Chi tiền tỷ thuê GS, PGS về đào tạo “gà nòi” để làm gì?
Cà phê tối - 13/03/2022 14:58 MỸ ANH
Chưa chắc chắn giáo viên là các GS, PGS đã tốt hơn một giáo viên cấp 3 với tấm bằng cử nhân thuần thục các kỹ năng sư phạm. Ảnh minh họa: Zing.vn. |
Tại kỳ thi chọn HSG quốc gia năm học 2020-2121, Trường THPT Chuyên Bắc Ninh xếp thứ 7 toàn quốc về tỉ lệ tổng giải; xếp thứ 6 toàn quốc về số lượng giải Nhất.
Cụ thể, dự thảo Nghị quyết HĐND tỉnh Hòa Bình vừa quy định chính sách đặc thù với THPT chuyên. Theo đó, giáo viên có chức danh GS, PGS về công tác tại trường chuyên, cam kết giảng dạy 10 năm trở lên sẽ được hỗ trợ mức 1 tỷ đồng/người. Tương tự những yêu cầu trên, ở trình độ tiến sĩ (TS) sẽ được hỗ trợ 300 triệu đồng/người.
Trước đó, HĐND tỉnh Bắc Ninh cũng đã thông qua Nghị quyết số 02. Trong đó, nếu các thầy cô học hàm GS, PGS ở ngoài tỉnh về giảng dạy trường THPT chuyên của tỉnh, cam kết công tác ít nhất 10 năm thì được hỗ trợ kinh phí nhà ở trị giá 1 tỷ đồng (tương đương một căn nhà ở xã hội trên địa bàn TP Bắc Ninh có diện tích chừng 70 mét vuông).
Rất nhiều tỷ được hai tỉnh sẵn sàng chi cho giáo viên có học hàm, học vị cao về dạy cấp 3, cụ thể ở đây là những trường chuyên, đào tạo “gà nòi” để “đá giải”. Nhìn lại đặc thù thì việc GS, PGS về dạy trường chuyên cấp 3 tỉnh không chỉ hơi sai sai mà là rất sai.
GS, PGS, TS được ghi nhận học hàm, học vị dựa trên công trình nghiên cứu khoa học. Họ có thể truyền cảm hứng khi thỉnh giảng một hai buổi nhưng chưa hẳn tốt nếu dạy toàn thời gian. Thậm chí, với đặc thù học sinh cấp 3, chưa chắc giáo viên là các GS, PGS đã tốt hơn một giáo viên cấp 3 với tấm bằng cử nhân thuần thục các kỹ năng sư phạm cho các em ở tuổi mới lớn.
Tiền rất quan trọng, nhưng điều quan trọng hơn để thu hút hiền tài trong lĩnh vực tri thức là môi trường học thuật. Điều giáo dục Hòa Bình cần hơn là một môi trường liêm chính ở mức cơ bản, tức là, đừng để lặp lại tình trạng điểm thi bị sửa. Và đừng để người trong hệ thống như bà cựu Trưởng Phòng khảo thí Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Hòa Bình lớn tiếng trước tòa trong vụ gian lận điểm thi 2018 tại Hòa Bình: “Ai cũng gù, thẳng lưng là khuyết tật”. Môi trường đã từng có những con người quản lý như thế có đủ hấp dẫn để mời gọi các GS giỏi?
Đong đếm về mặt tiền nong, 1 tỷ đồng/10 năm tiền hỗ trợ của các tỉnh cũng không hẳn là lời mời quá hấp dẫn. Ở tỉnh nhỏ, xa, những môi trường học thuật bậc cao với phòng nghiên cứu đầy đủ thiết bị để nhận về thêm 100 triệu đồng/năm quả thật là đánh đổi quá lớn. Theo chia sẻ của người trong cuộc, con số này chỉ bằng một dự án cỡ nhỏ của các quỹ nước ngoài dành cho những người có học hàm cao thực hiện trong 1 đến 2 năm. Và cũng sẽ là phí phạm nếu những ông/bà GS chỉ cầm phấn giảng dạy cấp 3 thay vì nghiên cứu khoa học.
Đầu tư cho giáo dục không bao giờ là thừa. 1 tỷ đồng hay 1.000 tỷ đồng cũng đều mang lại lợi ích lâu dài, bền vững. Nhưng đầu tư cho đúng, cho trúng cũng là điều cần thiết không kém. Bằng không, những con số tỷ tỷ đồng kêu như chuông kia chỉ là những con số trên những tờ A4 đọc cho “sang chảnh” mà thôi.
“Giáo viên không được gọi học sinh là con": Cần cởi mở Vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã nêu quan điểm trên trang cá nhân yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là ... |
‘Tiên học lễ, hậu học văn’, sao phải bỏ? GS. Trần Ngọc Thêm vừa đề xuất quan điểm bỏ khái niệm “tiên học lễ, hậu học văn” để hướng tới một nền giáo dục ... |
Tôn nghiêm nghề giáo và thách thức của tân Bộ trưởng Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã khiến dư luận, đặc biệt là đội ngũ giáo viên, hưởng ứng ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền