó, công ty cho thuê trả lương cho người lao động không thấp hơn tiền lương cơ bản của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc, tuy nhiên tổng mức thu nhập gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp khác thấp hơn nhiều so với người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc...

Công ty TNHH Đ.M. B. N. – doanh nghiệp cho thuê lại lao động được phản ánh trong loạt bài, dù ban đầu phản ứng gay gắt, đề nghị Tạp chí gỡ các hình ảnh và thông tin liên quan, song sau khi Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh thanh tra đã chỉ rõ 2 hành vi vi phạm: Không lập sổ quản lý lao động hoặc lập số quản lý lao động không đúng thời hạn hoặc không đảm bảo các nội dung cơ bản theo quy định pháp luật; Sử dụng lao động chưa thành niên mà chưa có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.

Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh xử phạt Công ty TNHH Đ.M. B. N. tổng số tiền 60 triệu đồng.

Từ thông tin phản ánh trong loạt bài điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02), Công an tỉnh Bắc Ninh cử cán bộ tới Tạp chí Lao động và Công đoàn để đề nghị được phối hợp, cung cấp tài liệu liên quan đến những sai phạm của các cá nhân, tổ chức thuê và cho thuê lại lao động, đặc biệt trong vấn đề làm giả giấy tờ. Từ đó, có căn cứ xác minh, điều tra các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, cá nhân. Tạp chí đã cung cấp đầy đủ các chứng cứ thu thập được.

Doanh nghiệp cam kết không tiếp tục sử dụng lao động dưới 18 tuổi

Sau khi Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng tải loạt phóng sự, ông K. C. W. – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất B. C. VN có văn bản gửi Tạp chí và cho biết: “Loạt phóng sự vô cùng thiết thực và ý nghĩa, như một hồi chuông cảnh tỉnh để chúng tôi kịp thời xem xét lại các quy trình quản lý và sử dụng lao động tại công ty”.

“Công ty chúng tôi đã cùng với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát và sàng lọc toàn bộ hồ sơ lao động và danh sách công nhân của các Vendor (nhà cung cấp – PV) đang làm việc tại công ty. Qua quá trình rà soát, chúng tôi nhận thấy trong công tác tuyển dụng và quản lý hồ sơ công nhân của công ty và công nhân của các Vendor vẫn còn nhiều thiếu sót, để xảy ra tình trạng lao động thiếu tuổi vào làm việc tại công ty”, văn bản nêu.

Lãnh đạo công ty cho biết đã “nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh lại công tác quản lý tuyển dụng và quản lý các Vendor, đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro về việc quản lý độ tuổi người lao động”.

Cụ thể như: Thực hiện đúng quy trình xác minh độ tuổi người lao động của công ty; khi phỏng vấn phải đối chiếu hồ sơ gốc và đánh giá độ tuổi bằng trực quan; yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt các quy định liên quan của pháp luật tới toàn bộ nhân viên phụ trách tuyển dụng và nhân sự của các vendor; đào tạo và kiểm tra định kỳ các quy trình, quy định tuyển dụng, quản lý người lao động; kiểm soát chặt chẽ danh sách và căn cước công dân gốc của công nhân các vendor khi vào làm việc tại công ty; kiểm tra định kỳ rà soát để kịp thời phát hiện các lao động chưa thành niên; kiểm soát vị trí làm việc và công việc cấm lao động chưa thành niên theo quy định của pháp luật.

“Bằng công văn này, chúng tôi cam kết không sử dụng lao động dưới 18 tuổi, và quản lý nghiêm ngặt các lao động của công ty và của các vendor làm việc tại công ty”, văn bản nêu.

Còn đối với Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, sau khi có kết quả thanh tra đột xuất, cơ quan này yêu cầu các doanh nghiệp nghiêm chỉnh rút kinh nghiệm và khắc phục các tồn tại, thiếu sót được nêu trong kết quả thanh tra, kiểm tra, xác minh tại từng doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có báo cáo kết quả thực hiện bằng văn bản gửi về Sở.

Voice: Ông Nguyễn Nhân Chinh - Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh phát biểu trong buổi làm việc với Tạp chí Lao động và Công đoàn.

Các phòng chuyên môn thuộc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến quy định về hoạt động cho thuê lại lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động cho thuê lại lao động; kiểm tra, rà soát hoạt động của các công ty cho thuê lại lao động của địa phương khác và các chi nhánh đang thực hiện cho thuê lại lao động tại Bắc Ninh...

Ông Trần Ngọc Đạo – Trưởng phòng Chính sách lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh cho biết:“Sau loạt bài của Tạp chí Lao động và Công đoàn, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo sát sao, Sở LĐ-TB&XH ngoài huy động thanh tra, xử lý đúng quy định, còn tổ chức hội nghị quán triệt và các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Qua báo cáo, hiện nay không còn tình trạng đưa lao động thiếu tuổi vào làm việc tại các doanh nghiệp nữa. Sắp tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức hội nghị triển khai các nội dung về hoạt động cho thuê lại lao động để tiếp tục tuyên truyền, chấn chỉnh hoạt động này”.

