"Bác sĩ" Khiêm, "bác sĩ" Khoa và thật giả ở đời
Cà phê tối - 23/02/2022 15:03 HÀ PHAN
Nguyễn Quốc Khiêm mạo nhận học vị Thạc sĩ lẫn chức danh bác sĩ để quản lý, điều hành một khu cách ly, điều trị Covid ở TP. HCM. Ảnh: Báo Pháp Luật TP.HCM. |
Một sinh viên cao đẳng học chưa xong nhưng đã mạo nhận cả học vị Thạc sĩ lẫn chức danh bác sĩ để quản lý, điều hành một khu cách ly, điều trị Covid ở TP. HCM trong thời điểm căng thẳng nhất!
Chẳng những vậy, bác sĩ dỏm còn ra luôn y lệnh, kê đơn thuốc, xác nhận bệnh nhân tử vong và chỉ đạo y, bác sĩ còn lại! Khiêm cũng không quên khoe giấy khen, thành tích cũng giả nốt để lòe bịp hoặc khoe mẽ. Chuyện tưởng chừng chỉ có trong phim ấy bị phát giác, làm rõ từ tháng 10/2021 nhưng đến nay mới bị bung bét trên báo chí.
Các bên liên quan đến chuyện quá ư buồn... cười này đã nhận trách nhiệm. Sở Y tế TP. HCM và Bộ Y tế đang làm rõ, Công an cũng vào cuộc và ai sai phạm đến đâu, hậu quả thế nào hồi sau sẽ rõ. Nhưng dù cho ai đó bảo rằng nên thông cảm cho Khiêm vì đến giờ ngoài nhiệt huyết xung phong làm tình nguyện viên, lao vào tâm dịch và làm những chuyện kể trên, bác sĩ dỏm chưa gậy hậu quả nào lớn lao thì pháp luật cũng phải được thượng tôn, tính mạng con người đừng nên "đùa cợt" như thế.
Hơn nữa trong ngành Y, tiền lệ nguy hiểm này cần sớm được xử lý để không còn tái diễn những sự việc tương tự. Có thể vì duy tình như phần lớn chúng ta hay thương cảm bởi tha thứ cho Khiêm đã biết nhận lỗi, xin được tha thứ. Nhưng còn hành vi mạo danh cơ quan tổ chức và nhất là làm giả giấy tờ thì đấy đã thành chuyện lớn mà chỉ có pháp luật mới phân xử rõ ràng, phán quyết nghiêm minh và xử lý nghiêm khắc.
Động cơ của Khiêm ra sao, anh ta giả mạo để làm gì và hậu quả có hay không sẽ phải trắng đen rõ ràng và công khai để ai đó muốn làm những chuyện không thể tưởng tượng như thế sẽ chùn chân bỏ ý định. Nhiệt tình nào cũng phải đúng luật và tuân theo quy định, thông cảm hay tha thứ gì cũng cần đủ tính răn đe nhằm tuân thủ những tiêu chuẩn chung.
Mấy tháng trước, vụ "bác sĩ Khoa rút ống thở mẹ mình để cứu thai phụ" đã làm rúng động xã hội, lấy biết bao nước mắt, thán phục của người đời rồi câu chuyện bị bịa đặt ấy đã làm bùng lên tức giận bởi trắng trợn quá! Nhưng cho đến nay, tác giả của cơn phẫn nộ ấy là ai vẫn chưa nghe danh tính dù cơ quan chức năng đã phạt tiền những vị lan truyền câu chuyện bốc phét này.
Việc xử lý "đầu voi đuôi chuột" hay "giơ cao đánh khẽ" "bác sĩ" Khoa có làm chúng ta nghĩ đến vụ "bác sĩ" Khiêm biến chuyện viễn tưởng thành sự thật bi hài? Dù có hay không hoặc nghĩ như thế nào thì thật giả ở đời cũng cần phải đâu ra đó, cái tình nếu có dành cho Khiêm cũng không thể xóa nhòa cái lý anh ta đã phạm phải.
Tôi hoàn toàn đồng ý nên xét đến nhiệt huyết của Khiêm xông vào tâm dịch và chừa cơ hội cho anh ấy sửa chữa lỗi lầm. Tuy nhiên cái gì Khiêm đã sai và nhất là phạm luật, vượt qua lằn ranh, chạm đến sự sống của con người vẫn cần có những trả giá nhất định. Không phải để trừng phạt Khiêm hay hả hê nỗi tức giận của một số người nào đó mà pháp luật phải được thượng tôn, có tình nhưng vẫn đảm bảo lý chứ không thể vì cứ bảo với nhau rằng đời này thật giả lẫn lộn chẳng hại ai hay lợi lộc gì thì thôi cho qua.
Khiêm nói thế này: "Ban đầu tôi chỉ muốn tham gia chống dịch thôi. Lỗi của tôi rất lớn đã giả mạo như thế, nhưng tôi không hề trục lợi gì cho bản thân và gia đình. Mỗi khi nhà hảo tâm tài trợ rau, gạo, tôi và một chị (lúc ấy là Trưởng khu cách ly) phát cho người dân, người bệnh. Ngoài ra tất cả các số tiền mọi người có ủng hộ cho khu cách ly đều do thủ quỹ giữ, tôi không hề đụng vào các khoản tiền đó". Nhưng đó mới chỉ một phía từ Khiêm và trong lúc đại dịch hoành hành, "nước sôi lửa bỏng" thì việc Khiêm đã làm có gây hậu quả gì không vẫn đang bỏ ngỏ!
Điều quan trọng hơn tất cả những người đang tranh cãi trái chiều là nhân danh cái gì, biện minh ra sao thì an toàn cho sức khỏe của mọi người, đảm bảo cho bệnh nhân được chữa trị đúng cách, bảo toàn tính mạng theo quy định thì không thể để "bác sĩ" Khoa, "bác sĩ" Khiêm tái diễn hay hiện diện rồi lại xuề xòa không sao.
Thật giả ở đời nhiều khi rất khó tách bạch hay không dễ gì nhận ra nhưng một khi đã rành rành như thế thì vì an toàn cho tất cả nên phân minh rõ ràng công tội, nhất là những chuyện biến điều cần nghiêm túc thành trò đùa hay tấn bi hài hoặc vi phạm luật pháp.
Nhiệt huyết của Khiêm nên được ghi nhận nhưng vi phạm Khiêm có cũng chẳng nên bỏ qua và cả câu chuyện bịa đặt "bác sĩ" Khoa cũng cần công khai tác giả nếu đã đầy đủ chân tướng!
“Bác sĩ Khoa” và ma trận tin giả Câu chuyện “bác sĩ Khoa” rút ống thở của mẹ để cứu mẹ con sản phụ đã được xác nhận là tin giả. Những người ... |
Đừng để bác sĩ phải lựa chọn cứu ai! Những than thở khó khăn, bất tiện do giãn cách hay “phong tỏa” ở các nơi của nhiều người có lẽ khó có thể so ... |
Bác sĩ nơi tâm dịch phản bác tin đồn về hỗn độn trong khu cách ly công nhân BS. Nguyễn Trung Cấp - Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người được lãnh đạo Bộ Y tế điều động về ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.