Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế
Phóng sự điều tra

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: 14.000 dân không có cán bộ để duyệt cấp thuốc bảo hiểm y tế

ĐÌNH TOÀN
Tác giả: ĐÌNH TOÀN
Một năm nay Trạm Y tế xã Lộc Thủy (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) gặp khó khăn trong điều hành do khuyết trạm phó, vừa qua lại khuyết cả trạm trưởng khiến công tác khám, cấp phát thuốc cho bà con nhân dân bộc lộ nhiều bất cập.

Không cấp phát thuốc được cho dân

Gần 3 tuần qua, Trạm Y tế xã Lộc Thủy hoạt động mà không có lãnh đạo. Nguyên nhân là bởi bác sĩ Nguyễn Đằng - Trạm trưởng, được cấp trên điều động sang Cơ sở Chân Mây của Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc từ ngày 1/10.

Trong khi đó, việc điều động, bổ nhiệm người thay thế vị trí Trạm trưởng Trạm Y tế xã Lộc Thủy đang phải tạm hoãn do "cá nhân đang nằm viện". Theo đó, TTYT huyện Phú Lộc điều động bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Khắc Thu (Trưởng khoa Khám bệnh cơ sở 1, TTYT huyện Phú Lộc) về làm Trạm trưởng Trạm Y tế xã Lộc Thủy thay bác sĩ Nguyễn Đằng. Tuy nhiên, quyết định được ký trong khi bác sĩ Thu đang phải nhập viện chờ phẫu thuật bởi bệnh thoái hóa 2 khớp gối tràn dịch cùng một số chứng bệnh khác, đến giờ chưa bình phục. Do vậy, đơn vị buộc ban hành thông báo tạm hoãn thi hành Quyết định bổ nhiệm, điều động viên chức quản lý đối với bác sĩ Lê Khắc Thu.

Trạm Y tế chăm sóc 14 ngàn dân chưa có bác sĩ, lãnh đạo điều hành
Phòng làm việc thường ngày của bác sĩ Trạm trưởng Trạm Y tế Lộc Thủy đóng cửa ngày 17/10/2024 vì không có người. Ảnh: Đình Toàn

Điều này khiến gần 3 tuần qua Trạm Y tế xã Lộc Thủy hoạt động mà không có Trạm trưởng. Mặc dù TTYT huyện Phú Lộc đã điều động bác sĩ Nguyễn Đằng “tăng cường” trở lại Trạm Y tế Lộc Thủy để hỗ trợ nghiệp vụ nhưng hoạt động của cơ sở này vẫn bộc lộ nhiều bất cập.

Công việc của bác sĩ Đằng chủ yếu khám, cấp thuốc cho bệnh nhân tâm thần, động kinh trên địa bàn mỗi tháng 2 ngày; đồng thời tổ chức chương trình tiêm chủng (chương trình quốc gia) cho trẻ mỗi tuần 1 ngày. Bác sĩ Đằng buộc “sắm” hai vai, vừa làm việc nơi mới, vừa “chạy” về nơi cũ chỉ để tăng cường hỗ trợ cho trạm mà không có chức trách quản lý, điều hành.

Ghi nhận của PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, vào lúc 10 giờ ngày 17/10/2024, Trạm Y tế xã Lộc Thủy vắng bệnh nhân lẫn cán bộ y tế. Hầu hết các phòng đều đóng cửa, hoặc không có người. Ngay tiền sảnh, căn phòng khám bệnh của bác sĩ Trạm trưởng cũng đóng cửa kín mít.

Trạm Y tế chăm sóc 14 ngàn dân chưa có bác sĩ, lãnh đạo điều hành
Chị Nguyễn Thị Mai - nguyên Phó Trạm trưởng Trạm Y tế Lộc Thủy (bên phải). Ảnh: Đình Toàn

Trạm Y tế xã Lộc Thủy vốn có 6 cán bộ, nhân viên, trong đó có 1 bác sĩ Trạm trưởng. Thời điểm chúng tôi đến lúc 10 giờ sáng nhưng chỉ có một nữ hộ sinh làm việc tại trạm. Chị là Nguyễn Thị Mai - người từng làm Trạm phó Trạm Y tế xã Lộc Thủy trong 6 năm nhưng đã xin thôi chức vụ này từ năm 2023. Giải thích việc các nhân viên khác không có mặt ở Trạm y tế, chị Mai nói người thì đi cơ sở, người báo về nhà có việc sớm, người đi dự tọa đàm kỷ niệm ngày 20/10...

