Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ "thanh sắt" của Thắng
Đời sống - 09/05/2022 06:12 PHẠM XUÂN DŨNG
Bà Trần Thị Khuyên, mẹ anh Chu Đức Thắng trò chuyện với tác giả. Ảnh: PXD |
Chuyện đời kể lại
Vừa ngồi xuống chiếc ghế nhựa chưa nóng chỗ bà Khuyên đã mau miệng như thể không hề qua một ngày lao động vất vả: "Có bà con xóm làng đây biết, tôi làm đủ thứ nghề, cả mót lúa, về muộn như thế này cũng là thường. Chú xem lúa tôi mót đây này". Tôi nhìn lưng thúng lúa trước mặt mình, thầm nghĩ không biết người phụ nữ này lấy đâu ra sức lực để làm lụng và chèo chống cuộc đời mình.
Đang nghĩ chợt nghe bà nói tiếp: "Mấy việc này đã ăn thua gì, tôi còn đi đãi vàng, chỉ có mình là phụ nữ, băng qua đỉnh 1001 qua tận nước Lào nữa kia".
Tôi giật mình, buột miệng hỏi lại: "Là đi đãi vàng ạ, nhưng đi mấy người?". Bà Khuyên cười cởi mở: "Đi nhiều người nhưng chỉ mình tôi là nữ. Tôi tự làm, tự ăn. Tối đến, tôi nhen cho mình một bếp lửa, ngủ một mình. Đi nhiều ngày, cứ buổi tối, mấy tay đàn ông nói nửa đùa, nửa thật cà khịa: "Cho anh giải trí, năm phân, một chỉ hay bao nhiêu cũng được". Tôi đáp: "Tôi tay làm hàm nhai, thích ai thì lấy làm chồng, thèm gì vàng bạc kiểu ấy, léng phéng là coi chừng".
Mấy bà, mấy chị hàng xóm nghe chuyện đàn ông đãi vàng cười ngặt nghẽo.
Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện anh Thắng, bà Khuyên chép miệng: "Thằng Thắng này nó đi làm công nhân trong Nam nhiều rồi nhưng nói thật thu nhập cũng bấp bênh, tính tình lại cũng không giống người ta nên tôi cũng không biết làm sao, giữ nó ở nhà thì nó không chịu, để nó đi thì nhiều khi không biết thế nào. Hôm nó đi bộ ra làm vườn ở Ninh Thuận, ông chủ vườn điện thoại tôi, tôi nói chờ vay tiền thì mới đón con được. Mà nếu đi xe thấy ai lững thững đi bộ giữa đường là tôi đập xe lại, đưa nó về. Vì đi bộ như vậy thì chỉ có nó mà thôi. Nhược bằng rủi ro mà mệnh hệ gì thì mẹ này cũng chỉ có thể đến thắp hương mà thôi, vì tiền đâu mà đưa được con về nhà..."
Bà dừng lại đột ngột, cảm xúc gần như thoáng chốc tê dại rồi cân bằng trở lại, trong khi người nghe vẫn còn ngơ ngác, chưa kịp định thần vì cách nói rất thực mà vẫn có gì đó khang khác, lạ thường.
Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp: "Thưa, bà làm sao biết tin anh Thắng sẽ về?". Bà Khuyên nói ngay: "Ui, tôi nghe cán bộ xã điện thoại về báo tin Công an tỉnh Quảng Ngãi gọi ra kiểm tra xem địa phương có người làm công nhân ở miền Nam tên là Chu Đức Thắng hay không và họ tên mẹ như vậy, như kia hay không? Họ xác minh thấy đúng thì mới giúp cho nó về quê. Vì thế nó mới được đi xe khách, đến Quán Hàu thì xuống, tôi đạp xe ra đón, rồi hai mẹ con lại đi bộ về. Nó giờ nổi tiếng vì đi bộ thì phải, nghe nói ở nước ngoài cũng gọi điện về hỏi mà".
"Lại đi bộ?", tôi buột miệng hỏi theo quán tính, bà gật đầu: "Chúng tôi đi bộ quen rồi. Nhân đây gia đình cũng gửi lời cám ơn đến các anh cán bộ xã, Ủy ban Nhân dân xã Hàm Ninh và mấy chú công an Quảng Ngãi tốt bụng, không thì chẳng biết lúc nào nó mới được về đến nhà".
Bà Trần Thị Khuyên, mẹ anh Chu Đức Thắng. Ảnh: PXD |
Họ lạ của bố
Tôi lại hỏi về một thắc mắc khi tìm về đây: "Dạ, nhưng vì sao khi hỏi anh Thắng họ Chu thì nhiều người dân nói ở đây không có họ Chu?". Bà Khuyên đáp: "Họ nói đúng, ba của Thắng không phải là dân gốc nơi đây, mà là người miền Nam, còn vì sao chúng tôi nên chồng vợ thì câu chuyện dài lắm..."
Ngừng giây lát, rồi không cần rào đón nhiều, bà Khuyên kể luôn: "Tôi tuổi Hợi, sinh năm 1959. Thời bao cấp ở quê quá khổ, nhiều lúc cha mẹ không lo nổi cho con cái. Tôi thấy vậy, nghĩ rằng phải đi kinh tế mới. Nói là làm, khoảng đầu năm 1982 tôi dắt hai thằng em vào Đồng Nai, rồi vào làm công nhân cao su ở đó. Được một thời gian thì lấy ông ấy - Chu Văn Dũng cũng là công nhân cao su, đẻ được hai mụn con. Chồng tôi sa vào rượu chè, cờ bạc, quá khổ tôi về quê. Ngày đi dắt hai đứa em, ngày về dắt hai đứa con, mặc chồng ở lại. Đúng là số khổ. Nhiều người lo lắng hỏi tôi một nách hai đứa con, về làng biết lấy gì mà sống, tôi bảo: "Rồi cũng được tất, họ sống được, mình sống được".
Chồng tôi bị ung thư phổi chết năm 2011, chôn cất tại quê vợ. Con tôi, đứa lớn thì làm thuê bên Lào, cũng không trông gì, còn đứa nhỏ là Thắng thì chú đã thấy. Trời còn cho sức khỏe, tôi vẫn làm lụng không ngơi tay, tôi còn khỏe ngày nào thì cố gắng hết sức ngày ấy".
Mấy bà, mấy chị chăm chú nghe chuyện, thỉnh thoảng lại tán thưởng. Bà Phan Thị Súy, một người láng giềng, nói: "Đời chị Khuyên rất khổ nhưng chị luôn cố gắng, không mấy khi kêu ca, lại chăm chỉ, thật thà nên ai cũng quý. Khổ vậy mà xây được cái nhà như thế này, anh thấy lạ không?".
Tôi gật đầu ngay, đúng là khi mới vào, tôi cũng không khỏi choáng trước ngôi nhà của một người cùng khổ và lấy làm lạ, không hiểu vì sao chủ nhân neo đơn, cơ cực như vậy lại làm nổi điều này...
Kỳ cuối: "Ngôi nhà mơ ước". Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức ... |
Những phận người thất nghiệp, cạn tiền phải rời TP HCM về quê “Ba, bốn tháng nay vợ chồng tôi không làm được đồng nào, không có tiền lấy gì ăn? Nhà trọ thì không có tiền đóng, ... |
Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân Thật khó hình dung nỗi vất vả và những bất trắc có thể xảy đến với những lao động nghèo bỏ phố về quê, nếu ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?