3 thanh niên ngăn suối mở lớp dạy bơi “dã chiến” cho trẻ em làng
Đời sống - 07/08/2019 20:30
Anh Y Tai đang theo dõi các em bơi |
Mỗi buổi chiều, ba thanh niên người dân tộc Jrai là Y Pyiu (SN: 1994), Y Tai (SN 1994) và Rơ Ni (SN 2000) (cùng trú tại làng Xoă, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, Gia Lai) đang chuẩn bị những công cụ học bơi thô sơ như: can nhựa, bẹ chuối… để dạy bơi cho trẻ em trong làng.
Theo chân ba chàng trai Jrai này là hàng chục trẻ em trong làng có độ tuổi từ 5 - 15 “rồng rắn” ra suối học bơi. Khác với tưởng tượng, “bể bơi làng” được làm nên từ việc ngăn dòng suối, mương thủy lợi. Mặc dù chưa được đào tạo qua bất kỳ trường lớp dạy bơi hay môi trường sự phạm nào, nhưng những bài giảng về lý thuyết của 3 “huấn luyện viên” rất cuốn hút các em. Qua phần giảng lý thuyết, các em được trang bị kiến thức về môn bơi lội, kỹ thuật bơi cơ bản để phòng ngừa đuối nước, cách nhận biết vùng nước nguy hiểm, cách cứu người đuối nước, các kỹ năng sơ cứu người đuối nước.
Sau phần lý thuyết, 3 “huấn luyện viên” đã tận tình chỉ cách lặn, ngụp, đạp chân, sải tay cho từng em. Dù được tổ chức ở con suối nhỏ, lớp học bơi "dã chiến" này luôn ngập tràn tiếng cười nói vui vẻ. Anh Y Pyiu khẳng định, em nào học nhanh thì chỉ cần 7 ngày là biết bơi, chậm thì nửa tháng. Nhưng không dừng lại ở biết bơi, các em phải nắm được các kỹ thuật bơi khác nhau, cách cứu người bị đuối nước. Ngoài ra, lớp còn tạo sân chơi lành mạnh cho các em ngoài những giờ đến trường.
Khi được hỏi ai từng cứu được người đuối nước hãy giơ tay, có tới 7 cánh tay của các em đưa lên. Em Siu Than (SN 2008, làng Xoă, xã Chư Đăng Ya) kể lại: “Năm 2017, có học sinh lớp 1 tên là Siu Hmin ở cùng làng khi đi từ trường về nhà đến cầu tạm bị trượt chân rơi xuống suối. Khi đó, em cũng đang đi học về và nhìn thấy nên bỏ cặp sách trên bờ, nhảy xuống cứu. Em nắm cổ áo từ phía sau, dìu Hmin đến đoạn nước cạn rồi hai anh em tự lên bờ an toàn”.
Lớp học bơi miễn phí của 3 chàng trai trẻ người Jrai |
Sau lần thoát chết may mắn đó, em Siu Hmin cùng với anh trai đã đến tham gia lớp học bơi. Hiện, hai anh em Siu Hmin đã bơi rất giỏi, nhưng cứ ngày nào rảnh là đến lớp cùng các bạn. Hai anh em vừa học thêm kỹ năng, vừa tham gia dạy cho các em chưa biết bơi.
Trong lớp, em A Lai (SN 2007) được gọi là “kình ngư” số 1 vì thành tích bơi giỏi và cứu được nhiều bạn bị đuối nước. Em Lai chia sẻ: “Từ khi biết bơi tới giờ, em đã cứu được 4 bạn bị đuối nước. Lần đầu tiên, em cứu được người bị đuối nước cách đây hơn 2 năm. Khi đó, em cùng các bạn đi tắm dưới ao tưới cà phê, bạn tên Bích (SN 2009, ở cùng làng) không biết bơi nhưng vẫn nhảy xuống tắm cùng. Do ao sâu nên Bích bị đuối nước. Em khi đó đang ở phía dưới ao đã bơi ra, túm lấy quần đưa vào bờ. Còn 3 bạn còn lại được cứu khác đều không biết bơi, nhưng đi tắm suối vẫn cứ nhảy xuống nước”.
Sự ra đời của lớp bơi này cũng thật đặc biệt, bởi cả 3 “huấn luyện viên” dạy bơi từ lúc đi chăn bò. Trong thời gian đi chăn bò cạnh con suối gần làng, thấy nhiều em đi cùng không biết bơi, cả 3 mới nảy sinh ý định dạy bơi. Cứ thế, tất cả hội trẻ em chăn bò dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya được 3 “chàng trai chăn bò” tập cho biết bơi hết. Đến năm 2017, 3 chàng trai này kết thúc công việc đi chăn bò nên việc học bơi của nhiều em dở dang. Trong khi, trong xã có nhiều ao hồ, suối nên số vụ đuối nước xảy ra liên tục, từ đó 3 “chàng trai chăn bò” quay lại mở lớp dạy bơi.
Ngày thường, các em đi học nên nghỉ buổi nào học buổi đó. Còn những tháng nghỉ hè, các em đi chăn bò buổi nào thì các “huấn luyện viên” ra dạy bơi buổi đó. Hồ bơi được thiết kế gần làng và gần địa điểm chăn bò cho tiện cả thầy và trò.
Lớp học bơi được tổ chức ở các con suối |
“Việc dạy bơi của bọn mình là tự nguyện và miễn phí hoàn toàn. Các em trong xã đến đây thấy các bạn học bơi là tự vào học luôn, chẳng có ai đưa đến hay xin học gì cả. Bọn mình cũng nhắn với các em, thấy bạn nào chưa biết bơi thì bảo ra học luôn. Phao bơi không có thì bọn mình đi xin mấy can nhựa hỏng, hoặc chặt mấy cây chuối rừng để cho các em tập bơi. Còn con số bao nhiêu em đã biết bơi khi tham gia lớp học, bọn mình không thông kê và không nhớ nổi”, anh Y Tai cười tươi nói.
Ông Nguyễn Văn Nội - Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya cho biết: "Mô hình dạy bơi cho trẻ em người dân tộc của 3 thanh niên làng Xoă đáng được tuyên dương và nhân rộng. Trước đây, không chỉ vùng này mà nhiều vùng khác thường hay xảy ra các vụ đuối nước trẻ em rất thương tâm. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, trên địa bàn xã không xảy ra vụ đuối nước nào đó là một điều đáng mừng. Chúng tôi hi vọng mô hình này sẽ được lan rộng trên địa bàn vùng sâu, xa của các buôn làng ở Tây Nguyên".
Quảng Bình: Thương tâm 3 trẻ nhỏ bị đuối nước khi tắm hồ Trong lúc tắm ở một hồ nước trong làng, 3 đứa trẻ ở xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) chẳng may bị ... |
Nên làm gì để có chuyến du lịch biển an toàn trong mùa hè nóng bức? Trong mùa hè nóng bức đang khiến chúng thấy khó chịu và bị stress, vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không chuẩn bị ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng