110 ngàn tỷ và liều thuốc mới cho bất động sản
Kinh tế - Chính sách - 17/02/2023 16:02 Hà Phan HÀ PHAN
Trong tình hình này thì đề xuất gói 110.000 tỷ cho nhà ở xã hội nên được xem là "liều thuốc mới" cho thị trường BĐS. Bất chấp những tập đoàn bất động sản lớn nhất nước nhà kêu cứu và mong được giải cứu cả về chính sách, pháp lý lẫn tín dụng để đẩy nguồn cung duy trì hoạt động, nhà ở xã hội ra căn nào bán hết từ trên giấy căn ấy. Đà Nẵng hiện thời là một ví dụ sinh động khi lãnh đạo thành phố phải chỉ đạo không để xảy ra tiêu cực, người đúng đối tượng lại không được mua!
Còn ở Bình Dương, Đồng Nai hay TP.HCM thì những khu nhà giá thấp, thậm chí khu lưu trú cho công nhân chưa bao giờ đáp ứng được nhu cầu và luôn khan hiếm. Nhìn vào những con số sau, các doanh nghiệp BĐS nên tự trách mình và cả cơ quan chức năng cũng cần xem lại tại sao cung cầu cùng các phân khúc lại chênh lệch lớn như thế. Năm 2002 cả nước có 126 dự án với 55.732 căn hộ được cấp phép nhưng chỉ có 9 dự án nhà ở xã hội được cấp phép với 5.526 căn hộ!
Nghĩa là 90% còn lại chỉ dành cho phân khúc cao và trung cấp. Nhưng nhà ở cho công nhân còn tệ hơn nữa khi trên cả nước chỉ có 2 dự án được cấp phép mới với quy mô 1.729 căn hộ. Trong đó mới có 1 dự án với 32 căn hộ đã hoàn thành xây dựng! Những con số trên đã "thay lời muốn nói" khi mà hàng chục năm nay nhà ở xã hội, căn hộ cho công nhân, nơi lưu trú cho người lao động vẫn trên giấy, trong cuộc họp nhiều hơn ngoài đời thật!
Đành rằng kinh doanh cái nào lợi nhiều doanh nghiệp mới làm, thủ tục bớt rối họ sẽ tiến hành nhanh và nhu cầu khách hàng sao họ luôn đáp ứng. Nhưng ai cũng hiểu phân khúc cao cấp có lúc tới 80% nguồn cung chỉ để mua đi bán lại, lướt sóng kiếm lời thì hậu quả để lại hôm nay đâu có gì lạ?
Thị trường BĐS cứ phát triển như vậy nên 800.000 tỷ tín dụng đổ vào đây cùng 400.000 tỷ trái phiếu đã phát hành hệ lụy thế nào thì mấy hội nghị, hàng chục hội thảo và hàng năm trời vẫn chưa giải quyết nổi. Trong cơn bệnh nặng của thị trường BĐS mà Chính phủ phải vào cuộc, bộ, ngành vẫn chưa tìm ra phác đồ điều trị rõ ràng hiệu quả thì ít nhất liều thuốc mới là gói tín dụng 110.000 tỷ cho nhà ở xã hội là một tín hiệu tốt. Nhu cầu thực của số đông đã được nhận ra và chú trọng dồn tiền vào. Dòng tín dụng tắc nghẽn của thị trường BĐS sẽ chảy dần dần dù không mạnh như mong muốn. Nhưng quan trọng hơn tất cả là công ăn việc làm cho hàng triệu lao động liên quan đến BĐS đỡ đứt đoạn, phát triển bền vững hơn cho thị trường có lối ra. Còn lại là đừng dừng lại ở đề xuất trên giấy hay quyết tâm trong phòng họp.
Những căn bệnh khó chữa của BĐS Việt Nam đã có từ hàng chục năm nay nhưng “ném chuột cứ sợ vỡ bình” cùng những phản ứng quá mạnh của các nhóm lợi ích và lo ngại ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nên ngày một nặng hơn. Giờ đây không thể chỉ vài ba cuộc hội chẩn hay chữa chạy qua loa mấy đợt ngắn ngủi như vừa rồi mà dứt bệnh nếu như không dũng cảm làm một cuộc đại phẫu. Kêu than và đòi giải cứu với nguồn lực khổng lồ trong lúc kinh tế khó khăn, “giật gấu vá vai” rồi không nhận ra lỗi của mình cùng nhu cầu thật sự của xã hội thì lớn mạnh bền vững thế nào nổi? Đừng hy vọng lập lại trật tự thị trường BĐS với chỉ những gì đã qua và vài ba tháng là ổn, bệnh nặng đau nhiều phải chữa lâu không có gì lạ!
Có ngại ngần chăng là cơ thể ốm yếu không chịu nổi những đợt hóa trị dài ngày và các biện pháp sốc cần thiết nên trước mắt phải có những liều thuốc mới như gói tín dụng 110.000 tỷ cho nhà xã hội. Giá nhà chưa chịu hạ và nguồn cung chưa đáp ứng đúng nhu cầu thật của xã hội mà chỉ phục vụ cho một nhóm đầu cơ, tích lũy tài sản thì mãi mãi sẽ nơm nớp, e sợ thế này thôi!
Sáng nay Thủ tướng thẳng thắn rằng: "Chính phủ và các bộ, ngành sẽ vào cuộc tháo gỡ khó khăn và thúc đẩy thị trường. Nhưng các doanh nghiệp BĐS phải chủ động giải quyết vấn đề của mình gây ra, điều chỉnh giá bán hợp lý, không thể khó khăn cũng đòi có lãi". Có lẽ họ cũng cần nhận ra thêm thời của lợi nhuận ào ạt, tiền về như thác đã qua và chỉ là nhất thời. Giờ đây muốn đi đúng đường và tìm khách hàng đúng hướng, kinh doanh ổn định lâu dài cần phải chấp nhận "ăn ít no lâu". Điều đó không chỉ an toàn cho họ, đảm bảo công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động mà nền kinh tế nước nhà cũng đỡ tổn thương.
HÀ PHAN
Nếu bạn đồng tình với góc nhìn trong bài viết thì có thể mời tác giả Hà Phan một "ly cà phê" thông qua Ví MoMo bằng cách ấn vào nút “Buy me a coffee” ở bên dưới hoặc quét mã QR. "Buy me a coffee" Hoặc bạn cũng có thể tặng "ly cà phê" cho tác giả Hà Phan bằng cách chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của Tạp chí Lao động và Công đoàn, số tài khoản: 118000001631, Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Hà Nội. Lưu ý, trước khi chuyển tiền, bạn đọc vui lòng gõ nội dung: "Tặng cà phê cho tác giả Hà Phan". Đọc cà phê tối, tặng "cà phê" là chương trình của Tạp chí Lao động và Công đoàn. Khi đọc các bài viết trên mục Cà phê tối, nếu bạn đọc đồng cảm với góc nhìn của tác giả thì có thể mời người đó một "ly cà phê". Mỗi "ly cà phê" trị giá 23.000 đồng (1 USD). |
![]() Vào ngày 26/5/2022, trong một bài viết đăng trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn có tựa đề “Liệu có những vụ ... |
![]() Trước, trong và sau Tết, người ta bàn nhiều đến tác hại của rượu bia mà ít nói về thuốc lá. Cũng đúng, hiểm hoạ ... |
Tin cùng chuyên mục

