Cần đảm bảo công bằng khi tăng lương hưu
Đời sống - 22/03/2024 19:11 Hồng Nhung
Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH: Bộ Tài chính đề nghị tính toán lại mức phù hợp |
Khoảng cách quá chênh lệch
Về hưu đã gần 15 năm, ông Đặng Văn Sỹ (sinh năm 1953, Hà Nội), công tác trong Ban Cơ yếu Chính phủ cho biết, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng lương, và theo quan sát của ông thì mỗi kì điều chỉnh, mức tăng của hai nhóm đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức và người về hưu là tương đương nhau. Điều này đã tạo sự đồng thuận, công bằng cho đối tượng nghỉ hưu trước và sau thời điểm tăng lương và không có sự chênh lệch nhiều.
“Tuy nhiên, theo dự kiến tăng lương từ 1/7/2024, qua theo dõi báo, đài tôi thấy tỉ lệ phần trăm tăng của hai đối tượng như tôi vừa nói ở trên có sự chênh lệch lớn. Điều tôi băn khoăn hơn cả trước đề xuất của Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ tăng lương hưu lên 8%. Trong khi, mức tăng bình quân của cán bộ, công chức, viên chức là khoảng 30% - theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Thật sự mức tăng lương hưu như thế là quá thấp, quá chênh lệch so với tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, sẽ có sự chênh lệch lương hưu quá lớn giữa những người về hưu trước và sau ngày 1/7/2024”, ông Sỹ bày tỏ.
|
Đồng tình với quan điểm này, ông Nguyễn Văn Khuông (Hà Nội), người đã về hưu từ năm 2011 cho biết, ông không gặp khó khăn về tài chính nhưng điều ông băn khoăn nhất là đảm bảo sự công bằng cho những người về hưu trước và sau thời điểm 1/7/2024.
Ông phân tích, nếu so sánh giữa 2 người ở cùng vị trí công tác, mức độ cống hiến như nhau, hoàn thành nhiệm vụ như nhau, nhưng một người về hưu cách đây 5 năm với người về hưu sau 1/7/2024 lại hưởng mức lương hưu chênh lệch nhau quá nhiều. Và sẽ có cả triệu người đang hưởng lương hưu sẽ chịu sự thiệt thòi này. Và càng về sau thì sự chênh lệch này sẽ càng tịnh tiến tăng lên. Nhiều người hiện chỉ hưởng mức lương thấp 3-4 triệu/tháng sẽ càng khó khăn hơn.
Để đảm bảo sự công bằng
Cần khẳng định rằng, tăng lương hưu là một việc làm nhân văn. Việc này cho thấy Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến đời sống của người dân và kịp thời đưa ra những chính sách nhằm đảm bảo được vấn đề an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay.
“Tuy nhiên, để đảm bảo công bằng, không chênh lệch nhau nhiều về lương hưu của những người nghỉ hưu trước và sau ngày 1/7/2024 cần phải tăng số phần trăm lương hưu tương đương với số phần trăm tăng lương của cán bộ, công chức, viên chức như chúng ta đã làm trong nhiều năm qua”, ông Khuông đề xuất.
Trước thông tin Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đề xuất tăng lương hưu 15%, nhưng Bảo hiểm xã hội Việt Nam bác bỏ và kiến nghị chỉ tăng 8%, Bộ Tài chính thì cho biết, quỹ lương không đủ chi trả mức 15%, ông Khuông cho rằng mức tăng 15% là hợp lý, cũng đã có sự dung hòa, thậm chí vẫn còn thấp.
Theo ông, nếu quỹ lương không đủ thì có thể san sẻ, để tạo sự công bằng giữa các đối tượng, vì khi cải cách tiền lương là cải cách cả hệ thống an sinh xã hội, trong đó có cả những người yếu thế, người hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, người tàn tật, người có công với cách mạng…
TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. |
TS. Bùi Sỹ Lợi - chuyên gia cao cấp của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội thì cho rằng, sở dĩ có đề xuất tăng lương 8% là do Bảo hiểm xã hội lấy con số tăng trưởng năm của năm 2023 là 5,05% cộng với 3,5% trượt giá.
Tiền lương phải đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và phải bù được trượt giá. Việc tăng trưởng kinh tế là sự đóng góp của cả một thế hệ. Nền kinh tế phát triển thì người dân, kể cả người đang làm, đang cống hiến và người không còn cống hiến mà hưởng lương hưu thì đều phải được hưởng lợi. Cho nên khi điều chỉnh lương cho người đang làm việc thì phải điều chỉnh lương cho người về hưu.
“Tôi cho rằng, dựa trên các yếu tố tôi vừa nêu và việc cân đối ngân sách, tăng lương cho người về hưu cần trên mức 8%, khoảng 10-15% là hợp lý”, TS. Bùi Sỹ Lợi cho biết.
Bên cạnh đó, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội chia sẻ thêm, chúng ta cũng cần chú ý đến đối tượng về hưu trước năm 1993 và năm 1995 vì họ hưởng mức lương rất thấp, có người chỉ được dưới 3 triệu đồng/tháng. Chúng ta đang cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, để đảm bảo công bằng của vị trí việc làm thì nên điều chỉnh tốc độ tăng lương cho người về hưu trước năm 1993 và 1995 cao hơn người về hưu sau thời điểm này, để giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa những người hưởng lương hưu - theo ông Bùi Sỹ Lợi
Video: TS. Bùi Sỹ Lợi nêu đề xuất đảm bảo công bằng cho người về hưu trước và sau ngày 1/7/2024.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?