Bà Hằng bị phạt và chuyện “tu cái miệng”
Cà phê tối - 17/04/2021 08:25 An Vinh
Công trình giao thông dang dở, biết rồi vẫn phải nói “Bắt Lê Chí Thành là quá đúng” Lan đột biến, người “đột quỵ” |
Bà Hằng trong cuộc gặp gỡ báo chí và truyền thông ngày 16/3/2021 tại Khu du lịch tâm linh Đại Nam, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Ảnh: B. Sơn |
Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nhất, vì nó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến sự đổ vỡ, dẫn đến sự đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não… Một lời nói vô tình có thể làm mình và người khác đau khổ, day dứt cả cuộc đời.
Tôi viện Phật ra để mở đầu bài viết này, và cả bài viết này tôi cũng chủ yếu chỉ trích dẫn lời của các bậc Trưởng lão Hoà thượng, với hy vọng sẽ dễ nói chuyện để bà Hằng “tâm phục khẩu phục” hơn, nếu bà và team truyền thông của bà sẽ đọc bài viết này. Vì sao lại thế?
Vì bà Hằng mọi lúc mọi nơi đều luôn chứng tỏ mình là một Phật tử chân tu, đều tỏ ra rất tâm đắc và thành kính Phật giáo, luôn phát tâm làm công đức và việc thiện. Mà không chỉ nói, vợ chồng bà Hằng còn mở hẳn Khu du lịch tâm linh Đại Nam đồ sộ nhất nước Việt, trong đó cũng chủ yếu để thờ Phật và để Phật tử chúng sinh kéo nhau tới đó mà chiêm bái.
Chuyện về bà Hằng với ông Yên, về những phát ngôn của bà Hằng về “thần y” thì ai cũng biết rồi, vì không biết bao nhiêu là clip ghi lại những phát ngôn của bà đã được tung lên mạng, rầm rĩ dư luận suốt hằng tháng qua. Nhưng có chuyện này, cũng liên quan đến phát ngôn của bà Hằng, thì mới tinh, mới xảy ra hôm qua.
Ngày 16/4, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM xác nhận thanh tra sở này vào ngày 8/4 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Nguyễn Phương Hằng (50 tuổi, vợ ông Dũng "lò vôi", ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM), số tiền 7,5 triệu đồng.
Trước đó, ngày 4/3, tại phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM, bà Hằng là chủ thể cung cấp thông tin trong clip "Bà Nguyễn Phương Hằng tiết lộ nguyên nhân phát hiện ra ông Võ Hoàng Yên lừa mình sau nhiều năm" trên tài khoản YouTube Hoa Lệ Sài Gòn.
Theo nội dung clip, bà Hằng cho rằng ông Võ Hoàng Yên hoạt động chữa bệnh tại tỉnh Bình Thuận là do có sự bao che.
Thông tin này được xác định là sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận. Hành vi của bà Hằng vi phạm Khoản d, Điểm 1 Điều 5 Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.
Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã áp dụng Nghị định 15/2020/NĐ-CP xử phạt bà Hằng 7,5 triệu đồng.
Nhiều bạn đọc bình luận, số tiền phạt 7,5 triệu với bà Hằng chỉ như “muỗi đốt inox”, không có nghĩa lý với số tài sản kếch xù mà vợ chồng bà sở hữu. Tôi thì nghĩ khác. Luật là luật, và khi phạt thì phải chiếu theo các điều khoản của luật là chuyện đương nhiên, không thể cảm tính, không thể muốn không thể thích thì phạt cho thật nặng.
Nhưng, việc bị chính quyền xử phạt, dù là mức phạt 7,5 triệu này, theo tôi, đã mang một chỉ dấu cảnh báo rất cao đối với bà Hằng. Rằng trong xã hội XHCN và Nhà nước pháp quyền, không phải ai cũng có thể “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, không phải cứ có tiền, có phương tiện truyền thông của cá nhân mình thì thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm, chẳng xem ai ra gì. Không phải ai cũng có thể lớn tiếng chỉ trích vô căn cứ các cá nhân và tập thể khác, cụ thể ở đây là Chủ tịch tỉnh và UBND tỉnh Bình Thuận.
Ngay cả với ông Võ Hoàng Yên, nếu ông ta sai thì ông ta phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước và luật nhân quả của cuộc đời. Còn bà Hằng, nếu cứ phát ngôn liên tục về ông Yên một cách thái quá, càng nói càng xa mục đích ban đầu là tố cáo sự lừa đảo của ông ta, thì câu chuyện dễ “xa đề”, không tập trung, dễ bị sa đà, sa hố và sai sót.
Tôi tin là nếu bà Hằng biết kiệm lời hơn, biết hạn chế lên YouTube nói về vụ việc này hơn, thì sẽ không ai có thể chủ quan suy diễn, bóp méo thông tin, gây bất lợi cho chính bà và gia đình, gây tác động xấu đến thanh danh và hạnh phúc của vợ chồng bà. Và chắc chắn mọi người quan tâm đến vụ việc này sẽ có thiện cảm và tin tưởng ở bà Hằng nhiều hơn.
Người xưa từng nói: “Người không biết đủ giống như con rắn muốn nuốt cả con voi. Nuốt không trôi, lại không muốn nhả ra!”. Tôi nghĩ, sau khi nhận mức án phạt 7,5 triệu nói trên, bà Hằng sẽ... "biết đủ".
