Vụ học sinh bị làm công nhân: Kỷ luật Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn
Pháp luật lao động - 22/10/2023 09:50 MINH KHÔI
Ngày 6/10/2023, Ban Thường vụ Thị ủy Bỉm Sơn ban hành Quyết định số 1828/QĐ-UBND về việc xử lý kỷ luật đối với ông Hứa Xuân Hương – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn.
Theo đó, ông Hương chịu hình thức kỷ luật khiển khách vì vi phạm, khuyết điểm trong việc tổ chức đưa học sinh đi thực hành, thực tập không đúng quy định gây mất uy tín của nhà trường.
Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, Thanh Hoá - Ảnh: Minh Khôi |
Cũng trong vụ việc này, UBND thị xã Bỉm Sơn kỷ luật khiển trách ông Nguyễn Văn Đức, Trưởng khoa Giáo dục nghề nghiệp, Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn vì đã vi phạm, khuyết điểm trong việc tham mưu đưa học sinh đi thực hành, thực tập không đúng quy định gây mất uy tín của nhà trường.
Trước đó, tháng 8/2023, Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn đã đăng tải loạt phóng sự điều tra dài kỳ với tiêu đề “Học sinh thực tập làm công nhân”, phản ánh việc các cháu học sinh Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn được đưa đi thực tập song thực tế bị đưa vào làm công nhân tại một số nhà máy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang.
Loạt bài điều tra trên laodongcongdoan.vn
|
Các cháu phải làm việc quá thời giờ quy định dành cho lao động chưa thành niên, phải làm đêm và có dấu hiệu bị cưỡng bức lao động...
Số liệu thống kê trên các nền tảng mạng xã hội của Tạp chí, loạt bài thu hút hơn 2,5 triệu lượt xem và hàng nghìn bình luận của độc giả.
Ngày 28/8/2023, bà Nguyễn Thị Việt Hương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao đông – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB & XH) ký công văn đề nghị Sở LĐ-TB & XH tỉnh Thanh Hóa kiểm tra, làm rõ thông tin, báo cáo kết quả trước ngày 8/9/2023 để báo cáo Bộ LĐ-TB & XH.
Đồng thời, đề nghị tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của Sở để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật.
Công văn của Tổng Cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐ-TB&XH sau loạt bài điều tra trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (laodongcongdoan.vn) |
Cùng ngày, UBND tỉnh Thanh Hoá có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của ông Đầu Thanh Tùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.
Theo đó, lãnh đạo tỉnh Thanh Hoá giao Sở LĐ-TB&XH tỉnh chủ trì, phối hợp với UBND thị xã Bỉm Sơn và các đơn vị có liên quan kiểm tra, xác minh làm rõ các nội dung thông tin Tạp chí Lao động và Công đoàn phản ánh. Căn cứ kết quả kiểm tra, xác minh, khẩn trương có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý sai phạm hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các sai phạm (nếu có).
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao Sở LĐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan, thực hiện kiểm tra, rà soát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (trường cao đẳng, trung cấp) trên địa bàn tỉnh trong việc đưa học sinh, sinh viên đi thực hành, thực tập… để kịp thời có các biện pháp chấn chỉnh, xử lý các sai phạm (nếu có).
Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn ngay sau khi loạt phóng sự điều tra được đăng tải, ông Hứa Xuân Hương – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn nói: “Cái gì sai chúng tôi sẽ nghiên cứu và sẽ khắc phục”.
Ông Hương thừa nhận trường sai sót khi ký hợp đồng đưa học sinh đi thực tập với một công ty cung ứng lao động, để rồi các cháu 16, 17 tuổi "bị bán" qua nhiều công ty cung ứng; bị yêu cầu khai khống tuổi và buộc phải giấu “thân phận” thực tập sinh để vào làm công nhân thời vụ tại các nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, dù ngành học chẳng hề liên quan.
Hệ lụy là các cháu đang “tuổi ăn, tuổi lớn” phải làm 9-10 tiếng mỗi ngày, 45-50 tiếng mỗi tuần và làm đêm triền miên như... người lớn. Nhiều cháu bị ốm, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, buộc phải xin dừng lại, gọi bố mẹ ra đón về.
Ông Hoàng Ngọc Trung - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá cũng khẳng định nhà trường đã sai từ khi đặt bút ký hợp đồng đưa học sinh đi thực tập với một công ty chẳng hề có nhà xưởng, kéo theo nhiều cái sai sau đó, đã được chỉ ra trong loạt phóng sự điều tra của Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Trao đổi với phóng viên chiều 21/10/2023, ông Trung cho biết sau vụ việc tại Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá đã tiến hành kiểm tra, rà soát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn trong việc đưa học sinh, sinh viên đi thực hành, thực tập…
“Chúng tôi đang hoàn tất báo cáo. Khi có báo cáo cụ thể, chúng tôi sẽ thông tin tới Tạp chí Lao động và Công đoàn”, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thanh Hoá cho hay.
Vụ học sinh bị làm công nhân: “Cảm ơn Tạp chí LĐ&CĐ phát hiện, phản ánh kịp thời” Để làm rõ các nội dung Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn phản ánh trong loạt phóng sự điều tra “Học sinh ... |
Vụ học sinh bị làm công nhân: UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo khẩn Lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan vụ việc Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn đưa ... |
Khẩn trương kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân trong vụ học sinh bị làm công nhân Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thanh Hóa đề nghị Trường Trung cấp Nghề Bỉm Sơn khẩn trương thực hiện ... |
Tin cùng chuyên mục
Phóng sự điều tra - 29/11/2024 18:47
Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi
Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Phóng sự điều tra - 21/11/2024 16:27
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn
Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Thôi việc ngay do tinh giản biên chế có được trợ cấp tiền lương?
- Đừng sợ Lý Thông nợ lương! Thạch Sanh đã có lời giải
- Người “truyền lửa” nhiệt huyết cho Công đoàn BIDV Hồng Hà
- Công đoàn quyết tâm đổi mới, tích cực sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công tác
- Tỷ lệ nội địa hoá xe VinFast đạt hơn 60%, hướng tới 84% vào năm 2026