Thứ sáu 17/05/2024 16:40

Đội lốt thực tập, trục lợi sức lao động học sinh

Pháp luật lao động - MINH KHÔI

Ông Hương nhận sai sau khi loạt phóng sự điều tra về việc học sinh của trường ông đi thực tập song bị yêu cầu làm công nhân thời vụ được đăng tải.
Vụ học sinh thực tập làm công nhân: Nhiều cơ quan yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc Độc giả lên tiếng về tình trạng học sinh đi thực tập bị bóc lột sức lao động

“Cái gì sai chúng tôi sẽ nghiên cứu và sẽ khắc phục”, ông Hứa Xuân Hương – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa) nói với PV sau khi loạt phóng sự điều tra "Vụ học sinh bị làm công nhân" được đăng tải trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn về việc học sinh của ông đi thực tập song bị yêu cầu làm công nhân thời vụ.

Ông Hương và một cán bộ (Trưởng khoa Giáo dục nghề nghiệp) Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn vừa bị kỷ luật khiển trách vì đã vi phạm, khuyết điểm trong việc đưa học sinh đi thực hành, thực tập không đúng quy định gây mất uy tín của nhà trường.

Trở lại hồi tháng 8/2023, khi loạt bài được đăng trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn), ông Hương thừa nhận trường sai sót khi ký hợp đồng đưa học sinh đi thực tập với một công ty cung ứng lao động, để rồi các cháu 16, 17 tuổi "bị bán" qua nhiều công ty cung ứng; bị yêu cầu khai khống tuổi và buộc phải giấu “thân phận” thực tập sinh để vào làm công nhân thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, dù ngành học chẳng hề liên quan.

Đội lốt thực tập, trục lợi sức lao động học sinh

Một học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn phải bỏ kỳ thực tập vì bị yêu cầu đi làm ca đêm - Ảnh: Minh Khôi

Hệ lụy là các cháu đang “tuổi ăn, tuổi lớn” phải làm 9-10 tiếng mỗi ngày, 45-50 tiếng mỗi tuần và làm đêm triền miên như... người lớn. Nhiều cháu bị ốm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, buộc phải xin dừng lại, gọi bố mẹ ra đón về.

Không riêng ông Hương, mà ông Hoàng Ngọc Trung - Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hoá cũng khẳng định nhà trường đã sai từ khi đặt bút ký hợp đồng đưa học sinh đi thực tập với một công ty chẳng hề có nhà xưởng, kéo theo nhiều cái sai sau đó, đã được chỉ ra trong loạt phóng sự điều tra của chúng tôi.

Vụ việc được phanh phui trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn bắt nguồn từ lá đơn viết vội của nhóm phụ huynh khi họ vượt hàng trăm cây số từ Thanh Hóa ra Thái Nguyên đón con em về quê. Chúng tôi đã tiếp cận điều tra, thu thập bằng chứng và phơi bày toàn bộ sự thật về cái gọi là “kỳ thực tập” này.

Loạt phóng sự thu hút hàng triệu lượt xem trên Tạp chí cũng như các mạng xã hội của Tạp chí, dư luận cả nước xôn xao, các cơ quan chức năng rốt ráo vào cuộc, từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH), UBND tỉnh Thanh Hoá, đến các sở, ngành địa phương (Thanh Hoá, Thái Nguyên)…

Nhiều người đặt câu hỏi, rằng nếu sự thật trên không được phơi bày, thì các cháu học sinh sẽ bị cưỡng bức lao động, bị trục lợi sức lao động đến bao giờ? Đây có phải là sự việc mới? Có phải do sơ suất của nhà trường?

