Nên làm gì để có chuyến du lịch biển an toàn trong mùa hè nóng bức?
Đời sống - 30/07/2019 17:01 Vương Huy
Vùng nước lặng, ít sóng giữa hai con sóng chính là dòng chảy xa bờ (Ảnh minh hoạ) |
Cần bảo vệ làn da, đôi mắt
Khi đi dạo biển, tắm nắng hay chơi đùa dưới thời tiết nắng gắt trong nhiều giờ, da của bạn sẽ dễ bị bỏng nắng, bong tróc. Vì vậy, bạn nên mang theo kem chống nắng (loại có chỉ số SPF từ 30 trở lên) để bảo vệ cho da tốt hơn. Nếu ngại nhớp dính do kem, bạn có thể dùng kem chống nắng dạng xịt, rất tiện lợi lại có tác dụng thẩm thấu nhanh.
Tuy nhiên, không nên tắm nắng quá lâu vì tia nắng gắt cũng dễ gây tổn hại cho mắt. Do đó, bạn nên trang bị mũ rộng vành và kính râm (loại mắt kính to, có độ lọc sáng 15% – 30%) để hạn chế tia tử ngoại vào mắt. Về đồ bơi, không nên chọn loại quá rộng hoặc quá nhỏ, gây vướng víu, khó chịu cho các hoạt động dưới nước. Đặc biệt không nên thuê quần áo tắm do áo bơi dùng chung có thể mang theo mầm bệnh về da.
Những điều cần làm trước khi xuống nước
Trước khi xuống nước nên khởi động khoảng 10 để tránh chuột rút và cần quan sát kỹ khu vực tắm, tuyệt đối không xuống tắm ở những nơi có biển “cấm” hoặc những nơi hoang vu không có người, không có lực lượng cứu hộ. Không tắm ở những nơi có nhiều bãi đá, ghềnh đá, bởi đấy là nơi tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bạn có thể dẫm phải đá nhọn hoặc bị sóng xô vào đá gây thương tích, nguy hiểm đến tính mạng. Tại những nơi có lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp, bạn nên trao đổi với họ về những đặc điểm của bãi biển.
Đồng thời, quan sát xung quanh bãi biển để nhận biết vùng nước có dòng chảy xa bờ - mối nguy hiểm hàng đầu đối với người tắm biển. Dòng chảy xa bờ hình thành khi sóng đánh vào bờ tạo ra dòng nước chảy ngầm có lực chảy rất mạnh theo hướng ngược lại. Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng nên dễ gây hiểu lầm đó là nơi an toàn. Do đó, nên tắm biển theo nhóm để có thể giúp đỡ nhau khi chẳng may gặp nạn và không nên bơi quá xa bờ, vượt ra ngoài mốc chỉ giới an toàn ngay cả khi bạn có sử dụng phao bơi.
Cách xử lý khi gặp sự cố
Khi đang tắm không may bị dòng chảy xa bờ cuốn ra khu vực có mực nước biển sâu, bạn tuyệt đối không được bơi ngược dòng chảy để tiến vào bờ. Nếu bơi giỏi bạn có thể bơi theo hướng song song với bờ biển, thường sẽ hướng đến chỗ có sóng bạc đầu và nhờ sóng đưa vào bờ. Nếu không biết bơi hoặc bơi yếu, hãy giơ tay lên ra hiệu cầu cứu để mọi người xung quanh biết, đồng thời thả nổi cơ thể để giữ sức để chờ được giúp đỡ.
Khi bị chuột rút, bạn cần bình tĩnh để nhờ người cứu hoặc tự cứu. Hãy hít thật sâu, thả lỏng cơ thể để cơ thể nổi lên. Tuyệt đối không được giãy giụa, vì càng giãy giụa bạn càng nhanh mất sức và nhanh bị chìm. Giãy giụa mạnh cũng khiến phần cơ bị chuột rút thêm đau đớn, làm cho bạn càng hoảng loạn. Hãy bình tĩnh thả nổi, thỉnh thoảng có thể nhích nhẹ chân để cơ thể nổi cao hơn một chút. Nếu không có người đến cứu kịp thời, bạn hãy cố gắng kéo dãn cơ và xoa bóp hay vận động nhẹ vùng bị chuột rút. Khi vùng bị chuột rút đỡ đau hơn bạn hãy từ từ tiến vào bờ.
Khi tắm biển chắc chắn sẽ không tránh khỏi tình trạng bị sứa cắn nên khi bị cắn, bạn cần nhanh chóng rời mặt nước để tránh bị sốc nặng dẫn đến ngạt nước. Sau đó, rửa vết thương bằng nước biển để làm sạch các tế bào nhằm làm sạch chất độc của sứa còn dính trên da. Có thể chườm nước đá lên vùng bị thương để giảm đau, sưng và sử dụng các loại thuốc bôi như Diprosalic, Gentrison… Ngoài ra, có thể dùng mật ong, rượu, dấm để xoa lên vết thương rồi băng nhẹ. Trong trường hợp bị nặng, có biểu hiện trầm trọng như mệt, mạch nhanh, huyết áp tụt, khó thở… phải nhanh chóng đi cấp cứu tại bệnh viện.
Cần bảo vệ an toàn cho trẻ khi đi biển
Theo lời khuyên của bác sĩ Đặng Văn Nguyên (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ Hà Nội), cha mẹ cần có những kiến thức và kỹ năng nhất định để đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi biển như: Người lớn phải luôn ở bên cạnh khi trẻ dưới nước ngay cả khi trẻ có phao bơi, để trẻ tự dùng phao xuống biển rất nguy hiểm vì trẻ sẽ dễ bị sóng cuốn ra xa và bị đánh úp dẫn tới những tai nạn đáng tiếc;
Cho trẻ mang mũ rộng vành, kính chống nắng; trang phục thoáng mát là cách để phòng ngừa say nắng, nhiễm lạnh. (Ảnh minh hoạ) |
Ngoài ra, gia đình cần chú ý đến tình trạng say nắng của bé khi chơi dưới ánh nắng quá lâu. Để phòng tránh phải bổ sung vitamin A, vitamin E theo độ tuổi và theo chỉ định của bác sĩ một thời gian trước khi cho trẻ đi biển; Khi cho bé ăn hải sản nên tránh các loại cá biển có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá ngừ, cá thu lớn;...
Đồng thời, cha mẹ cũng cần nắm vững một chút kiến thức sơ cấp cứu ban đầu về tai nạn đuối nước như: Khi phát hiện trẻ bị ngã xuống nước, cần kêu gọi mọi người đến cứu vớt, bằng mọi cách đưa trẻ lên bờ và kích thích tim, phổi hoạt động trở lại.Trước tiên, cần kiểm tra đường thở. Nếu trong miệng, mũi có dị vật cần móc ra ngay rồi để nghiêng người trẻ để dịch thoát khỏi đường thở.
Nếu trẻ ngừng thở, cần hà hơi thổi ngại và ấn tim bằng cách sau: Đặt trẻ nằm ngửa, lấy tay bịt mũi, hít hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng nạn nhân thổi một hơi dài, lặp lại liên tiếp 2 lần. Sau đó tiến hành ép lồng ngực bằng cách 2 tay đan vào nhau, đặt lên vị trí 1/3 xương ức về phía trái và ép liên tục khoảng 30 lần cho đến khi có nhân viên y tế hoặc phương tiện đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định
- LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
- Những Mái ấm Công đoàn mang nặng nghĩa tình ở Sóc Trăng