Sử dụng lao động chưa thành niên có thể bị xử phạt tới 75 triệu đồng
Pháp luật lao động - 17/06/2024 16:13 Văn Quân
Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt? |
Độc giả hỏi: Con tôi chưa đến tuổi lao động, theo giới thiệu của Trung tâm giới thiệu việc làm tự phát và con tôi được làm việc tại doanh nghiệp với CCCD sửa năm sinh. Như vậy, doanh nghiệp có đúng hay không? Trong trường hợp này có những rủi ro gì?
Trả lời thắc mắc trên, Luật sư Đỗ Hữu Đĩnh, Giám đốc Công ty Luật TNHH Việt Kim cho biết :
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định về lao động chưa thành niên: “Lao động chưa thành niên là người lao động chưa đủ 18 tuổi.”
Đây là đối tượng lao động đặc thù nên khi có nhu cầu sử dụng lao động chưa thành niên thì DN phải tuân thủ nguyên tắc quy định tại Điều 144 Bộ Luật Lao động 2019 và Thông tư số 09/2020/TT-TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về lao động chưa thành niên nhằm bảo đảm sự phát triển bình thường về thể lực, trí lực và nhân cách của lao động chưa thành niên.
Trong tình huống của độc giả có các rủi ro pháp lý như sau:
1. Giao dịch việc làm thông qua Trung tâm giới thiệu việc làm tự phát – đơn vị không được cấp phép bởi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Mức độ uy tín, độ tin cậy không cao sẽ không đảm bảo được các quyền lợi hợp pháp, khách quan, minh bạch cho người được tư vấn, giới thiệu việc làm.
Trên thực tế, các Trung tâm giới thiệu việc làm chính thức được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Việc làm 2013 và Nghị định số 196/2013/NĐ-CP quy định thành lập và hoạt động của Trung tâm dịch vụ việc làm.
Theo đó nhiệm vụ chủ yếu của các Trung tâm dịch vụ việc làm chính thức là: Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Vì vậy, nội dung tư vấn của Trung tâm giới thiệu việc làm tự phát mà bạn đã nêu là trái quy định của luật đã thể hiện được mức độ tin cậy thấp của Trung tâm này, bạn cần hết sức cảnh giác khi tin tưởng và lựa chọn để tìm kiếm việc làm cho con bạn.
2. Việc sử dụng lao động chưa thành niên của DN tương tự như trường hợp của con bạn tùy vào tính chất mức độ nghiêm trọng của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính mức phạt từ lên đến 75 triệu đồng theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về lao động chưa thành niên.
3. Hành vi sửa CCCD nhằm hợp thức hóa hồ sơ giấy tờ lao động: Có dấu hiệu của hành vi sử dụng giấy tờ tài liệu giả để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, mức độ nặng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan tổ chức quy định tại Điều 341 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)
Với tư cách là người giám hộ, đại diện hợp pháp của người lao động chưa thành niên, Luật sư cho rằng bạn phải hết sức cẩn trọng, cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn công việc và nơi làm việc phù hợp với độ tuổi của con bạn và không trái quy định pháp luật.
Người lao động khởi kiện ở những trường hợp nào sẽ được miễn tạm ứng án phí và án phí?
Khi người lao động khởi kiện thì tạm ứng án phí, án phí là vấn đề được đặc biệt quan tâm. |
Trường hợp nào người lao động vi phạm nội quy mà không bị xử phạt?
Độc giả của Tạp chí Lao động và Công đoàn đặt câu hỏi: Người sử dụng lao động không thông báo với người lao động ... |
NLĐ phải bồi thường lên đến 3 tháng lương nếu làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc
Người lao động (NLĐ) sơ suất làm hỏng dụng cụ, thiết bị làm việc gây thiệt hại tài sản của công ty thuộc một trong ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
Phóng sự điều tra - 15/11/2024 20:50
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam
Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Phóng sự điều tra - 13/11/2024 14:33
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?
Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Phóng sự điều tra - 08/11/2024 14:32
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm
Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
- Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
- Trên 90% bệnh nhân hài lòng: Thành quả từ sự đồng lòng của cán bộ, viên chức ngành Y
- 06 cách giúp công nhân lao động thêm việc thêm tiền
- Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
- Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?