Đội lốt thực tập, trục lợi sức lao động học sinh

Học sinh thực tập được đưa vào các nhà máy làm công nhân thời vụ - Ảnh: NVCC

Câu hỏi đầu tiên, có thể trả lời chắc chắn rằng các cháu sẽ tiếp tục bị lợi dụng, bị ép khai khống tuổi để đưa vào các nhà máy cho đến hết kỳ thực tập. Bởi lẽ, ngay khi Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03), Công an tỉnh Thái Nguyên về ký túc xá các cháu học sinh ở nhằm thu thập thông tin thì sáng sớm hôm sau các cháu học sinh nhanh chóng được đưa xuống Bắc Giang làm việc.

Rõ ràng, công ty cung ứng mà nhà trường hợp tác đã cố “tận thu” sức lao động của các cháu cho đến ngày cuối cùng, trước khi lãnh đạo nhà trường ra tận nơi đón các cháu về Thanh Hoá (do yêu cầu của Thị uỷ Bỉm Sơn và Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá).

Nền tảng Google và hàng nghìn độc giả đã giải đáp cho câu hỏi thứ hai, rằng đây là vụ việc không mới. Nó đã xảy ra ở nhiều trường nghề, từ hệ trung cấp đến cao đẳng, qua nhiều năm tại nhiều địa phương.

Các cháu học một ngành nhưng được bố trí đi thực tập một công việc… chẳng liên quan, đơn cử như vụ việc vừa qua: học ngành May và Thiết kế thời trang lại đi làm công nhân lắp ráp linh kiện điện tử (!).

Đến nỗi, ông Đỗ Văn Giang – Phó Vụ trưởng, Phụ trách Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH phải giật mình, nhún vai: “Quá liều! Nếu như vậy thì trách nhiệm chắc chắn thuộc về nhà trường và doanh nghiệp tiếp nhận”.

Tệ hơn, như đã nói ở trên, các cháu bị yêu cầu “giấu thân phận” học sinh thực tập để buộc phải làm việc năng suất hơn (tăng ca, làm đêm…), và đối tượng thu lời là công ty cung ứng - đối tác của nhà trường.

Sau khi vụ việc được đăng tải trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn, có ít nhất 2 doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất linh kiện điện tử ở Thái Nguyên đã chấm dứt hợp tác và thanh lý hợp đồng thuê lại lao động đối với một công ty cung ứng – sau khi phát hiện hàng chục lao động thời vụ mà công ty này giới thiệu là học sinh của Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn.

Họ thẳng thắn nhận trách nhiệm, thừa nhận sai sót vì chưa kiểm tra đầy đủ thông tin người lao động, đồng thời cam kết sau vụ việc này sẽ hoàn thiện quy trình tuyển dụng, đào tạo lại nhân viên tuyển dụng; phối hợp với cơ quan chuyên môn tăng cường quản lý các đơn vị cung ứng lao động, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Hành động trên cho thấy sự quyết liệt sửa sai, và nói không với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động. Đó là điều nên làm và cần thiết phải làm nếu muốn doanh nghiệp phát triển, được đối tác tin cậy, hợp tác. Hơn ai hết, các doanh nghiệp sản xuất hiểu rằng, những hành vi lách luật, gian dối đều phải trả một cái giá rất đắt.

Thiệt hại về uy tín là vô cùng lớn đối với các doanh nghiệp liên quan đến vụ việc này. Những sai phạm của các bên liên quan rồi cũng sẽ được cơ quan chức năng chỉ rõ sau quá trình xác minh, điều tra, cùng với đó là hình thức xử lý. Nhưng, làm thế nào để tình trạng này không tiếp tục xảy ra?

Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định rất cụ thể: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp thông qua hợp đồng với doanh nghiệp. Và ở chiều ngược lại, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp là: Tham gia xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học tại cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; tiếp nhận người học, nhà giáo đến tham quan, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề thông qua hợp đồng với cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trả tiền lương, tiền công cho người học, nhà giáo trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách trong thời gian đào tạo, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp theo mức do các bên thỏa thuận.