Tôi đọc đâu đó lâu rồi một bài viết rất hay về sự “biết đủ”, đại ý như sau. Đối với mỗi người, thực ra, quan trọng nhất là ở tâm biết đủ. Danh lợi mang đến vinh quang cho một người và có hấp lực rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, hạnh phúc và danh lợi không nhất định ngang bằng với nhau. Một người hám danh lợi sẽ khiến tâm thiếu tĩnh tại, dễ làm nhiều việc không hay. Và một khi không biết “đủ”, một khi không biết tự mình dừng lại, thì sẽ thật khó có niềm hạnh phúc trọn vẹn.
Trở lại với đề tài “Tu cái miệng” của nhà Phật, Hoà thượng Quảng Khâm dạy các Phật tử như sau:
+ Không được hai, ba người tụm lại nói chuyện lăng nhăng; hoặc kết bè đảng, phê bình người này kẻ nọ, thị phi đúng sai, trong lúc họ không hiện diện. Nếu làm vậy sẽ dễ gây ra sự bất an trong đại chúng, phạm vào giới quấy nhiễu đại chúng.
+ Tu hành đừng nên thị phi (chê bai, nói xấu người khác), đừng đặt điều.
+ Khi nói, lời lẽ cần phải tinh (chỉ nói điểm chính) và giản (đơn giản). Khi lời không cần phải thốt ra, đừng nói!
+ Trong đạo Phật, kỵ nhất là nói thị phi. Kẻ nói chuyện thị phi là kẻ thị phi (không đáng tin cậy), chỉ tạo khẩu nghiệp. Tu hành chính là ở chỗ này mà tu thành; nếu không thì là kẻ chỉ biết ăn ngày ba bữa! Đừng nói thị phi; vì nói thị phi thì sẽ dẫn tới thất bại, và khiến kẻ khác không được yên ổn.
+ Muốn nói gì về người khác, trước hết hãy tự hỏi lương tâm mình.
+ Mỗi ngày phải tự huấn luyện để lòng đừng tham, đừng nói lăng nhăng.
+ Có kẻ khi nói thường làm cho người nghe phiền não, tâm không thể an định; khiến người nghe không biết phải xử lý làm sao cho đúng. Đã vậy, y còn làm người ta phải nghe y mà chẳng biết y có nghe cho họ chăng? Kết quả là người nghe phiền não, buồn bực, không cách gì giải khai nổi.
+ Tu hành cần phải trong ngoài nhất trí, không tự mâu thuẫn; nghĩa là không được "khẩu thị tâm phi" (miệng nói một đằng, tâm nghĩ một ngả).
+ Tu hành phải chú ý đến khẩu nghiệp. Miệng tốt thì tâm mới tốt. Đừng cho rằng: "Tôi miệng tuy không tốt, song lòng tốt!".
Còn tác giả Hoàng Ngọc Sơn viết trên trang Phatgiao.org.vn: “Người biết đủ sẽ không chọn cách sống như vậy. Họ cự tuyệt cách sống chui đầu vào giỏ danh lợi bởi họ biết danh lợi sẽ làm khổ cả đời. Danh lợi tuy ở một mức độ nào đó sẽ khiến con người ta khoái hoạt, hạnh phúc; nhưng dục vọng vì danh lợi mãi giãn nở ra vô hạn thì chỉ có thể làm cho ta thêm thống khổ mà thôi. Vậy nên cổ nhân mới dạy, thấy đủ là vui...".
Vì vậy con người ta, nếu muốn được tự do tự tại một cách thật sự và chân chính, thì phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” (ít ham muốn) và “tri túc” (biết đủ).
“Muốn thực hiện thiểu dục tri túc, chúng ta cần phải trả một cái giá nhất định, đó là dâng hiến hết trí tuệ và sức lực của mình cho con người. Người giàu lòng nhân từ một lòng muốn giúp đỡ người khác sẽ không quá coi trọng đến sự thỏa mãn dục vọng cá nhân, mới mong thực hiện được thiểu dục tri túc để mưu cầu hạnh phúc đích thực”, Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm nói.
Tôi nghĩ lời dạy các Phật tử của Hoà thượng Thích Thánh Nghiêm là quá “đủ” để kết thúc những gì tôi muốn tâm sự cùng bà Hằng trong bài viết này. Và tôi tin là các bạn cũng sẽ nghĩ như vậy.
Phát động “Tìm hiểu về công tác ATVSLĐ và phòng, chống dịch Covid-19 tại nơi làm việc” Chiều 16/4, Công đoàn Y tế Việt Nam, Cục Quản lý môi trường y tế, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức phát ... |
Công trình giao thông dang dở, biết rồi vẫn phải nói Những ngày này, nếu đi trên đường Tôn Đức Thắng, quận 1, TP Hồ Chí Minh, nhiều người rất bức xúc vì rào chắn gây ... |
Gia đình nữ công nhân vệ sinh môi trường bị sát hại: Mong tìm lại lẽ công bằng Đau xót trước sự ra đi đột ngột của chị Vũ Thúy Hà (sinh năm 1978, công nhân vệ sinh môi trường), người thân của ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?