
Vụ học sinh bị làm công nhân: Mua bán “đầu người” 200 nghìn đồng/cháu
Phóng sự điều tra - 25/08/2023 18:48 MINH KHÔI
Về từng gia đình trả lương cho các cháu học sinh
Sáng nay (25/8), đại diện Công ty TNHH Minh Quang Electronic Việt Nam đã về Thanh Hóa và tìm đến từng gia đình các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn để trả tiền công trong thời gian các cháu làm việc.
Việc chấm công cho các cháu học sinh được phía Công ty này thống kê rất chi tiết, kèm theo đơn giá cho từng ca làm việc (ca ngày, ca đêm) và cả thời gian tăng ca.
![]() |
Giấy biên nhận tiền công của học sinh - Ảnh: NVCC |
Cháu Bùi Thị Phương Anh là một trong số các học sinh được Công ty TNHH Minh Quang Electronic thanh toán tiền công. Theo đó, từ 14/7 đến 1/8/2023 cháu làm 10 buổi (mỗi buổi được tính công 160.000 đồng). Thời gian này cháu còn tăng ca 20 tiếng, trung bình mỗi buổi tăng ca 2 tiếng, được tính công 33.000 đồng/tiếng. Tổng số tiền Phương Anh được nhận là 2.260.000 đồng, có giấy biên nhận, ghi rõ thời gian làm việc từng ngày kèm chữ ký và dấu đỏ của doanh nghiệp.
Cũng đợt này, cháu Nguyễn Thị Thu Hòa được lĩnh trên 4,1 triệu đồng cho 17 buổi làm việc, trong đó 7 buổi ca ngày, 10 buổi ca đêm; tăng ca 32 tiếng. Cháu Bùi Thị Phương Thanh làm 22 buổi ca ngày, trong đó tăng ca 40,5 giờ...
Mua, bán “đầu người”
Đại diện Công ty TNHH Minh Quang Electronic Việt Nam trực tiếp về Thanh Hóa trả tiền công cho các cháu học sinh, cho biết công ty đưa các cháu vào làm việc tại Công ty KHvatec thông qua đối tác trung gian.
“Khi kế hoạch sản lượng tăng cao thì bên công ty sẽ cần rất nhiều công nhân thời vụ, và sẽ đăng bài lên tuyển, có những vender (đơn vị cung ứng – PV) sẽ mang người đến giao cho bên em. Có một bạn mang người đến giao “đầu người” (ý nói các công nhân thời vụ - PV) cho “nhà” em nhưng khi mang người đến giao thì không rõ là người của bên nào. Nó mới xảy ra sự việc như thế”, đại diện Công ty nói, cho biết việc giao người qua hình thức “mua – bán”.
![]() |
Bảng chấm công của các cháu học sinh cho thấy, các cháu phải làm tăng ca 2-3 tiếng mỗi ngày - Ảnh: NVCC |
Cũng theo vị đại diện, Công ty không nắm được lý lịch của những người vào làm việc, bởi đó là công nhân thời vụ ngắn ngày, có người chỉ làm vài ngày.
“Có nghĩa là các chị cũng phải “mua” các cháu đấy từ người giới thiệu, đúng không?” - PV hỏi.
“Vâng! Thực ra có những bên mang đến cho bọn em, cũng không chỉ riêng mình bạn này, mà cũng rất nhiều nhà vender giao người cho bên em, như ở các tỉnh chẳng hạn”, người này nói.
Được biết, mỗi “đầu người” (công nhân thời vụ - PV), Công ty sẽ phải trả cho người giới thiệu số tiền từ 200 nghìn đồng đến 300 nghìn đồng. “Như các bạn (học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn - PV) là 200 nghìn đồng”, đại diện Công ty nói.
Như Tạp chí Lao động và Công đoàn đã phản ánh trong loạt bài điều tra "Học sinh thực tập làm công nhân", các cháu học sinh K15 (2022-2025) của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được nhà trường cử đi thực tập trải nghiệm tại Thái Nguyên thông qua hợp đồng tiếp nhận học sinh thực tập với Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu.
![]() |
Các cháu học sinh ngồi chờ phỏng vấn tại một công ty - Ảnh: NVCC |
Nội dung hợp đồng nêu rõ, Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu nhận học sinh của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đến thực tập trải nghiệm sản xuất tại Công ty theo danh sách, thời gian từ 13/7 đến hết 15/10/2023. Địa điểm thực tập tại KCN Điềm Thuỵ và Sông Công (Thái Nguyên) – là các công ty đối tác khách hàng của bên A.
Tuy nhiên, trên thực tế nhiều cháu được các đơn vị cung ứng lao động khác mà không phải là Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu đưa đi làm công nhân thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Việc mua – bán “đầu người” đã xảy ra, qua các cầu trung gian.
Câu hỏi đặt ra, Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn Cầu đã hưởng lợi như thế nào từ các cháu học sinh? Các công ty sử dụng lao động là các cháu học sinh phải chịu trách nhiệm thế nào? Vấn đề này rất cần các cơ quan hữu trách, cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ.
Nhà trường biết rõ ký kết bản hợp đồng với một công ty cung ứng lao động, cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Hiện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa; Thị ủy, UBND thị xã Bỉm Sơn đang yêu cầu phía nhà trường báo cáo cụ thể. Công an thị xã Bỉm Sơn đang điều tra, xác minh thông tin.
Ở Thái Nguyên, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, LĐLĐ tỉnh này cũng đang tích cực vào cuộc, đảm bảo quyền lợi cho các cháu học sinh.
Tạp chí Lao động và Công đoàn sẽ tiếp tục thông tin!
![]() Dù được Ban Giám hiệu Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hoá) cử đi thực tập trải nghiệm nghề, song trên thực tế các ... |
![]() Không những phải làm việc quá thời giờ quy định đối với lao động chưa thành niên, các cháu học sinh còn bị yêu cầu ... |
![]() Trước khi đưa học sinh đi thực tập, lãnh đạo Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn và Công ty TNHH Hợp tác lao động Toàn ... |
Tin cùng chuyên mục