Kinh tế - Chính sách - 08/06/2023 16:53
Giảm thuế VAT để khoan thư sức dân
Văn phòng Quốc hội vừa có báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của các ĐBQH về giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15.

Kinh tế - Chính sách - 30/05/2023 17:16
Kiểm toán khai thác khoáng sản và "kê đơn" trách nhiệm
Trong báo cáo của Kiểm toán Nhà nước chuyên đề về quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản giai đoạn 2017-2021 vừa gửi đến Quốc hội, nhiều địa phương, doanh nghiệp liên quan đến khai thác khoáng sản đã bị điểm danh và "kê đơn" trách nhiệm. Nhiều địa phương đã bị nêu tên như Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Phú Thọ, Yên Bái, Thái Bình, Thừa Thiên - Huế, Bình Định, Bình Phước...và các doanh nghiệp kể cả những doanh nghiệp đầu ngành "quả đấm thép" như Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cũng bị "thổi còi". Báo cáo cũng đề nghị tổ chức kiểm điểm làm rõ những vi phạm và xử lý trách nhiệm các đơn vị, cá nhân liên quan.

Kinh tế - Chính sách - 27/05/2023 19:24
Xin đừng “hạ bệ” Nhà hát Lớn!
Tôi dùng chữ “hạ bệ”, vốn xưa nay chỉ dùng cho việc hạ thấp ý nghĩa, thanh danh của một thần tượng trong trường hợp này, để muốn nhấn mạnh rằng Nhà hát Lớn Hà Nội cũng chính là một thần tượng về kiến trúc và văn hoá trong lòng người dân Thủ đô và cả nước từ hàng trăm năm nay, là biểu tượng mang nhiều dấu ấn lịch sử khó phai mờ của khu vực trung tâm Thủ đô trong lòng tất cả những ai yêu quý Hà Nội.

Kinh tế - Chính sách - 25/05/2023 14:42
Thủy điện "đại khủng long": không thấy, không biết ... suốt 7 năm
Mấy ngày qua, dư luận sửng sốt trước một thông tin chưa từng có liên quan đến quản lý thủy điện. So với những vụ việc như: xây biệt phủ ngang nhiên trên đất rừng hay cả xe hàng lậu thản nhiên qua cửa khẩu... được xem "lạc đà chui lọt lỗ kim" thì cái sự nhà máy thủy điện hoạt động chui đúng là "đại khủng long chui lọt lỗ kim".

Kinh tế - Chính sách - 21/05/2023 17:51
Cắt điện luân phiên
Chỉ 4 từ ấy thôi đã gây ám ảnh cho nhiều hộ gia đình giữa đợt nắng nóng đang diễn ra ở cả nước. Và thực tế, nhiều địa phương đã cắt điện. Ở Hà Nội, từ mấy ngày gần đây, ngành Điện cũng chủ động thông báo lịch cắt điện với từng khu vực.

Kinh tế - Chính sách - 15/05/2023 14:01
Học phí càng tăng, nỗi lo càng nhiều
Hết một năm dừng tăng học phí đại học vì di chứng của đại dịch, sắp tới học phí đại học sẽ tăng khá nhiều sau khi được phép theo lộ trình đã định. Nhiều trường không thể không tăng vì quá cần nguồn lực đang thiếu thốn trầm trọng. Nhưng biết bao gia đình lao động nghèo cũng đứng trước vô vàn nỗi lo làm sao để con em vào giảng đường?
Văn hóa - Xã hội

Giá trị của nhà văn không phải lượng like Facebook!

Chiếc áo dài ngũ thân và kiến nghị của đại biểu

“Bài toán” học đại học

Kỳ án Phương Hằng ngày càng kịch tính

“Tiêu chuẩn cộng đồng” không thể cao hơn luật pháp
Môi trường - Sức khỏe

Nước đến chân mới nhảy

Mặt trái của tờ hợp đồng bảo hiểm

Giày cao gót và dép lê - mối nguy hiểm với người lái xe

Nước sạch, hàng hóa công và câu chuyện pháp lý