Có thể nói, Nhà nước đã quy định rõ về sự cần thiết và trách nhiệm của các tổ chức từ nhà trường đến doanh nghiệp trong việc tạo cho học sinh, sinh viên học nghề có môi trường thực hành khi học nghề. Song, để doanh nghiệp ký hợp đồng tiếp nhận người học đến tham quan, thực hành, thực tập thông qua hợp đồng với cơ sở giáo dục nghề thì trước hết doanh nghiệp đó phải có ngành nghề hoạt động sản xuất, kinh doanh được cấp phép phù hợp với ngành nghề mà người học đang được đào tạo.

Nội dung hợp đồng phải phù hợp với quy định pháp luật và phản ánh đúng nội dung phần công việc các bên. Việc giao kết hợp đồng phải đảm bảo tính trung thực, không nhằm che đậy hành vi lợi dụng hình thức cho học sinh đi thực tập để môi giới lao động chưa thành niên làm việc với mức thu nhập thấp.

Điều quan trọng là, cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Sở LĐ-TB&XH) phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý để kịp thời chấn chỉnh.

Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn

Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa ...

Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng Vụ học sinh bị làm công nhân: Doanh nghiệp nhận sai khi quá tin đối tác cung ứng

Công ty TNHH Hatech Vina (Thái Nguyên) phát hiện có 31 người lao động là học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn từng làm ...

Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn khẩn trương thực hiện ...

Vụ học sinh bị làm công nhân:
Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên

Pháp luật lao động -

Vụ 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Có người chưa thành niên

Trong danh sách 18 công nhân bị ảnh hưởng của sự cố sạt lở khiến 7 người thương vong do UBND thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cung cấp, có 2 người sinh năm 2007, tức là mới 17 tuổi.

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Phóng sự điều tra -

Cơ quan quản lý tích cực vào cuộc sau loạt bài “Bóc lột lao động trẻ chưa thành niên”

Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh quyết định thanh tra đột xuất 7 doanh nghiệp; xác minh trực tiếp tại 17 doanh nghiệp thực hiện thuê lại lao động. Các doanh nghiệp, đơn vị đều vi phạm quy định pháp luật liên quan đến lao động trẻ em, dưới thành niên, tổng mức xử phạt trên 330 triệu đồng.

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Pháp luật lao động -

Công ty nợ BHXH, người lao động có được huỷ quá trình đóng để rút chế độ một lần?

Hiện tại, pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH) không có quy định về việc hủy thời gian đã tham gia đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Pháp luật lao động -

Rút bảo hiểm xã hội một lần rồi có đóng lại được không?

Trường hợp đã rút bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần và khi đi làm ở công ty mới có được đóng lại BHXH không là mối quan tâm của nhiều người lao động.

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Pháp luật lao động -

Trường hợp nào NLĐ dừng tham gia BHXH tự nguyện được hưởng BHXH một lần ngay?

Có 4 trường hợp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ngay mà không phải chờ một năm sau khi chấm dứt đóng BHXH tự nguyện.

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Pháp luật lao động -

Vụ người lao động thắng kiện hơn 725 triệu đồng: Phán quyết của tòa sơ thẩm là phù hợp

Tháng 10/2023, Tạp chí Lao động và Công đoàn đăng loạt bài về vụ án một người lao động khởi kiện công ty và thắng kiện, được bồi thường hơn 725 triệu đồng. Bị đơn là Công ty Điện lực TNHH BOT Phú Mỹ 3 đã kháng cáo và tòa phúc thẩm sẽ xét xử vào ngày 02/5/2024. Liên quan vụ việc này, PV có cuộc trao đổi với Luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Đồng Nai.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết Tôi công nhân

Chế độ dưỡng sức sau sinh, mọi lao động nữ nên biết

Nếu đủ điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, lao động nữ sinh con được hưởng chế độ thai sản. Trường hợp lao động nữ đi làm việc trở lại khi chưa hết thời gian nghỉ thai sản sẽ không được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh.