Phóng sự điều tra - 22/11/2023 08:42
Vụ lao động chưa thành niên: Sở LĐ-TB&XH Bắc Ninh cam kết xử lý nghiêm theo pháp luật
Ông Nguyễn Nhân Chinh - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh cam kết sẽ tiến hành thanh tra sớm nhất các doanh nghiệp thuê và cho thuê lại lao động, đánh giá đúng sự việc để hướng tới một môi trường lao động tuân thủ nghiêm pháp luật, thân thiện, hiệu quả.

Phóng sự điều tra - 16/11/2023 15:25
Vụ "bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên": Các cơ quan ở Bắc Ninh cam kết phối hợp, xử lý
Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa gửi công văn đề nghị phỏng vấn lãnh đạo một số cơ quan trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, liên quan vấn đề lao động trẻ chưa thành niên.

Phóng sự điều tra - 15/11/2023 18:32
Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Cung cấp tài liệu cho Công an Bắc Ninh
Tạp chí Lao động và Công đoàn vừa cung cấp hồ sơ, bằng chứng liên quan loạt bài "Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên" cho Phòng Cảnh sát hình sự (PC-02), Công an tỉnh Bắc Ninh.

Phóng sự điều tra - 11/11/2023 19:56
Phản hồi của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh không đúng sự thật
Vừa qua, Tạp chí Lao động và Công đoàn nhận được đơn của Công ty TNHH Đức Minh Bắc Ninh yêu cầu xem xét, giải quyết một số nội dung liên quan đến loạt phóng sự điều tra “Bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên”.

Phóng sự điều tra - 10/11/2023 19:17
Kỳ 5: Làm gì với hậu quả vấn nạn lao động trẻ em, chưa thành niên?
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) định nghĩa lao động trẻ em là “công việc tước đi tuổi thơ, tiềm năng và phẩm giá của trẻ em, đồng thời có hại cho sự phát triển thể chất và tinh thần”. Các công việc nguy hại là những công việc có thể gây tổn hại tới sức khỏe, sự an toàn và tinh thần của trẻ. Đứng đầu thế giới về lao động trẻ em là khu vực cận Sahara (86,6 triệu) và Nam Á (26,3 triệu).

Phóng sự điều tra - 09/11/2023 20:42
Vụ bóc lột sức lao động trẻ chưa thành niên: Trắng trợn hành vi làm giả giấy tờ
Để đưa trẻ em, người chưa thành niên vào nhà máy làm việc, nhiều đối tượng sử dụng thủ đoạn làm giả giấy tờ. Hành vi này diễn ra phổ biến, cần được cơ quan chức năng điều tra và xử lý.
- Thái Bình: Trên 17 nghìn lượt đoàn viên được ưu đãi giảm giá
- Công đoàn Prime Group báo cáo nhanh kết quả Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam
- Kết quả thực hiện chương trình 1734 của LĐLĐ TP Cần Thơ
- Nhắn tin, gọi điện trong khi điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt?
- 8Wonder Winter Festival gây bất ngờ cho Maroon 5 với "độ chịu chơi" đặc biệt