Chị Mai gọi điện thoại cho bác sĩ Nguyễn Đằng nhưng ông bận việc khám bệnh ở cơ sở mới nên không về trạm được.

Việc Trạm Y tế xã Lộc Thủy không có lãnh đạo chuyên môn, khiến bà con nhân dân địa phương đến khám bệnh hay sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nhận thuốc... hằng ngày đều không có người ký – cấp phát thuốc.

Chị Nguyễn Thị Mai cho biết bản thân chị và các nhân viên ở đây không đủ thẩm quyền cấp phát thuốc. Do vậy, trong gần 3 tuần vừa qua, mỗi khi có bệnh nhân đến thì chị và nhân viên của Trạm đành phải giới thiệu họ đến Cơ sở Chân Mây của TTYT huyện Phú Lộc ( trên địa bàn xã Lộc Thủy) để nhận thuốc bảo hiểm y tế.

Trên hệ thống phần mềm bảo hiểm trước đây chỉ định là bác sĩ Nguyễn Đằng có quyền cấp phát thuốc nhưng nay cũng “cắt” luôn thẩm quyền này. Bệnh nhân nhận thuốc bảo hiểm buộc phải đi cơ sở y tế khác.

Trạm Y tế chăm sóc 14 ngàn dân chưa có bác sĩ, lãnh đạo điều hành
Trạm Y tế Lộc Thủy vắng lặng do bệnh nhân được hướng dẫn đến khám, nhận thuốc ở cơ sở y tế khác do trạm không có bác sĩ. Ảnh: Đình Toàn

Người dân bức xúc, lãnh đạo xã "sốt ruột"

Trạm Y tế xã Lộc Thủy phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho khoảng 14 nghìn dân (2.500 hộ) toàn xã. Trạm y tế này còn thực hiện các nhiệm vụ về công tác y tế dự phòng; khám chữa bệnh; kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong phòng bệnh, chữa bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu (quản lý các nguồn thuốc, vắc xin được giao theo quy định; hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả...); quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe...

Theo nhân viên Trạm Y tế xã Lộc Thủy, ngoài các nhiệm vụ chung thực hiện theo quy định, công việc thường xuyên thực hiện tại trạm là khám, phát thuốc cho các bệnh nhân mắc bệnh về huyết áp, bệnh nhân tâm thần và một số loại bệnh thông thường khác. Hiện trên địa bàn xã có khoảng vài chục người thường phải nhận thuốc tâm thần, hay bệnh động kinh định kỳ hằng tháng.

Trạm Y tế chăm sóc 14 ngàn dân chưa có bác sĩ, lãnh đạo điều hành
Sơ đồ tổ chức cán bộ Trạm Y tế Lộc Thủy, nay đang khuyết lãnh đạo trạm. Ảnh: Đình Toàn

Bên cạnh đó, nhiệm vụ phòng, chống các loại dịch bệnh tại xã Lộc Thủy rất thường xuyên và được Trạm Y tế Lộc Thủy chú trọng thực hiện bởi nơi đây có nhiều yếu tố nguy cơ (nằm trên tuyến giao thông đường Bắc – Nam, trong khu kinh tế có hàng chục ngàn công nhân lao động...).

Ông Nguyễn Văn Dũng (75 tuổi, ở thôn Thủy Yên Thượng, xã Lộc Thủy) - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Người cao tuổi xã Lộc Thủy, cho biết những ngày qua rất nhiều hội viên phàn nàn, bức xúc về việc tới Trạm Y tế xã Lộc Thủy nhận thuốc định kỳ (điều trị huyết áp và một số bệnh thông thường khác) mà không có bác sĩ, không có lãnh đạo trạm đủ thẩm quyền cấp phát.

Bản thân ông Dũng bị khuyết tật và là bệnh nhân bị hen, tăng huyết áp nên thường đến Trạm Y tế xã khám, nhận thuốc. Thế nhưng gần 3 tuần qua, ông Dũng và nhiều hội viên nếu muốn nhận thuốc phải đi về Cơ sở Chân Mây của TTYT huyện Phú Lộc.

“Điều này rất bất tiện và nguy hiểm, bởi chúng tôi phải tốn thêm tiền xe thồ, hoặc đối mặt với nguy hiểm khi phải băng qua quốc lộ có điểm đen về tai nạn giao thông mới đến được Cơ sở Chân Mây để nhận thuốc. Điều này khiến người dân, nhất là người lớn tuổi trong xã không được chăm sóc y tế đảm bảo theo quy định. Đó là chưa nói khi xảy ra tai nạn hay trường hợp cấp cứu Trạm Y tế mà không có bác sĩ thì làm sao giúp cho dân được?”, ông Dũng bức xúc nói, đồng thời đề nghị các cấp, các ngành nhanh chóng xử lý khắc phục sớm tình trạng này.