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Để tai nạn lao động không còn là nỗi đau dai dẳng

Talk Công đoàn là cuộc trò chuyện với đồng chí Hồ Thị Kim Ngân, Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam về vấn đề an toàn vệ sinh lao động.

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024 Infographic

6 hoạt động trọng tâm của Công đoàn Việt Nam trong tháng 5/2024

Công đoàn Việt Nam xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm trong tháng 5/2024
Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống?

Bản tin công nhân ngày 6/5 gồm những nội dung: Nhiều người lao động muốn nghỉ việc để “chạy luật” bảo hiểm xã hội; Công nhân tăng ca để có thêm thu nhập, giảm giờ làm lương sao đủ sống? Đại diện công nhân TP HCM: "Nhà ở xã hội chỉ thấy trên tivi";35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH...

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động Video

3 bước dễ dàng để tham gia Cuộc thi tìm hiểu công tác an toàn, vệ sinh lao động

Cuộc thi "CNVCLĐ tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động" được tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn).

Đọc thêm

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Pháp luật lao động -

Những trường hợp không được nhận bảo hiểm xã hội một lần ngay

Vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân, lao động thời gian qua có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, những nội dung liên quan đến vấn đề này đang được nhiều người hết sức quan tâm.

Thủ tục và chi tiết cách tính số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Pháp luật lao động -

Thủ tục và chi tiết cách tính số tiền hưởng bảo hiểm xã hội một lần

Muốn hưởng chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần, cần những thủ tục gì? Cách tính số tiền bảo hiểm xã hội một lần ra sao?

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Phóng sự điều tra -

Xét xử phúc thẩm vụ người lao động thắng kiện được bồi thường hơn 725 triệu đồng

Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có quyết định đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án dân sự về “tranh chấp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” xảy ra cách đây gần 1 năm do có kháng cáo của bị đơn.

Người lao động cần những điều kiện gì để được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Sổ tay pháp luật -

Người lao động cần những điều kiện gì để được rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần trong công nhân, người lao động thời gian qua có xu hướng ngày càng gia tăng.

Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam?

Pháp luật lao động -

Thấy gì từ vụ ngừng việc tại Công ty Điện tử BSE Việt Nam?

Hơn 1.000 công nhân Công ty TNHH Điện tử BSE Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) tập trung ngừng việc sáng 25/4/2024.

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế TNCN hay không?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương làm thêm giờ ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế TNCN hay không?

Nhiều người lao động quan tâm tiền lương làm thêm giờ vào ngày 30/4 - 1/5 có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?

Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh

Pháp luật lao động -

Hòa giải bất thành vụ kiện Công ty Dệt Hòa Khánh

Phiên hòa giải đầu tiên bất thành do người lao động không đồng ý với phương án trả nợ lương, trợ cấp thôi việc từ phía Công ty CP Dệt Hòa Khánh.

Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Sổ tay pháp luật -

Có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Doanh nghiệp mong muốn đẩy nhanh tiến độ công việc có được yêu cầu người lao động làm việc vào ngày 30/4 - 1/5 không?

Dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, NLĐ dùng phép năm hay đi làm bù cuối tuần?

Sổ tay pháp luật -

Dịp lễ 30/4 - 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục, NLĐ dùng phép năm hay đi làm bù cuối tuần?

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề nghị của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hoán đổi ngày làm việc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024. Theo đó, người lao động được nghỉ hoán đổi ngày làm việc bình thường vào thứ Hai (29/4) sang làm bù vào thứ Bảy (4/5).

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Sổ tay pháp luật -

Vụ tai nạn lao động ở Yên Bái: Người vi phạm có thể đối mặt với khung hình phạt nào?

Căn cứ tài liệu, chứng cứ điều tra vụ tai nạn lao động xảy ra tại Công ty CP Xi măng và Khoáng sản Yên Bái ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã ban hành quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về an toàn lao động”.