Không chỉ tỉnh Bắc Ninh, sau loạt phóng sự điều tra của Tạp chí Lao động và Công đoàn, nhiều địa phương cả nước – nơi tập trung các khu công nghiệp, chế xuất chỉ đạo cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về lao động, cho thuê lại lao động; tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên đề đối với các doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động và doanh nghiệp thuê lại lao động; quản lý chặt chẽ các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật lao động, cho thuê lại lao động, đảm bảo quyền hợp pháp và lợi ích chính đáng của lao động thuê lại.

Tạp chí Lao động và Công đoàn có bài viết và công văn kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội và Bộ LĐ-TB&XH về giải pháp xử lý những bất cập hiện đang tồn tại trong Bộ luật Lao động. Một là,cần tháo “nghẽn” quy định về lao động trẻ em, chưa thành niên; hai là, cầnbổ sung “sản xuất linh kiện điện tử” vào danh mục công việc được phép được thực hiện hoạt động thuê lại lao động.

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Góc khuất ở “thủ phủ" thu hút đầu tư

Rất nhiều đơn vị cung ứng đưa lao động trẻ em vào nhà máy làm công nhân sản xuất với thù lao giá rẻ. Và ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 2: “Hô biến” trẻ em thành... người lớn

Để đáp ứng đơn hàng cho đối tác là doanh nghiệp sản xuất, các đơn vị cung ứng lao động bằng mọi cách tuyển dụng ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm… Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 3: Ông chủ giàu lên, trẻ rầu thêm…

Các đơn vị cung ứng và nhân viên môi giới tìm mọi cách giữ chân lao động chưa thành niên, đặc biệt là trẻ em. ...

Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng? Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên - Kỳ 4: Vì sao vi phạm pháp luật dễ dàng?

Pháp luật quy định rất chặt chẽ về việc sử dụng lao động trẻ em, chưa thành niên. Nhưng tại sao lại có một khoảng ...

Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên? Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá ...

Chia sẻ
In bài viết
Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam chia sẻ về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Người lao động hạnh phúc để làm tốt, làm lâu

Talk Công đoàn 20 giờ ngày 18/5/2024 là chia sẻ của đồng chí Lại Hoàng Dũng, Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Điện tử Việt Nam về chăm sóc sức khỏe tinh thần cho đoàn viên và người lao động.

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024" Infographic

Diễn đàn "Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024"

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đang chuẩn bị tổ chức Diễn đàn “Nâng cao năng suất lao động quốc gia năm 2024”, dự kiến tổ chức ngày 26/05/2024.
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Pháp luật lao động -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Phóng sự điều tra -

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự về “tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” xảy ra cách đây gần 1 năm do có kháng cáo của bị đơn.

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Phóng sự điều tra -

Triệt phá đường dây tội phạm nhắm vào công nhân để thu lợi bất chính

Các công ty này hoạt động rầm rộ tại địa bàn đông công nhân lao động dưới "vỏ bọc" tư vấn vay vốn tín chấp miễn phí để mở tài khoản trái phép, thu lợi bất chính.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Nỗi lo còn đó

Với sự hỗ trợ, động viên của Công đoàn và chính quyền địa phương, những người lao động thi công đường Kim Đồng (TP. Đà Lạt, Lâm Đồng) vừa có một cái Tết ấm áp hơn, song họ vẫn còn đó nỗi niềm canh cánh khi chưa biết ngày nào được trả nợ lương.

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương ở Lâm Đồng: Mỗi lao động chỉ nhận 400.000 đồng ăn Tết

Chủ đầu tư vừa thanh toán cho đơn vị thầu thi công gần 290 triệu đồng nhưng mỗi người lao động cũng chỉ được nhận vỏn vẹn 400.000 đồng để ăn Tết.

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Phóng sự điều tra -

Vụ Công ty Quảng An 1: Một số lao động nhận được tiền cược trách nhiệm

Người lao động từng là lái xe, bán vé của Công ty CP Công nghiệp Quảng An 1 cho biết tin vui đã nhận lại tiền cược trách nhiệm mà doanh nghiệp còn nợ.

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Phóng sự điều tra -

Những vấn đề đặt ra trong quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động

Loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên” của Tạp chí Lao động và Công đoàn cho thấy công tác quản lý hoạt động thuê và cho thuê lại lao động hiện còn tồn tại nhiều bất cập, cần tháo gỡ, sửa đổi.

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: Có thể được nhận 50% trước Tết

Ban Quản lý dự án Đà Lạt vừa tổ chức buổi thông báo giá trị thanh toán cho nhà thầu và người lao động. Sau cuộc này, có thể người lao động được nhận 50% tiền lương trước Tết.

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Phóng sự điều tra -

Ngư dân bất an trước vấn nạn bảo kê, độc chiếm ngư trường ở Cà Mau

Cuộc sống vốn đã khó khăn, giờ đây, ngư dân ở Cà Mau càng khổn khổ hơn khi xuất hiện tình trạng độc chiếm, bảo kê ngư trường…

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Pháp luật lao động -

Vụ nợ lương người lao động ở Lâm Đồng: đã thống nhất phương án giải quyết

Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất Đà Lạt vừa tổ chức buổi làm việc giữa các bên, liên quan vụ việc nợ lương người lao động đã được Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh hồi cuối tháng 12/2023.