Tôn nghiêm nghề giáo và thách thức của tân Bộ trưởng
Cà phê tối - 11/04/2021 15:36 Mỹ Mỹ
Một tấm biển báo của lòng nhân hậu và trách nhiệm Thanh minh cho sự NỊNH Vietnam Airlines và vị thế “con cưng” |
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn. Ảnh: Nguyễn Khánh. |
Trong các bài phỏng vấn hay tâm thư gửi thầy cô trên Facebook cá nhân, ông Nguyễn Kim Sơn có đề cập tới nhiều vấn đề cần giải quyết. Nhưng, ông Sơn nhấn mạnh rất nhiều lần về việc nghề giáo đang chịu nhiều thiệt thòi và chỗ đứng của nghề đang bị ảnh hưởng.
Trong bài trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ, ông Sơn chia sẻ: “Trong xã hội, có lúc nhà giáo được xem như nhóm yếu thế, ai cũng có thể bắt bẻ, kêu ca, trong khi việc đứng ra bênh vực cho họ rất hạn chế”.
Hay trong thư gửi đội ngũ giáo viên cả nước với tiêu đề “ngành và nghề của chúng ta”, ông Kim Sơn thừa nhận những thực tại khá bẽ bàng: “Vẫn còn không ít những tâm tư và lo lắng, những thiệt thòi và thậm chí là oan uổng”.
Có lẽ, ông Sơn là một người thầy nên ông thấu cảm sâu sắc những gì đội ngũ giáo viên đã phải trải qua. Những thay đổi trong xã hội thị trường khiến nghề giáo từ nghề được tôn trọng thành nhóm yếu thế. Cả những vấn đề đã được đặt ra về việc nghề giáo có thực là nghề vinh quang không hay cũng chỉ là những người bán sản phẩm dịch vụ - dịch vụ giáo dục.
Chính quan hệ tiền - dịch vụ cùng với việc nở rộ của truyền thông mạng xã hội khiến nghề giáo được các thầy cô trào lộng giờ là “nghề nguy hiểm”. Vì “ai cũng có thể bắt nạt” được giáo viên.
Nào thì trò tát cô, nào thì phụ huynh bắt cô quỳ, nào thì phụ huynh xông thẳng lên bục giảng đánh cô trước sự chứng kiến của học sinh… Có vô vàn ví dụ cho thấy nghề giáo đang mất đi sự tôn nghiêm cần có. Cả sự tự tôn của các thầy cô cũng không còn như trước.
Ông Sơn có nhấn mạnh: “Hơn ai hết, chúng ta mong mỏi vị thế của nhà giáo chúng ta cần phải được củng cố, cần giữ sự tôn nghiêm của nghề. Điều này cần nhiều phía và nhiều điều, nhưng trước hết và quan trọng nhất là do chính nhà giáo chúng ta. Chỉ có thể bằng sự cố gắng, gương mẫu, bằng trí tuệ và tấm lòng yêu nghề yêu trò, yêu tri thức và lẽ phải, bằng sự tự trọng và tự tôn, chúng ta mới dần làm cho nghề giáo của chúng ta thêm tôn nghiêm”.
Lập lại tôn nghiêm nghề nghiệp và tiếp cận đội ngũ gần 1,5 triệu giáo viên cả nước đầu tiên là lựa chọn của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn. Lựa chọn này xuất phát từ thực tế về sự yếu thế của các thầy cô và cả những trăn trở của cá nhân bộ trưởng khi ông cũng là một người thầy.
Đó là một cách tiếp cận tốt nhưng không hề dễ dàng.
Vô vàn thách thức đang đợi chờ bộ trưởng trong công cuộc lập lại tôn nghiêm của nghề. Thứ nhất là mối quan hệ tiền - dịch vụ vẫn còn ở đấy. Thậm chí việc tự chủ đại học còn làm mối quan hệ này càng thêm tanh tao khi sinh viên nghiễm nhiên coi việc đóng học là khoản tiền dịch vụ. Thực tế này đã xảy ra ở nhiều trường quốc tế khi học sinh là khách hàng. Mà khách hàng là thượng đế.
Thứ hai, công cuộc chấn hưng lại uy tín nghề nghiệp của ngành Giáo dục sẽ đối diện với 60 triệu tài khoản Facebook của phụ huynh học sinh, sinh viên (nước ta có khoảng hơn 20 triệu học sinh, sinh viên). Bất cứ biến động nhỏ ở đâu sẽ đều đổ lên uy tín ngành thông qua các tài khoản mạng xã hội.
Thứ ba là đời sống giáo viên. Trong các bài phỏng vấn, ông Sơn đều đau đáu mong mỏi cải thiện đời sống giáo viên. Song, việc giáo viên sống bằng lương đã trải qua 2 đời bộ trưởng mà vẫn là câu hỏi lớn. Và nếu giáo viên lương không đủ sống (đặc biệt vùng sâu, vùng xa) thì tôn nghiêm nghề nghiệp, tự tôn của thầy cô sẽ lại giống câu chuyện “lợn nuôi phó giáo sư” của cố nhà giáo Văn Như Cương.
Những phát ngôn ban đầu, những lời động viên giáo viên, giáo chức trong ngành của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là những động thái nhỏ cho cả một nhiệm kỳ đầy thách thức. Song riêng việc Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (vốn nhiều “sóng gió”) dùng Facebook để chia sẻ trực tiếp với đội ngũ của mình và công khai với người dân cũng là một bước tiến.
Bước tiến ấy thể hiện rõ thông điệp ông Nguyễn Kim Sơn không phải “tư lệnh”, “tướng quân” chỉ đạo “trận đánh lớn”. Mà ông cũng là một người thầy, đồng cam cộng khổ cùng các giáo viên để gây dựng lại tự tôn cho đội ngũ.
Và ông Sơn đã đưa ra một lời đề nghị tương đối trực diện: “Về phía cá nhân mình, là một nhà giáo, nhà quản lý, tôi sẽ làm hết tâm sức vì ngành và phát triển ngành. Rất mong toàn thể các nhà giáo, người lao động, nhà quản lý trong ngành và ngoài ngành chung sức và ủng hộ”.
Thông điệp này không chỉ gửi đến các giáo viên, ông Sơn muốn gửi tới người dân cả nước. Tôi tin là nhiều người sẽ thiện cảm và ủng hộ ông Sơn với những hành xử thẳng thắn và nhân văn như hiện tại.
Một tấm biển báo của lòng nhân hậu và trách nhiệm Lọt thỏm giữa hàng trăm các tin tức sự kiện của tuần qua; từ tin lớn quan trọng như kết quả bầu chọn các lãnh ... |
Cả nhà thu nhập 4 triệu đồng/tháng, công nhân ước mơ có nhà giá rẻ Dự án nhà ở xã hội cho công nhân khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang dự kiến được triển khai từ đầu năm 2022 với ... |
Thị trường lao động có bước chuyển mình mới Thị trường lao động tại Việt Nam nói chung, tại các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội, Bình Dương… có sự chuyển biến ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Chủ tịch Công đoàn luôn trăn trở cùng công nhân, người lao động
- Thành lập nghiệp đoàn nghề cá đầu tiên tại Quảng Trị
- Chị Phùng Thị Thúy Hường: 30 năm sống như những đóa hoa
- Hướng dẫn mới nhất về thanh toán tiền khám bệnh bảo hiểm y tế
- Fan Việt bùng nổ cảm xúc sau lời chào chính thức từ Imagine Dragons