Video: Ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy nói về Trạm Y tế xã không có lãnh đạo.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hoàng - Chủ tịch UBND xã Lộc Thủy nói rằng 1 năm qua trạm đã gặp khó khăn trong điều hành do khuyết Phó trạm, nay đã gần 3 tuần trôi qua không có bác sĩ Trưởng trạm.

“Chúng tôi rất lo lắng cho tình hình hiện nay tại Trạm Y tế xã nhà. Một trạm y tế không có Trưởng trạm cũng không có Phó trạm thì rất khó chấp nhận. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân, công tác phòng chống dịch bệnh cũng như thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia khác. Tôi đề nghị ngành Y tế, cấp có thẩm quyền xem xét khắc phục sớm tình trạng này. Không có Trạm trưởng cũng phải có Trạm phó. Không có lãnh đạo trạm y tế thì UBND xã điều hành sao được?”, ông Hoàng nói.

Trao đổi với PV Tạp chí Lao động và Công đoàn, bác sĩ Nguyễn Đằng cho biết, việc ông phải phân bổ thời gian làm việc giữa Cơ sở Chân Mây - TTYT huyện Phú Lộc và Trạm Y tế xã Lộc Thủy là tuân thủ sự điều hành, chỉ đạo của Ban Giám đốc Trung tâm.

"Biết rằng bà con, người dân lớn tuổi đi về Cơ sở Chân Mây để khám, nhận thuốc Bảo hiểm y tế là có nguy hiểm về an toàn giao thông, nên bà con đi cần có con cháu chở đi để an toàn và vì hoàn cảnh khó khăn, thiếu bác sĩ nên cũng mong bà con cảm thông chia sẻ", bác sĩ Nguyễn Đằng nói.

Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết Những tháng năm gian nan bám cơ sở của vị bác sĩ nhiệt huyết

Bác sĩ Lê Khắc Thu, người mà TTYT huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế vừa điều động, bổ nhiệm về trạm y tế xã khi ...

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Lãnh đạo tỉnh chỉ đạo xem xét lại vụ việc

Liên quan đến quyết định điều động và bổ nhiệm viên chức quản lý của Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc vừa qua, ông ...

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Dù đang nằm viện, bác sĩ Thu vẫn đề nghị làm việc "về việc bị điều động"

Sau khi được Bệnh viện Trung ương Huế cho xuất viện tình trạng sức khỏe bác sĩ Lê Khắc Thu tiếp tục có diễn biến ...

Tin mới hơn

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Thắng kiện, người lao động còn được bồi thường tăng thêm 550 triệu đồng

Nhờ hỗ trợ của công đoàn, một người lao động ở Bà Rịa – Vũng Tàu khởi kiện ra tòa và thắng kiện, được doanh nghiệp bồi thường hơn 1,24 tỷ đồng; tại phiên tòa phúc thẩm, hai bên còn đạt thỏa thuận doanh nghiệp bồi thường tăng thêm cho người lao động 550 triệu đồng.
Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Thắng kiện 750 triệu đồng: Một vụ việc, nhiều tiếng nói

Vụ thắng kiện hơn 750 triệu đồng của ông Lê Quang Trung chỉ là một trong hàng ngàn trường hợp mà tổ chức Công đoàn tỉnh Đồng Nai đã âm thầm sát cánh, hỗ trợ người lao động đòi lại công bằng trong những năm qua.
Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vụ người lao động yêu cầu bồi thường gần 1 tỷ đồng: Tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm

Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn đã đăng bài “Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng”. Phiên tòa phúc thẩm được Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mở vào chiều 29/4, tuy nhiên tại đây, hội đồng xét xử (HĐXX) đã quyết định tạm ngừng phiên tòa 15 ngày.

Tin tức khác

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Người lao động khởi kiện đòi doanh nghiệp bồi thường gần 1 tỷ đồng

Nhận thấy phán quyết của Tòa án sơ thẩm là chưa thỏa đáng, Liên đoàn Lao động tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có văn bản gửi Thẩm phán Tòa án nhân dân tỉnh và Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh xét xử phúc thẩm vụ án lao động về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” nêu quan điểm rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Xem thêm