Clip học sinh tát cô: Điều gì đang diễn ra?
Cà phê tối - 18/02/2021 15:45 Mỹ Mỹ
Sớm bình yên Hải Dương nhé! Trốn tránh khai báo - Có tội với đồng bào Người hùng Chí Linh |
Nhiều người xôn xao khi xem đoạn clip này. Ảnh cắt từ clip. |
Clip đang làm nhiều người sững sờ. Đó chính xác là một cú tát trực diện vào người được cho là giáo viên đang đứng lặng bất lực trước lớp.
Hiện tại, thời gian, địa điểm của clip chưa được xác định. Chưa có bất cứ thông tin cụ thể nào về bối cảnh xảy ra sự việc như trên. Nhưng, tôi tạm phân chia có vài kịch bản như sau: Clip đó là dàn dựng, người đứng bục giảng không phải cô giáo; hoặc không phải dàn dựng nhưng đã cũ và được ai đó “đào mộ”; hay clip đó là sự thật nhưng bối cảnh cô làm điều gì đó cực kỳ sai trái khiến học sinh phản ứng; hoặc clip đó là thật, bối cảnh bình thường đúng như tất cả mọi người hình dung.
Về trường hợp thứ nhất, đó là một clip được các em học sinh dàn dựng để giải trí. Tôi mong điều này là sự thật. Bởi dù các em dựng cảnh “tát cô” cho vui là quá đáng, bất nhẫn nhưng nó vẫn ở trong giới hạn chịu đựng của cá nhân tôi. Bởi tôi thấu hiểu phần nào cái tính nghịch ngợm của học trò.
Trường hợp thứ 2 và thứ 3, thứ 4, dù có cũ hay mới đây thì đều là thực tại “khó nuốt”. Dù đặt trong bối cảnh nào thì việc học sinh tát cô trước lớp, với trọn gói chửi bới nạt nộ là điều nhiều người phải rùng mình khi xem clip.
Một thời gian dài chúng ta nói về những thứ như triết lý giáo dục, giáo dục là trận đánh lớn, rồi giáo dục là con người chứ không phải trận đánh lớn… Chúng ta có quá nhiều diễn ngôn, quá lắm triết thuyết ra gì và này nọ về giáo dục, ở trên thượng tầng. Song, chúng ta đang đánh mất những thứ căn cơ nhất của giáo dục phương Đông, nơi tôn ti, trật tự, sự tôn nghiêm được đặt lên trên.
Còn gần đây thì sao? Giáo viên đang bị tước đoạt gần hết “công cụ” để uốn nắn học trò. Người ta sẽ đặt vấn đề giữa giáo dục cảm hóa và giáo dục trừng phạt. Người ta sẽ mạnh miệng hướng về kỷ luật không nước mắt. Và người ta cũng sẽ bảo là trường hợp học sinh trên (nếu clip là thật) thì chỉ là cá biệt.
Nhưng hãy nhìn vào điều dễ đong đếm nhất là sĩ số các lớp học. Chúng ta không lạ lùng gì tình cảnh ở Việt Nam, mỗi lớp học có 40 - 50 em không hề hiếm. Còn ở Mỹ, Singapore, sĩ số lớp học chỉ từ 15 - 25 em.
Đó là những khó khăn cơ học mà ai cũng có thể nhìn thấy. Khi thầy cô bị tước dần hết các hình thức kỷ luật “cứng” hoặc “mềm”, việc quản 1 lớp học gấp đôi số học sinh so với các đồng nghiệp họ ở quốc gia khác là rất khó khăn.
Hay những vụ việc phụ huynh đánh thầy cô, phụ huynh đánh trẻ mẫu giáo rộ lên trên mạng xã hội rồi lại chìm vào quên lãng, không thấy ai thông tin xử lý. Trẻ con rất nhanh nhạy. Những gì người lớn làm được thì chúng nghĩ cũng sẽ được làm.
Và cú tát, dù là dàn dựng dựa trên sự tưởng tượng của học sinh hay là thật vào mặt giáo viên đều là giọt nước tràn ly. Tức là, cái ngày học sinh mong tát cô, muốn dựng chuyện tát cô pha trò, hoặc trực tiếp tát cô là khó tránh khi thầy cô đã mất gần hết công cụ quản lớp.
Cần xử lý ngay những người đưa clip này lên mạng và những người sản xuất nó.
Một nền giáo dục không có tôn nghiêm thì biển hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” treo ở khắp các trường chỉ là những dòng chữ khẩu hiệu sáo rỗng, mà thôi.
Sớm bình yên Hải Dương nhé! Hải Dương đã giãn cách xã hội toàn tỉnh từ 16/2/2021 và dịch bệnh ở nơi nhiều ca nhiễm nhất nước này vẫn đang diễn ... |
Đóng cửa phòng khám bệnh nhân người Nhật đến trước khi tử vong Sở Y tế Hà Nội vừa quyết định đình chỉ phòng khám Raffles Medical do chưa thực hiện đúng các hướng dẫn trong phòng, chống ... |
Công nhân xếp hàng chờ giấy chứng nhận ra vào khu công nghiệp Tỉnh Hải Dương siết chặt việc cấp giấy chứng nhận ra vào cho toàn bộ công nhân được làm việc tại các doanh nghiệp của ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc