"Ai ngờ cuộc sống chưa tốt thì gia đình đã tan vỡ"
Đời sống - 08/07/2020 06:00 Minh Hoàng
Đây là hình ảnh người chồng cùng đứa con hai tuổi đi tìm vợ đã "theo trai" sau khi vợ anh đi làm ở một công ty được nhiều người thương cảm. Cuộc sống tốt đẹp khi vợ anh đi làm công nhân chưa thấy đâu thì gia đình lại đối mặt cảnh tan vỡ. Ảnh chụp từ Facebook. |
Cách đây mấy tuần, từ thông tin trên mạng xã hội, tôi đã viết về tình trạng ngoại tình của nam nữ công nhân, nhất là tại các khu công nghiệp. Xin được nhấn mạnh tình trạng này không chỉ xảy ra trong đội ngũ công nhân, mà có ở tất cả các thành phần, lĩnh vực, ngành nghề; không chỉ đến nay mới diễn ra mà đã có từ xa xưa; không chỉ xảy ra ở nước ta, mà có ở tất cả các nước, các dân tộc trên thế giới. Tóm lại, đó là vấn đề thuộc về con người.
Hôm qua lại có một trường hợp ngoại tình khác được nhiều anh chị em công nhân chia sẻ. Tôi nghĩ, có lẽ không nên sa đà vào chuyện này, nhưng bức ảnh kèm theo cảnh người chồng bế đứa con đi tìm vợ, tìm mẹ nhìn rất tội nghiệp; nó tác động đúng vào nơi thẳm sâu nhất của mỗi người, đó là sự bất hạnh của trẻ em do lỗi lầm, sự ích kỷ của người lớn, những người sinh ra chúng đã vì niềm vui của bản thân mà bỏ mặc chúng bơ vơ.
Tháng 5/2018, mạng xã hội được một phen "dậy sóng" với clip người chồng bế con từ Thanh Hóa ra Hà Nội bắt quả tang vợ thuê phòng trọ ở cùng tình nhân. Trong ảnh, người chồng nói chuyện với vợ và nhân tình của vợ tại phòng trọ. Ảnh cắt từ clip của danviet.vn |
Bạn đăng tin viết: “Công ty về đã giúp rất nhiều gia đình có công ăn, việc làm, thoát được cuộc sống khó khăn, kinh tế thay đổi. Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều gia đình tan nát để rồi chồng địu con nhỏ hai tuổi đi tìm vợ dưới trời nắng mùa hè. Ngồi nghỉ chân với khuôn mặt buồn bã, thất vọng, cứ nghĩ rằng vợ đi làm công ty lương cao sẽ giúp gia đình có một cuộc sống tốt hơn. Nhưng ai ngờ cuộc sống chưa tốt thì gia đình đã tan vỡ... Anh trai ơi, anh trai về đi gửi con cho ông bà chăm hộ rồi đi làm kiếm tiền lo cho cuộc sống. Lo cho con anh để nó có một cuộc sống tốt hơn anh ạ. Chứ mất công tìm cái loại đấy về làm gì rồi nó lại đi tiếp...”
Còn rất nhiều tin, clip cảnh đánh ghen vì ngoại tình khác trong công nhân. Tính xác thực của nó, cũng như câu chuyện người chồng tìm vợ ở trên còn phải được kiểm chứng; song, việc ngoại tình của nam nữ công nhân là điều có thật và vẫn diễn ra không ít. Các nhà máy, xí nghiệp không phải yếu tố gây nên cuộc khủng hoảng gia đình. Hàng chục nghìn, hàng triệu nam nữ công nhân làm việc ở những nhà máy như vậy, nhưng những người vợ người chồng bỏ con, bỏ vợ/chồng đi với người khác chỉ là số ít. Rất nhiều người cũng tự tử vì nhảy cầu, uống thuốc sâu; song những cây cầu, bình thuốc sâu không phải là lý do mang lại cái chết của họ.
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là khoa học công nghệ như vũ bão đã tác động mạnh mẽ đến các cấu trúc xã hội, gia đình truyền thống, khiến nhiều người bị ngợp. Sự thay đổi đột ngột môi trường sống từ khuôn khổ gia đình, làng quê sang nhịp sống công nghiệp; từ được giám sát chặt chẽ đến được “tháo khoán” khiến không ít người không kịp thích nghi, không làm chủ được mình và sa ngã...
Dù còn nhiều khó khăn, ở trọ nhưng gia đình vợ chồng công nhân bên nhau với bữa cơm đạm bạc vẫn ấm cúng và hạnh phúc. Ảnh baobariavungtau.com.vn |
Tôi cũng như nhiều người khi đọc tin này chỉ biết cầu cho người chồng sớm vượt qua “cú sốc” này để nuôi dạy đứa con ăn học nên người mà không mang theo mặc cảm nào, cũng như nỗi “hận đời” khi sớm bị ruồng bỏ từ thuở nhỏ.
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 9/7 |
550 tỷ đồng hỗ trợ người lao động gặp khó vì bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 |
Kỳ 3: Quyền nuôi con sẽ thuộc về ai? |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng