Bây giờ đã hết tháng 10
Cà phê tối - 01/11/2020 16:10 Mỹ Mỹ
Nước mắt đàn ông ở Trà Leng Muốn giữ rừng, chống lũ, hãy học Bác Hồ trồng cây! Đau thương chồng chất và điều mong mỏi của nhân dân |
Cứu hộ trong vụ sạt lở ở Phước Sơn - Quảng Nam. Ảnh: Q.K |
Cả năm 2020 này là một năm đầy rẫy bất trắc. Tháng 10 là tháng đau thương nhất cho đến lúc này của năm 2020 bi kịch. Miền Trung cùng lúc gánh chịu 8 loại hình thiên tai. Đó là bão, áp thấp nhiệt đới, nước dâng do bão, mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.
Lũ vừa lên thì lần lượt bão số 6, 7, 8, 9 đánh dồn dập vào đất liền. Cơn bão số 9 lúc đầu được đánh giá là cơn bão mạnh nhất năm. Đến lúc bão vào, các cơ quan khí tượng đo đạc và thống kê đánh giá đó là cơn bão mạnh nhất 20 năm. Chưa dừng lại, siêu cuồng phong Goni sắp tiến vào biển Đông dự kiến là cơn bão số 10 - và đây là cơn bão mạnh nhất thế giới trong năm nay. Sau Goni, lần lượt các áp thấp nhiệt đới đang hình thành ngoài khơi Philippines được dự báo có thể sẽ là cơn bão số 11, 12.
Ngần ấy thiên tai chất chồng từ tạo hóa trong những ngày này khiến chúng ta liên tiếp phải đón nhận những tin dữ từ Rào Trăng 3, Trạm 67, Trà Leng, Phước Sơn… Và có lẽ, lần đầu tiên trong suốt hơn 70 năm tồn tại, nam BTV Đài truyền hình Quốc gia đã bật khóc khi đưa tin về lũ. Tương tự, tôi nhớ như in hình ảnh nam PV TTXVN tay cầm máy quay mà mặt nức nở tột cùng khi đưa tin ở Trà Leng.
Rất nhiều những thứ vô tiền khoáng hậu diễn ra trong những ngày này. Rất nhiều những câu chuyện đau đớn bi thương. Rất nhiều những phận người bi đát khi dòng nước qua đi. Và cả rất nhiều những bức xúc với rừng trọc, với thủy điện “cóc”. Và có lẽ, rất nhiều cái tên thân thương của những mảnh đất khắp dải đất này sẽ còn bị xướng tên khi lũ chồng lũ, bão chồng bão vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt.
Tháng 10 kỳ dị của năm 2020 đầy bất an cũng là thời điểm tinh thần đồng bào mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nó đơn giản là những đoàn ô tô ở cầu Rồng đi thật chậm che cho xe máy qua cầu an toàn; là những người dân nghèo trả lại món tiền lớn trong đống quần áo cứu trợ; là cả những đêm chong đèn cả nước nấu bánh chưng vì miền Trung.
Đó còn là câu chuyện em bé người Ca Dong ở Nam Trà My tháng 8 một mình vác khúc măng to đi bộ 30 phút xuống núi ủng hộ đồng bào Đà Nẵng chống Covid-19. Và vừa xong, khi nghe tin đồng bào Nam Trà My gặp nạn, các diễn đàn của người dân Đà Nẵng đều nhắc lại hình ảnh này và tổ chức những cuộc vận động quy mô lớn hỗ trợ Nam Trà My. Bởi nghĩa đồng bào và ân tình khúc măng của em bé Ca Dong.
Hay gần nhất, hàng loạt kỹ sư người Việt ở nước ngoài cho các công ty lớn như Google, Facebook đã thức trắng đêm để dựng một website cứu trợ miền Trung. Website sẽ tối ưu hóa nguồn lực xã hội khi kết nối thông tin người cần hỗ trợ với đoàn hỗ trợ. Dữ liệu nhập vào sẽ được thực hiện bởi cộng đồng qua các bước cung cấp, xác minh, cập nhật thông tin. Hiện tại, hàng ngàn tình nguyện viên đã tham gia dự án và con số vẫn đang tăng theo cấp số nhân. Sở chỉ huy tiền phương phòng, chống lụt bão của Quân khu IV cũng đã đồng ý tiếp nhận thông tin đầu vào của website phục vụ cho công tác cứu hộ.
Rõ ràng, tháng qua khốc liệt hiếm thấy từ ngày hòa bình lặp lại. Nhưng cũng trong tháng vừa qua, chúng ta thấy rõ hơn sức mạnh của trái tim và khối óc người Việt trước nghịch cảnh chưa từng có.
Bây giờ đã hết tháng 10 nhưng tôi thực sự nhớ bài thơ trong phim "Bao giờ cho đến tháng Mười" của đạo diễn Đặng Nhật Minh:
“Bao giờ cho đến tháng Mười
Lúa chín trên cánh đồng giông bão
Ta để lại sau lưng những ngày dài mong đợi
Những mất mát hy sinh, khổ đau, chịu đựng
Khi trời thu vẫn xanh mãi trên đầu”.
Tháng 11 tới với hàng loạt thách thức vẫn còn nguyên đó. Nhưng việc sang tháng không chỉ là những cái “lật trang” của tờ lịch bloc xưa hay cái nhảy số của lịch điện tử nay. Tháng mới chúng ta có niềm hy vọng mới khi mùa mưa lũ càng lúc càng qua dần để “ta bỏ lại sau lưng”.
"Tôi đã từng không thiết sống nữa" Mới 19 tuổi, bị tai nạn cụt cả hai chân, anh công nhân Nguyễn Thanh Điền từng không thiết sống nữa. Song, nhờ tình yêu ... |
Muốn giữ rừng, chống lũ, hãy học Bác Hồ trồng cây! Giữa những ngày lũ lụt tang thương này, sau khi chứng kiến bao mất mát về người và của do lũ lụt, do sạt ... |
Nấm mồ trong bão lũ và nước mắt người ở lại “Cả nhà ơi, mọi người đâu hết rồi, con tôi đâu rồi. Ai cứu họ giúp tôi với...”. Đó là lời gào khóc của chị ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng
- Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
- Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y